Tại châu Âu, nhiều tổ chức và đại học đã kết nối để sinh viên có được chỗ ở miễn phí, đổi lại là vài giờ làm việc tình nguyện/tuần.
Độc đáo chương trình 1 giờ tình nguyện/1 mét vuông chỗ ở
Tại châu Âu, nhiều tổ chức và đại học đã kết nối để sinh viên có được chỗ ở miễn phí, đổi lại là vài giờ làm việc tình nguyện/tuần.
Vừa quét lá trong vườn bên cạnh bà Claire, 74 tuổi, chàng sinh viên người Ý Luca vừa vui vẻ kể với tuần báo Coopération: “Lúc trước tôi chưa từng làm vườn nhưng giờ thì rành lắm rồi. Chăm sóc cây cỏ cũng là một cách giải trí để giảm bớt áp lực của bài vở”.
Từ ngày 12.2, thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, công an, thanh niên tình nguyện hoàn thành dự án phát triển kinh tế – xã hội sẽ được hỗ trợ đào tạo nghề.
Dịp “giải trí” này thật ra là phần việc mà anh làm hằng tuần để đổi lại chỗ ở miễn phí trong thời gian theo học tại TP.Geneva, Thuỵ Sĩ. Luca, 24 tuổi, đang học chương trình thạc sĩ về quan hệ quốc tế tại Đại học Genève.
Như rất nhiều bạn bè, anh gặp không ít khó khăn khi tìm thuê chỗ ở: ký túc xá quá ít chỗ; phòng trọ cho sinh viên thuê thì giá vừa cao, vừa hiếm. May mắn là từ hơn một năm nay, Đại học Genève đã thực hiện chương trình 1 giờ/1 m2: những sinh viên tình nguyện phụ đỡ, chăm sóc người cao tuổi sẽ được cấp phòng miễn phí ngay tại nhà của người mà mình hỗ trợ. Diện tích phòng tùy thuộc vào thời gian “làm việc”. Chẳng hạn, căn phòng của Luca ở nhà bà Claire rộng 16 m2 nên quy định đối với anh là 16 giờ/tháng, tức 4 giờ/tuần.
Người thân trong nhà
Ngoài góp sức làm vườn, Luca còn là “thầy” tin học cho vị gia chủ vốn là một nhà xã hội học đã về hưu. “Bài” mới nhất là chép dữ liệu từ máy tính vào USB còn trước đó là cách sử dụng máy in mới mua. Bà Claire cho biết: “Tôi biết thông tin về chương trình 1 giờ/1 m2 qua báo chí. Đây là một ý tưởng rất hay. Có thêm người ở cùng giúp tôi yên tâm hẳn. Đó là chưa kể, thường xuyên gặp gỡ, trò chuyện với Luca làm tôi cảm thấy mình trẻ hơn nhiều so với tuổi”. Chàng sinh viên và nhà xã hội học hưu trí cách nhau đúng 50 tuổi, nhưng những dịp cùng ăn trưa vào cuối tuần họ lại trò chuyện thân mật như bạn bè lâu năm.
Một trường hợp khác là anh Timo Marcel Albrecht, sinh viên người Đức, 22 tuổi. Tháng 2.2016, Timo đến Geneva nhưng vất vả suốt 2 tuần vẫn không tìm được chỗ trọ. May mắn là bà Sabine Estier Thévénoz, người phụ trách chương trình 1 giờ/1 m2 đã giới thiệu Timo với bà Elena Flahault-Rusconi, nữ luật gia 58 tuổi sắp về hưu. Căn phòng của anh sinh viên người Đức rộng 12 m2 nên đổi lại là 3 giờ “phụ một tay” hằng tuần cho những việc lặt vặt trong nhà. Ngoài ra, bà Flahault-Rusconi cho biết giữa bà và Timo còn có một “quy định” riêng: “Tôi nói chuyện với Timo bằng tiếng Đức, nếu sai, cậu ấy sẽ sửa. Ngược lại, Timo cũng dùng tiếng Pháp để trao đổi với tôi. Cả hai ngày càng giỏi ngoại ngữ!”.
Ngoài Thuỵ Sĩ, một số nước châu Âu khác như Đức, Pháp, Tây Ban Nha cũng có những chương trình tương tự. Tại Đức và Pháp, những chương trình này do các tổ chức thực hiện, như Wohnen für Hilfe, Le Parisolidaire…
Rất nhiều bạn sinh viên sau một thời gian đã xem chủ nhà như người thân. Sinh viên 24 tuổi người Trung Quốc tên Lâm Tân trìu mến nói về “bà ngoại” 91 tuổi của mình tại Paris (Pháp): “Ngày đầu tôi dọn đến, bà đã cùng vài người hàng xóm làm một bữa tiệc nho nhỏ để chào đón tôi. Sống với bà, tôi ăn uống, học hành đúng giờ giấc hơn. Tuy vẫn giữ sự độc lập, mỗi người có ngăn tủ lạnh riêng và tự nấu ăn theo khẩu vị nhưng chúng tôi vẫn hay cùng ngồi xem truyền hình và ăn tối. Điều tôi thích nhất là nghe bà kể những kỷ niệm xưa, lúc nước Pháp còn chiến tranh hay về thời gian bà làm phóng viên”.
Trẻ em thường trốn tránh việc chải răng, trong khi đa phần đều thích ca hát và nhảy múa. Vì vậy, sự kết hợp giữa âm nhạc với chải răng là biện pháp hiệu quả giúp cho việc đánh răng của trẻ trở nên thú vị và hữu ích về sức khỏe răng miệng.
Tổ chức bài bản
Bà Sabine Estier Thévenoz giải thích với tờ Tribune de Genève về ý tưởng giúp lập ra chương trình 1 giờ/1 m2: “Mỗi năm học, Geneva có khoảng 600 sinh viên thiếu chỗ ở, trong khi đó, theo số liệu thì có gần 13.300 người tại thành phố này và các vùng ngoại ô sống một mình trong nhà hoặc căn hộ có 4, 5 phòng”. Phần lớn trong số đó là những người cao tuổi vì ở phương Tây, con cái khi đã 18 tuổi thường không ở cùng cha mẹ nữa. Ngoài nỗi lo không ai giúp đỡ khi trái gió trở trời, nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy người lớn tuổi phải sống trong cô độc sẽ dễ tăng nguy cơ mắc bệnh. Theo bà Thevenoz, chương trình 1 giờ/1 m2 chính là giải pháp hiệu quả cho cả hai vấn đề nói trên.
Chủ nhà tham gia chương trình ngoài người cao tuổi còn có thể là người khuyết tật, gia đình đơn chiếc có con nhỏ… Vì thế, các bạn trẻ có thể tham gia nhiều hoạt động đa dạng như phụ làm việc nhà, hướng dẫn dùng máy vi tính, đến dẫn chó đi dạo, cho mèo ăn…
Nhiều cụ chủ nhà chỉ cần sinh viên dành thời gian cùng đi dạo, chơi cờ hay ăn chung một bữa ăn gia đình để họ đỡ cô đơn. Những người cao tuổi hay khuyết tật tham gia chương trình đều còn đủ sức khoẻ để tự đảm bảo sinh hoạt cá nhân.
Một sinh viên tham gia chương trình 1 giờ/1 m2 cùng gia chủẢNH: TRIBUNE DE GENÈVE
Sinh viên không được nhận chăm sóc người bệnh vì việc này cần người có chuyên môn. Đại học Genève sẽ nhận hồ sơ từ 2 phía và xem xét để chọn ra những bộ đôi “chủ nhà – sinh viên” thích hợp. Khi hợp đồng được ký (thường với thời hạn 1 năm), trường vẫn sẽ theo dõi và sau 3 tuần ở chung đầu tiên sẽ mời cả 2 đến thảo luận để xem mọi việc diễn ra có ổn thoả hay không.
Tuy cách thức có đôi chút khác biệt nhưng những chương trình dạng này tại các nước đều có những biện pháp kiểm tra kỹ lưỡng để tránh xảy ra tiêu cực như bóc lột, trộm cắp hay những chuyện không hay khác. Mục tiêu lớn nhất là vừa mang lại lợi ích sát sườn cho cả hai bên tham gia vừa khuyến khích thanh niên tích cực hơn với các hoạt động xã hội và tình nguyện, tích luỹ thêm vốn sống, kỹ năng cũng như biết quan tâm, lắng nghe và học được tinh thần chia sẻ.
Các bạn học sinh, sinh viên VN du học tại châu Âu có thể tìm hiểu về các chương trình phụ giúp người cao tuổi để có chỗ ở miễn phí của các đại học hoặc tổ chức sau: