Công nghệ đọc sách mà không cần mở sách

Trang IB Times 10.9 đưa tin, các nhà khoa học thuộc Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT) và Georgia vừa giới thiệu công nghệ giúp đọc sách mà không cần mở ra.

 

Công nghệ đọc sách mà không cần mở sách

Trang IB Times 10.9 đưa tin, các nhà khoa học thuộc Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT) và Georgia vừa giới thiệu công nghệ giúp đọc sách mà không cần mở ra.



Sắp có công nghệ đọc sách không cần lật trang sách ra ///  Ảnh: Timeout

Sắp có công nghệ đọc sách không cần lật trang sách raẢNH: TIMEOUT

Công trình nghiên cứu được đăng trên tạp chí Nature Communication cho biết hệ thống sử dụng bức xạ terahertz, có khả năng đọc xuyên thấu chữ viết ở độ dày 9 trang sách và tách bạch được 20 trang đầu tiên của một quyển sách. Công nghệ mới có nguyên tắc hoạt động như tia X tuy nhiên hoạt động tối ưu hơn khi phân biệt được mực in và giấy trắng. đồng thời tạo ra hình ảnh độ phân giải cao hơn công nghệ sóng siêu âm.
Hơn nữa, giấy và mực cho phản xạ ánh sáng khác nhau, giúp bức xạ terahertz nhận dạng được chữ viết và xác định được khoảng trống giữa từng trang giấy với kích thước nhỏ nhất là 20 micromet.
“Giờ đây, chúng ta đã nhìn được những thứ mà quang học thông thường không thể nhìn thấy, một tiến bộ vượt bậc trong lĩnh vực nhận diện hình ảnh”, Giáo sư Laura Waller, thuộc Đại học Berkeley (Mỹ), cho biết.
Công nghệ đọc sách mà không cần mở sách - ảnh 1

TIN LIÊN QUAN

Muốn sống thọ, hãy đọc sách

Với nửa giờ mỗi ngày đọc sách sẽ giúp con người sống thọ hơn 2 năm so với những người không đọc gì cả. 
Công nghệ mới khiến các nhà nghiên cứu cổ vật vô cùng thích thú. Bảo tàng Metropolitan, New York đang rất quan tâm đến dự án này khi họ có thể trích xuất những cuốn sách cổ mà họ không dám chạm vào vì sợ hỏng.
Ngoài ra, hệ thống còn phân tích được các chất liệu trên những bề mặt cực mỏng nên có thể phân tích các lớp sơn trên tác phẩm mỹ thuật hay những vật liệu cổ chồng lên nhau.
Hiện các nhà khoa học vẫn tiếp tục phát triển công nghệ với mục tiêu tăng độ chính xác của hệ thống, cải tiến nguồn phóng xạ để tăng khả năng đọc được nhiều trang giấy hơn.

 

Lan Uyên