25/12/2024

Ký ức đau buồn 15 năm vụ khủng bố 11-9

15 năm kể từ ngày 11-9-2001, ngày cả thế giới bàng hoàng và cũng là ngày khiến cả thế giới đổi thay bởi cuộc chiến chống khủng bố.

 

Ký ức đau buồn 15 năm vụ khủng bố 11-9

15 năm kể từ ngày 11-9-2001, ngày cả thế giới bàng hoàng và cũng là ngày khiến cả thế giới đổi thay bởi cuộc chiến chống khủng bố. 

 

 

 

Ký ức đau buồn 15 năm vụ khủng bố 11-9
Bức ảnh Người đàn ông rơi tự do – Ảnh: Richard Drew

Những nhà báo như chúng tôi không bỏ chạy khỏi những đám lửa, những tòa nhà đang đổ nát. Chúng tôi chạy đến bởi đó là công việc của chúng tôi, công việc ghi nhận lại lịch sử

Nhiếp ảnh gia Richard Drew

Vô số câu chuyện đã được kể, vô số bài báo đã được viết và vẫn đang có những bài viết mới…

Nhân 15 năm vụ tấn công khủng bố đẫm máu nhằm vào nước Mỹ, Tuổi Trẻ giới thiệu hai câu chuyện, cũng là nỗi ám ảnh đè nặng 15 năm qua đối với người trong cuộc.

Biểu tượng cùng cực 
của sự tuyệt vọng

Nếu phải bầu chọn một hình ảnh nói về sự tuyệt vọng của con người, có lẽ khó có ứng viên nào vượt qua bức ảnh Người đàn ông rơi tự do (The Falling Man) của nhiếp ảnh gia Richard Drew chụp ngay sau khi chiếc máy bay đâm vào toà tháp.

Bức ảnh ghi lại khoảnh khắc một người đàn ông rơi trong không trung song song với một trong hai t tháp, đầu chúi xuống đất, lao như một mũi tên.

Danh tính người đàn ông trong bức ảnh đến giờ vẫn chưa được xác thực, nhưng nhiều người tin rằng ông là nhân viên của nhà hàng Windows on the World trên tầng 106 và 107 tại toà tháp Bắc.

Bức ảnh khắc họa một cá nhân đơn độc rơi tự do trên nền một t nhà chọc trời vô cảm xúc. Đây được xem là biểu tượng cho bản năng tìm kiếm sự giải thoát của con người, dù rằng sự giải thoát ấy đi đến một kết cục thảm khốc.

Nhân kỷ niệm 15 năm sự kiện ngày 11-9, tạp chí Time đã ghi lại lời kể của tác giả bức ảnh – nhiếp ảnh gia Richard Drew của Hãng thông tấn AP.

“Tôi lấy máy ảnh ra và bắt đầu chụp. Bỗng nhiên tôi nghe thấy tiếng kêu thảng thốt của những người trong đội cứu thương: “Chúa ơi, nhìn kìa!”.

Tôi nhìn lên và thấy nhiều người đang tuyệt vọng nhảy khỏi t tháp. Và tôi ghi lại khoảnh khắc ấy” – ông Richard Drew kể lại.

“Đó là một bức ảnh tĩnh. Nó không giống với những bức ảnh đầy bạo lực trong các thảm hoạ khác. Không có máu. Không có các bộ phận cơ thể vương vãi. Không có ai đang bị bắn. Nhưng cách mọi người phản ứng dường như họ đang đồng cảm với người đàn ông này. Họ có thể đã ở trong một tình cảnh tương tự và cũng đã phải lựa chọn cách giải quyết như Người đàn ông rơi tự do: nhảy khỏi một t tháp đang bốc cháy chỉ để đến với một kết cục đau đớn khác” – tác giả bức ảnh nói.

Sáng hôm sau, khi thức dậy và nhìn thấy bức ảnh của mình trên mặt báo, Richard Drew đã không thể tưởng tượng được rằng bức ảnh của mình gây chấn động đến thế nào: hàng loạt thư của độc giả gửi về t soạn cho rằng họ không muốn con cái mình nhìn thấy bức ảnh tuy không máu me nhưng “rất đáng sợ” này.

Nỗi lòng của người 
để lọt không tặc

Ngày 11-9-2001, hai người đàn ông tới quầy vé muộn của chuyến bay số hiệu 77 của Hãng hàng không American Airlines tại sân bay quốc tế Dulles.

Khi đó ông Vaughn Allex – nhân viên – đang làm việc tại quầy. Ông đã giải quyết mọi việc theo đúng thủ tục và cho phép họ qua cửa kiểm soát.

Hai người đó chính là hai trong số năm tên khủng bố đã cướp chiếc máy bay và lao nó vào Lầu Năm Góc, giết chết 189 người trên máy bay gồm cả những kẻ khủng bố.

“Tôi không nhớ mình đã làm gì – ông Allex nhớ lại, không hề biết chuyện gì đã xảy ra cho tới hôm sau – Tôi đến chỗ làm và chẳng ai nhìn vào mắt tôi cả”.

Cấp trên đưa cho ông danh sách những người đi trên máy bay. “Tôi chỉ nhìn vào đó một giây rồi ngẩng lên: Tôi đã làm nó mà, phải không?” – ông Allex nói.

Sau khi đã rõ những chuyện xảy ra, ông Allex cho biết mọi người đều không nói chuyện với ông nữa. Ông bắt đầu nghĩ mình chính là nguyên nhân gây ra mọi chuyện trong ngày 11-9. Đáng lý ông đã có thể thay đổi được điều đó, giá như ông đã làm điều gì đó khác đi.

Ông nói: “Tôi đã có ý nghĩ rồ dại trong đầu là mọi chuyện xảy ra trong ngày 11-9 là lỗi của tôi”.

Nhiều tuần và thậm chí nhiều tháng trôi qua, đôi khi chỉ một lời nhắc đơn giản đến ngày 11-9 cũng đủ khơi lên cảm giác tội lỗi vô bờ trong con người này.

Ông kể có lần một khách hàng nói với ông là chồng bà đã bị giết chết trong ngày đó, vậy mà ông đã nghe nhầm thành: “Ông đã giết chồng tôi vào ngày 11-9”.

Câu chuyện này được ông Vaughn Allex chia sẻ với tổ chức phi lợi nhuận StoryCorp của Mỹ và được Đài NPR đăng lại trên trang web của họ.

Hơn 3.000 người chết, 6.000 người bị thương

Ngày 11-9-2001, bọn khủng bố điều khiển máy bay cướp được đã đồng loạt tấn công Hoa Kỳ: hai chiếc đâm vào toà tháp đôi của Trung tâm thương mại thế giới ở New York, một chiếc vào Lầu Năm Góc ở Washington, chiếc thứ tư rơi ở bang Pennsylvania.

Tổng cộng có hơn 3.000 người chết, khoảng 6.000 người bị thương. Riêng ở New York, tổng số nạn nhân gồm 2.819 người với hơn 80 quốc tịch khác nhau. Nhờ phân tích mẫu ADN, 1.102 nạn nhân đã được người thân nhận về. Gần 1 năm sau, ngày 15-7-2002, việc tìm kiếm di hài nạn nhân của vụ khủng bố mới kết thúc.

D.KIM THOA – MAI CHI