15/11/2024

Chia sẻ cùng thầy cô: Dạy học ở vùng sông nước phương Nam

Khi vào nghề sư phạm, thử thách đầu tiên với cô giáo Phạm Thị Nhung là kiên trì làm quen môi trường sông nước Cà Mau, học bơi lội, kỹ năng lái vỏ lãi đến từng gia đình vận động con em đồng bào người Khmer đến trường.

 

Chia sẻ cùng thầy cô: Dạy học ở vùng sông nước phương Nam

Khi vào nghề sư phạm, thử thách đầu tiên với cô giáo Phạm Thị Nhung là kiên trì làm quen môi trường sông nước Cà Mau, học bơi lội, kỹ năng lái vỏ lãi đến từng gia đình vận động con em đồng bào người Khmer đến trường.




Cô giáo Nhung đã có gần 20 năm dạy học cho trẻ em vùng sông nước Cà Mau  /// Ảnh: P.Hậu

 

Cô giáo Nhung đã có gần 20 năm dạy học cho trẻ em vùng sông nước Cà MauẢNH: P.HẬU

Đem con chữ đến với trẻ em Khmer
Cô giáo Phạm Thị Nhung, hiện là giáo viên Trường tiểu học 2 Khánh Bình Tây (xã Khánh Bình Tây, H.Trần Văn Thời, Cà Mau), đã có gần 20 năm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục, đem con chữ và tri thức đến đồng bào dân tộc Khmer nơi vùng sông nước địa đầu Tổ quốc.
Chia sẻ cùng thầy cô: Dạy học ở vùng sông nước phương Nam - ảnh 1

TIN LIÊN QUAN

Nửa đêm đưa học sinh đến trường

“Mấy hôm nay trời mưa, đường trơn nên phải dậy sớm hơn một chút để kịp đưa các em đến lớp”, thầy Phạm Quốc Tuấn, Hiệu trưởng Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Đăk Roong (H.K’Bang, Gia Lai) nói.


Cô giáo Nhung quê gốc ở H.Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định nhưng gia đình quá nghèo nên học xong lớp 9 đã chuyển vào Cà Mau nhờ người thân họ hàng cưu mang để có cơ hội tiếp tục đến trường. Giấc mơ trở thành giáo viên đứng trên bục giảng truyền thụ kiến thức cho học sinh đến từ khát khao cháy bỏng được học tập dù phải sống xa gia đình. Nhưng chính những khó khăn ấy giúp cô Nhung trui rèn ý chí, bản lĩnh vượt qua muôn vàn thử thách khi chập chững bước vào nghề giáo nơi vùng sông nước.
Nhớ lại ngày chập chững bước vào nghề giáo gần 20 năm trước, cô Nhung kể nơi công tác đầu tiên là điểm lẻ Trường tiểu học Nông trường Khánh Hà, tiền thân của Trường tiểu học 2 Khánh Bình Tây ngày nay, nằm ở địa bàn heo hút, bốn bề sông nước mênh mông.
Để đến nơi dạy học, cô Nhung phải đi vỏ lãi rồi tiếp tục đi bộ men theo những bờ kênh, các bãi lau sậy sình lầy cùng học sinh đến lớp. “Kỷ niệm khi bước vào nghề giáo là lớp học tạm bợ, mái lợp bằng lá cây, lội bộ qua những khu sình lầy, tự kiếm thân cây chuối kết thành bè mảng neo giữ các điểm ngập sâu cho cô trò thuận tiện đi lại. Quanh năm xắn quần, lội sình lầy nên có đôi dép mua vài năm không hỏng vì chẳng mấy khi dùng đến”, cô Nhung kể lại bằng giọng điệu hài hước.
Cô giáo miền Bắc, học trò miền Nam, chủ yếu là con em đồng bào Khmer nên cô Nhung phải mất khá nhiều thời gian dạy các em nói tiếng Kinh và làm quen với nhiều phương ngữ.


Nhiều sáng kiến trong dạy học
Có dịp ghé thăm ngôi trường cô Nhung đang công tác và lắng nghe những chia sẻ từ đồng nghiệp, chúng tôi càng thấm thía sự hy sinh, tâm huyết của cô giáo miền Bắc dạy học nơi vùng sông nước phương nam. Địa bàn chủ yếu là người đồng bào dân tộc Khmer nghèo khó, ít gia đình quan tâm đưa con em đến trường. Nếu cho con đi học, chỉ cần con thuộc nhớ mặt chữ là gia đình đã cho nghỉ học để cùng ba mẹ đánh bắt tôm cá mưu sinh qua ngày.
Không đành lòng nhìn cuộc đời, tương lai của những trẻ em Khmer cơ cực vất vả lênh đênh trên con nước khi không có ước mơ, khát vọng về nghề nghiệp ổn định cho tương lai, những ngày dạy học ở điểm lẻ, cô Nhung không quản thời gian trưa tối, nhờ học sinh chỉ đường đến từng nhà đồng bào dân tộc Khmer vận động cho trẻ đến trường học chữ.
Chia sẻ cùng thầy cô: Dạy học ở vùng sông nước phương Nam - ảnh 3

TIN LIÊN QUAN

Giảng viên vừa dạy, vừa chăm em bé giúp sinh viên

Một cô nữ sinh đã vô cùng biết ơn khi được giảng viên khích lệ đi học từ lúc mang thai cho tới lúc sinh con, thậm chí giảng viên này còn giữ con giúp để sinh viên tập trung học bài, theo CBS News.


Khi trẻ đến lớp, cô giáo Nhung tiếp tục đau đáu, trăn trở với khó khăn thiếu thốn của học trò. “Nhiều em nhỏ cả tuần đến lớp chỉ mặc một bộ quần áo. Bố mẹ cho con đi học nhưng ít khi quan tâm đến con cái. Có lần, học sinh đến lớp đói đến lả người, cô giáo phải pha nước đường, chạy vào nhà dân xin cơm, mì gói cứu đói. Quần áo, sách vở cũ thì vận động, gom góp trong người thân, bạn bè đồng nghiệp mang vào tặng học sinh trong các điểm lẻ”, cô Nhung nói.
Chia sẻ với chúng tôi, cô giáo Trương Xuân Đào, Hiệu trưởng Trường tiểu học 2 Khánh Bình Tây, không chỉ ấn tượng cô Nhung về ý chí vượt khó khi còn công tác ở điểm lẻ, mà còn vì cô là giáo viên đặc biệt tâm huyết với công việc khi luôn là người “đi sớm về sau”. Ấn tượng nhất là sáng kiến kèm cặp học sinh yếu kém trong thu nhận kiến thức. Để giúp học sinh yếu kém vượt khó trong học tập, cô Nhung tình nguyện dạy thêm ngoài giờ, trái buổi để kèm riêng cho học sinh không theo kịp kiến thức, tiến độ học tập ở lớp chính khóa. Qua theo dõi, phần lớn học sinh yếu kém sau một thời gian được giảng dạy phụ đạo theo phương pháp “một cô một trò” đã tiến bộ nhanh chóng. Giải pháp này được Ban giám hiệu nhà trường nhân rộng ở các khối lớp 2 – 5. “Trong lớp thế hệ học trò là con em đồng bào dân tộc Khmer cách đây 20 năm, nhiều em đã trở thành cán bộ, giáo viên đang công tác tại nhiều trường học trong huyện này”, cô Đào chia sẻ.
Hãy chia sẻ cùng với thầy cô ở vùng biển, đảo
Chia sẻ cùng thầy cô: Dạy học ở vùng sông nước phương Nam - ảnh 4

       Tiến sĩ Võ Văn Thành Nghĩa

Khi quyết định dạy học tại vùng sông nước, biển, đảo, có lẽ thầy cô giáo cũng đã hình dung được cuộc sống vật chất tại những nơi này sẽ không được như đất liền. Theo tôi tinh thần là yếu tố quan trọng nhất… Những chuyến viếng thăm thầy cô, học sinh ở biển đảo của nhiều cơ quan, đoàn thể trong và ngoài ngành giáo dục đến từ đất liền chắc chắn sẽ mang lại cho thầy cô niềm khích lệ lớn lao. Những hoạt động vinh danh về nỗ lực và thành quả giảng dạy hy vọng cũng sẽ làm ấm lòng các “chiến sĩ giáo dục”.

Về đời sống vật chất, những hỗ trợ cho công tác dạy học như trang thiết bị dạy học, đồ dùng học tập dành cho học sinh hoặc những giúp đỡ về điều kiện y tế như cung cấp thuốc men, dụng cụ y khoa… sẽ là những chia sẻ rất thiết thực. Theo tôi, các tổ chức, đoàn thể trong xã hội chúng ta, đặc biệt các doanh nghiệp, nếu có điều kiện, nên có những chia sẻ cụ thể về tinh thần lẫn vật chất với thầy cô và sự chia sẻ này nên được thực hiện thường xuyên, không phải đợi đến chỉ một dịp vào ngày 20.11 hằng năm.
Tiến sĩ Võ Văn Thành Nghĩa – Tổng giám đốc Tập đoàn Thiên Long


 

Phan Hậu