10/01/2025

Dĩa cơm đến với người bệnh nghèo

Làm ngành y, chứng kiến nhiều bệnh nhân, thân nhân gia cảnh khó khăn cả về chi phí chữa trị và ăn uống, chi tiêu khi nằm viện, các y bác sĩ ở TP.HCM cùng nhau vận động đồng nghiệp, người quen góp những dĩa cơm dành cho người bệnh nghèo.

 

Dĩa cơm đến với người bệnh nghèo

Làm ngành y, chứng kiến nhiều bệnh nhân, thân nhân gia cảnh khó khăn cả về chi phí chữa trị và ăn uống, chi tiêu khi nằm viện, các y bác sĩ ở TP.HCM cùng nhau vận động đồng nghiệp, người quen góp những dĩa cơm dành cho người bệnh nghèo.


 

 


Nhân viên BV đa khoa tỉnh Đắk Lắk phát phiếu dùng cơm miễn phí cho người bệnh /// Ảnh: CTV

 

 

Nhân viên BV đa khoa tỉnh Đắk Lắk phát phiếu dùng cơm miễn phí cho người bệnhẢNH: CTV

 

Khởi đầu vào ngày 1.4.2015 với 175 dĩa cơm/tuần, đến nay có đến 1.386 dĩa cơm/tuần đưa đến nhiều bệnh viện (BV) để hỗ trợ người bệnh, thân nhân nghèo. Chương trình ngày một lan tỏa, vươn ra khỏi TP.HCM đến với tỉnh xa.
Giúp người bệnh còn để bác sĩ nhân ái hơn
Trước đó, tại một quán cà phê bên bờ kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè, một nhóm bác sĩ và những người bạn ngồi bàn việc quyên góp để mua cơm giúp người bệnh nghèo, thân nhân tại các BV. Sau đó nhóm lấy tên là “Chương trình Dĩa cơm trên tường”.
TS-BS Võ Xuân Sơn – Trưởng ban tổ chức của chương trình này chia sẻ: “Chúng tôi muốn làm việc này ngoài giúp người bệnh nghèo và thân nhân của họ; còn để các y bác sĩ, nhất là những người trẻ tiếp xúc, thấy được những mảnh đời khó khăn của người bệnh, để y bác sĩ có sự cảm thông, chia sẻ và thương yêu người bệnh hơn”.
 
 
Dĩa cơm đến với người bệnh nghèo - ảnh 2

Ngoài việc giúp người bệnh nghèo đang điều trị tại các BV và thân nhân của họ; còn để các y bác sĩ, nhất là những người trẻ tiếp xúc, thấy được những mảnh đời khó khăn của người bệnh, để y bác sĩ có sự cảm thông, chia sẻ và thương yêu người bệnh hơn

Dĩa cơm đến với người bệnh nghèo - ảnh 3
 

TS-BS Võ Xuân Sơn

 

Ban đầu số lượng dĩa cơm còn ít nên chương trình chỉ hỗ trợ bệnh nhân (BN) ở BV Chợ Rẫy và Nhi đồng 1, đến nay đã mở rộng đến các BV khác: Nhi đồng 2, Trưng Vương, Bệnh nhiệt đới, Tâm thần TP, Nguyễn Tri Phương và BV Q.Thủ Đức.

Toàn bộ số tiền quyên góp được sẽ chuyển thành dĩa cơm. Những phiếu dùng cơm này được tình nguyện viên của chương trình hoặc nhân viên BV phát trực tiếp cho BN, người nuôi bệnh. Các BN, người nhà sẽ được dùng suất ăn trị giá 25.000 đồng/phần, tại căng tin của BV hoặc các quán cơm gần BV (có chứng nhận đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, có hợp tác với chương trình).
“Toàn bộ số tiền quyên góp được sẽ dùng mua cơm, công khai cho mọi người rõ; còn chi phí tổ chức, đi lại thì những anh em làm chương trình lo, không dùng từ tiền quyên góp”, TS-BS Xuân Sơn nói.
Lan tỏa
Theo TS-BS Xuân Sơn, tại TP.HCM, bước đầu chỉ có một số ít bác sĩ, nhân viên y tế và những người thân tham gia chương trình. Nhưng không lâu sau có rất nhiều người đồng hành: bác sĩ, giới văn nghệ sĩ, các nhà hảo tâm, kiều bào…
Đến tháng 6.2016, các thành viên làm chương trình nghĩ ra việc tổ chức Đêm nhạc Blouse trắng để quyên góp cho Dĩa cơm trên tường. Đêm nhạc tổ chức vào tối thứ bảy hằng tuần, từ 20 – 22 giờ. Các anh em trong ngành y tham gia ca hát, chơi đàn; sau đó đã lan tỏa và có nhiều nghệ sĩ, nhà hảo tâm… tham gia.
Dĩa cơm đến với người bệnh nghèo - ảnh 4

TIN LIÊN QUAN

Khi bác sĩ ở Sài Gòn… học võ

Gõ cụm từ “hành hung nhân viên y tế”, Google cho ra hơn 1,7 triệu kết quả. Hành hung nhân viên y tế hiện nay là vấn đề trăn trở của các bệnh viện (BV) và lãnh đạo ngành y. Câu hỏi là làm thế nào để tránh sự hành hung của bệnh nhân và thân nhân? 
Ban đầu Đêm nhạc Blouse trắng tổ chức tại một quán cà phê ở đường Trường Sơn, Q.10, sau đó chủ một doanh nghiệp đã dành nguyên một tầng miễn phí tại quán cà phê của ông ở Q.1 để tổ chức Đêm nhạc Blouse trắng nhằm giúp BN nghèo. “Nhiều bác sĩ lâu nay chỉ lo công việc, phòng mạch, nhưng khi biết và tham gia chương trình Dĩa cơm trên tường, họ giảm bớt thời gian làm phòng mạch, rồi nhiều bác sĩ ở xa cũng đến với chương trình. Tất cả họ đến vì những người bệnh nghèo”, TS-BS Sơn nói.
Thấy chương trình ở TP.HCM có ý nghĩa thiết thực, các y bác sĩ ở Đắk Lắk cũng nhờ chương trình ở TP.HCM tư vấn, hỗ trợ ra đời Dĩa cơm trên tường ở tỉnh này. “Ban đầu chúng tôi hỗ trợ chương trình ở Đắk Lắk 3.000 dĩa cơm để họ làm vốn; sau đó họ tiến hành làm độc lập”, TS-BS Xuân Sơn cho biết.
Bác sĩ Phạm Hòa Anh (người sáng lập nhóm và là Trưởng ban điều hành chương trình Dĩa cơm trên tường Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) cho biết: “Chương trình tại Đắk Lắk triển khai được 5 tháng, hiện hỗ trợ bữa ăn cho BN ở 3 BV của tỉnh, với tổng cộng 2.700 suất ăn/tháng. Có 5 y bác sĩ tại địa phương và khoảng 20 người ngoài ngành tham gia”.
Về cái tên nghe là lạ “Dĩa cơm trên tường”, TS-BS Xuân Sơn cho biết: Xuất phát từ ý tưởng của đồng nghiệp là bác sĩ Huỳnh Thanh Hiển (BV Tâm thần, TP.HCM) về câu chuyện “ly cà phê trên tường” đăng tải trên mạng internet rằng: tại một quán cà phê ở Ý, những vị khách (có điều kiện) vào uống cà phê rồi gọi thêm 1 ly cà phê tượng trưng dán trên tường (dán tờ giấy lên tường), trả tiền cả 2 ly. Mục đích để khách không có điều kiện vào quán lấy tờ giấy dán trên tường để dùng cà phê miễn phí. Từ câu chuyện đó, tôi, bác sĩ Hiển và các đồng nghiệp, bạn bè lập chương trình Dĩa cơm trên tường.


 

Thanh Tùng