Sảo Phong, Cao Trạch, Mã Thượng là 3 thôn của xã Phong Hóa (H.Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình) nằm ở bờ nam sông Gianh. Từ xưa đến nay, hơn 3.000 người dân của 3 thôn này muốn đến với bên ngoài chỉ còn cách đi đò ngang. Mãi đến tận đầu năm 2016 ở ngay bến đò Sảo Phong mới có một cầu phao dân sinh bắc qua, nhưng cũng chỉ giúp được người đi bộ hoặc các phương tiện thô sơ, xe máy vượt sông. Để giúp việc học hành của con em 3 thôn nam sông Gianh thuận lợi, Phòng GD-ĐT Tuyên Hoá đã mở một điểm trường tiểu học ngay tại thôn Sảo Phong, sau này phát triển thành trường độc lập là Trường tiểu học Phong Hoá 2.
Trường tiểu học Phong Hoá 2 có 145 học sinh (HS) thì 96 em thuộc hộ nghèo. Cô Phạm Thị Lệ Thuỷ, Phó hiệu trưởng phụ trách nhà trường, chia sẻ khi đến nhà N.N.S (HS lớp 5A), cô không cầm được nước mắt vì chứng kiến cái nơi được gọi là… nhà: Một cái giường rách nát, chạn bếp chỉ có 2 cái nồi bên trong không có gì. Nhưng cũng chỉ mình ông ngoại em (phải đi xe lăn) được ở “nhà”. Còn em cùng người em ruột và hai người chị họ và bà ngoại sống trên cái bè nhỏ trên sông.
Một bài viết phòng chống tham nhũng của nữ sinh Đặng Thị Anh Thư, học sinh lớp 11A1 Trường THPT Cây Dương (tỉnh Hậu Giang), đang tạo sức hút mạnh từ dư luận khi nêu bật được tình trạng nhức nhối này trong xã hội hiện nay.
Nhiều HS khác của Trường tiểu học Phong Hoá 2 có hoàn cảnh cũng rất đáng thương. Nhà của H.T.P (lớp 4) và H.D.K (lớp 2) là một túp lều trên nền đất, mái lợp tranh. “Với những HS này thì các thầy cô không dám đòi hỏi nhiều ở các em. Các em chịu đến trường là thầy cô vui rồi. Về nhà HS không học được thì lên lớp thầy cô sẽ dành thêm thời gian giúp củng cố bài”, một giáo viên tâm sự.
Đầu tháng 11.2016, sau đợt lũ, cô Lệ Thuỷ đã chụp ảnh gia cảnh của một số HS đặc biệt khó khăn rồi đưa lên mạng xã hội để mong cộng đồng sẻ cơm nhường áo cùng các em. “Tôi nghĩ các em đang sống trong tận cùng của cái khổ giữa cái xã hội văn minh đang phát triển như vũ bão nên viết bài đăng lên mạng xã hội. Thật không ngờ vừa đăng đã có hàng chục lượt chia sẻ, hàng chục lời thăm hỏi, động viên, có người gọi điện hứa sẽ tới thăm và trao quà cho gia đình các em. Tôi mừng đến chảy nước mắt. Một niềm vui khó tả len lỏi trong trái tim tôi. Hôm sau, hôm sau nữa, tin nhắn, điện thoại liên tục reo hỏi thăm, chia sẻ, nhờ dẫn đường…”, cô Thủy tâm sự.
Để học sinh có hứng thú học tiếng Anh và mong muốn dân ca ví dặm sẽ lan toả ra thế giới, cô Đặng Thị Anh Phương đã tự sáng tác và chuyển lời tiếng Anh bằng các điệu ví dặm tập cho các em hát.
Thấy có lỗi trước hoàn cảnh của trò
Mãi đến năm 2012 xã Lâm Hóa mới có trường mầm non, nhưng cũng chỉ vài năm gần đây các cô giáo mới tổ chức cho HS ăn bán trú. Việc huy động người dân đóng góp tiền ăn cho HS (dù bằng hiện vật như gạo, rau, trứng…) là điều các cô không bao giờ mơ tưởng. Rau thì các cô tự trồng, gạo và thức ăn các cô phải tự kiếm từ nhiều nguồn. “Mỗi tháng HS được 120.000 đồng tiền Chính phủ hỗ trợ, vậy là được 10 ngày ăn. Còn hơn 10 ngày nữa chúng tôi phải xoay đủ kiểu. Các cô nuôi heo tiết kiệm, mỗi tháng mỗi cô bỏ vào đó 10.000 đồng hoặc nhiều hơn tùy tâm, đến khai giảng năm học đập heo lấy tiền mua nồi, bát đĩa, chăn gối… cho HS. Hiệu trưởng là “con nợ”, cần gì cho HS thì cứ ra các hàng ký nợ, bao giờ xoay được tiền thì trả”, cô Đinh Thị Bích Ngọ, Hiệu trưởng Trường mầm non Lâm Hoá, tâm sự.
Theo các cô giáo, kể từ ngày Lâm Hoá tổ chức được bếp ăn bán trú cho HS mẫu giáo 3 – 5 tuổi thì tỷ lệ trẻ đi học chuyên cần tăng đột biến, thậm chí đạt 100% trẻ đến trường. Ở các bản lẻ trường không nhận HS nhà trẻ nhưng nhiều nhà vẫn gửi, vì chỉ đến trường trẻ mới có được bữa ăn tươm tất. “Các con thèm ăn lắm. Chỉ cơm với trứng thôi mà ăn vèo vèo. Cháo xương thì có con xin thêm tới… 5 bát con”, cô Ngọ cho biết. Nhưng theo cô Mơ, giáo viên ở điểm trường bản Kè, thì để đạt được tỷ lệ chuyên cần 100% các cô phải chia nhau đi đến tận nhà dân để đón HS.
Những ngày cuối năm, công việc tại các trường, công ty cũng tất bật, thế nhưng những tiến sĩ, trưởng khoa, những vị giám đốc vẫn dành thời gian để đi học khởi nghiệp.
Cao Quảng thì ở vùng thấp hơn, lại nằm dọc sông Rào Nan, nên luôn chịu lũ lụt nặng nề nhất huyện (lũ năm 2010 riêng nơi đây Chính phủ phải dùng trực thăng cứu trợ). Hễ có lũ là xã bị cô lập, thậm chí ngay trên địa bàn cũng có những xóm bị cô lập cục bộ. “Năm nay, đợt lũ đầu tiên, tôi và cô Lý phóng xe máy lên Phú Ninh, một xóm nằm bên kia sông Rào Nan. Trường có 7 em sống ở bên đó. Bình thường các em đi học bằng đò, nhưng lũ lên to quá đò không sang được. Tôi và cô Lý nhìn các em đứng ở bờ bên kia mà chảy nước mắt. HS phải nghỉ học khoảng một tuần. Sau khi nước rút thì đò sang được, chúng tôi vận động phụ huynh đưa HS sang bên này gửi tạm, bao giờ hết hẳn lũ mới đưa về”, cô Đoàn Thị Minh, Hiệu trưởng Trường tiểu học Cao Quảng, kể.
Cô Minh mới được luân chuyển về Cao Quảng từ đầu năm học này. Đi nhiều nhưng cô chưa thấy nơi nào dân nghèo và khổ như ở Cao Quảng. “Dạy học ở vùng được phụ cấp ưu đãi nên lương nhiều cô cũng khá so với đời sống của người dân ở đây. Nhưng các cô dạy mà lúc nào tâm cũng không yên. Nỗ lực đến mấy mình vẫn thấy có lỗi với các em khi cảnh nhà các em vẫn cứ mãi cơ cực. Thôi thì cố làm cho các em vui được ở trường chút nào hay chút đó”, cô Minh tâm sự.
Bộ GD-ĐT công bố bộ đề thi thử nghiệm lần 2, gồm 9 môn: toán, văn, ngoại ngữ, lý, hoá sinh, sử, địa, giáo dục công dân. Trong đó ngoại ngữ gồm các tiếng: Anh, Nhật, Trung, Đức, Nga, Pháp.