24/12/2024

Các trường cần linh động giúp thí sinh sửa sai sót

Năm nay đăng ký trực tuyến là một trong hai hình thức bắt buộc trong thu nhận hồ sơ xét tuyển ĐH, CĐ. Qua 3 ngày nộp hồ sơ theo hình thức này, có nhiều trục trặc xảy ra cho thí sinh.

 

Các trường cần linh động giúp thí sinh sửa sai sót

Năm nay đăng ký trực tuyến là một trong hai hình thức bắt buộc trong thu nhận hồ sơ xét tuyển ĐH, CĐ. Qua 3 ngày nộp hồ sơ theo hình thức này, có nhiều trục trặc xảy ra cho thí sinh.




Thí sinh nộp hồ sơ trực tuyến tại một trường ĐH ở TP.HCM ngày 2.8  /// Ảnh: Đào Ngọc Thạch

Thí sinh nộp hồ sơ trực tuyến tại một trường ĐH ở TP.HCM ngày 2.8ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH


Đăng ký không được vì… số điện thoại bàn
Theo quy trình đăng ký xét tuyển trực tuyến, thí sinh (TS) phải truy cập vào địa chỉ http://thisinh.thithptquocgia.edu.vn. Tuy nhiên, để sử dụng hệ thống này, lúc đăng ký dự thi, TS cần điền vào phiếu đăng ký dự thi số điện thoại di động của mình và địa chỉ thư điện tử. TS cũng phải nhớ số CMND và mã truy cập vào hệ thống (đơn vị tiếp nhận đăng ký hồ sơ cấp cho TS sau khi nộp phiếu đăng ký dự thi).
Mấy hôm nay TS gặp sự cố khi đăng ký xét tuyển trực tuyến do trục trặc từ số điện thoại và mã đăng nhập.


Theo quy trình, mỗi TS đăng ký xét tuyển trực tuyến chỉ mất khoảng 3 phút. Tuy nhiên có những TS mất cả tiếng. V.Q.T đăng ký vào Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM. Sau khi hoàn tất đăng ký nguyện vọng, hệ thống yêu cầu TS gửi tin nhắn từ số điện thoại đã đăng ký trước đó để nhận lại mã xác thực và hoàn tất việc nộp hồ sơ. Tuy nhiên số điện thoại TS đăng ký ban đầu là của mẹ. Dù đã hướng dẫn và có sự trợ giúp của hàng xóm nhưng mẹ của TS này phải mất gần một tiếng với 3 lần gửi tin nhắn mới nhận được mã xác thực. Từ An Giang lên TP.HCM để nộp hồ sơ, TS này phải gọi hàng chục cuộc điện thoại về nhà đến nỗi máy hết pin và phải mượn điện thoại của người khác.
Một TS khác đến từ Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết không thể đăng ký trực tuyến do đã sử dụng số điện thoại bàn để điền vào phiếu đăng ký dự thi. Số điện thoại này được tự động cập nhật vào phần mềm xét tuyển nên đến bước xác nhận đăng ký thì không tiếp tục thực hiện được. “Khi đăng ký dự thi em không được hướng dẫn việc sử dụng số điện thoại để nhắn tin lúc nộp hồ sơ xét tuyển. Vì vậy em mới sử dụng số điện thoại bàn của gia đình để điền vào cho an tâm. Giờ nếu muốn đổi số điện thoại thì phải về lại trường phổ thông lần nữa mới lên đăng ký được”, TS này cho biết.


Theo hướng dẫn, TS muốn thay đổi số điện thoại đã đăng ký phải liên hệ với đơn vị thu nhận hồ sơ đăng ký dự thi trước đó. Tuy nhiên, theo cán bộ đào tạo một trường ĐH, việc này sẽ gây nhiều phiền phức cho TS. Vì vậy dù yêu cầu TS đăng ký trực tuyến nhưng với những trường hợp “bất đắc dĩ” này, trường phải tiếp nhận hồ sơ trực tiếp.
Phần mềm xét tuyển chậm vào giờ cao điểm
Dù mới hoạt động 3 ngày nhưng theo ghi nhận của các trường, phần mềm đăng ký xét tuyển của Bộ thường hoạt động chậm vào khoảng thời gian cao điểm từ 9 giờ 30 – 10 giờ 30 mỗi ngày. Ở những thời điểm này, TS phải chờ đợi khá lâu vì hệ thống luôn trong tình trạng “đang xử lý”. Mỗi tin nhắn gửi tới hệ thống bị thu phí 1.000 đồng/lượt nhưng có những TS chờ lâu không thấy hệ thống phản hồi mã xác nhận nên gửi tin nhiều lần.
Các trường cần linh động giúp thí sinh sửa sai sót - ảnh 3

TIN LIÊN QUAN

Nhiều sai sót khi đăng ký xét tuyển

Ngày thứ 2 nộp hồ sơ xét tuyển, thí sinh vẫn còn bối rối dẫn đến nhiều sai sót khi đăng ký. Trong khi đó, các trường không biết xử lý ra sao vì theo quy định thí sinh không được rút hồ sơ để làm lại.


Ông Nguyễn Quốc Cường, chuyên viên tuyển sinh Cơ quan đại diện Bộ GD-ĐT tại TP.HCM, cho biết nơi này đã cấp lại nhiều mã đăng nhập cho TS những ngày qua. TS muốn cấp lại mã này cần mang theo giấy tờ cá nhân đến trực tiếp để đối chiếu với hệ thống.
Nhiều thí sinh trên điểm sàn ĐH nộp vào trường CĐ
Sau 3 ngày đầu nhận hồ sơ xét tuyển, đại diện nhiều trường CĐ cho biết, số lượng TS nộp hồ sơ trong đợt 1 khá khả quan. Ông Trần Tấn Dũng, Trưởng phòng Đào tạo Trường CĐ Kỹ thuật Cao Thắng, cho biết: “Đến hết ngày 3.8, trường nhận được khoảng 4.000 hồ sơ. Trong đó có nhiều TS trên
15 điểm. TS có mức điểm cao nhất nộp vào là 22,5”. Đến thời điểm này, Trường CĐ Công thương TP.HCM cũng nhận được khoảng hơn 2.000 hồ sơ, trong đó số TS có mức điểm trên sàn ĐH khá nhiều. Tiến sĩ Lê Trung Đạo, Phó hiệu trưởng Trường CĐ Tài chính hải quan, thông tin: “Đã có khoảng 3.000 TS nộp hồ sơ vào trường. Mức điểm chủ yếu là 14, 15, cũng có nhiều TS được 16, 17 điểm. Tại Trường CĐ Bách Việt, trong số hơn 500 hồ sơ nộp vào, cũng có một số TS đạt trên 15 điểm.
Mỹ Quyên

Trường linh động giúp thí sinh sửa sai sót
Theo ông Bùi Văn Ga, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, trong quá trình TS đăng ký xét tuyển, khó tránh khỏi những sai sót kỹ thuật. Khi TS điền các thông tin không chính xác vào phiếu đăng ký xét tuyển, đặc biệt nếu sai mã ngành, các trường sẽ không nhập được thông tin đăng ký của TS vào hệ thống dữ liệu chung. Gặp những trường hợp này, các trường cần linh động liên hệ với TS qua điện thoại để ghi nhận khẳng định chỉnh sửa của TS, từ đó có căn cứ nhập dữ liệu. Dù Bộ GD-ĐT quy định TS nộp hồ sơ xét tuyển rồi thì không được phép rút ra nhưng việc TS ghi sai thông tin là những trường hợp cá biệt, các trường linh hoạt xử lý để hỗ trợ, tránh thiệt thòi cho TS.
Trước một số thắc mắc của TS là tại sao có sự thay đổi mã ngành của một số trường, trong khi mã ngành là ký hiệu cố định được Bộ GD-ĐT ấn định, ông Trần Văn Tớp, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, giải thích: “Mã ngành trong tuyển sinh khác với mã ngành của mỗi ngành đào tạo được nhà nước ấn định. Mã ngành tuyển sinh là ký hiệu có tính quy ước của từng trường đặt ra, và thường chỉ được sử dụng trong công tác tuyển sinh. Tùy từng thời điểm tuyển sinh mà danh mục mã ngành của mỗi trường sẽ khác nhau. Vì thế, khi nộp hồ sơ xét tuyển, TS lưu ý ghi ký hiệu mã ngành căn cứ vào các hướng dẫn tuyển sinh của từng trường cho mùa tuyển sinh năm 2016 chứ không được dựa vào tài liệu của những năm trước”.
Quý Hiên


 

Hà Ánh