Sự trỗi dậy của các giống loài mới

Ai nấy đều quen thuộc với thực tế đáng tiếc rằng hoạt động của con người đang đẩy nhiều giống loài trên toàn thế giới đến ngưỡng huỷ diệt.

 

Sự trỗi dậy của các giống loài mới

Ai nấy đều quen thuộc với thực tế đáng tiếc rằng hoạt động của con người đang đẩy nhiều giống loài trên toàn thế giới đến ngưỡng huỷ diệt.




Cỏ lào bông tím (tên khoa học Eupatorium sp, họ Asteraceae)

Cỏ lào bông tím (tên khoa học Eupatorium sp, họ Asteraceae)


Tuy nhiên, dù chẳng hề ngờ đến, đây không phải là điều duy nhất mà nhân loại đang can thiệp vào thế giới động vật. Trên thực tế, con người đang thúc đẩy sự tiến hoá nhanh chóng và tạo ra những chủng loài thực và động vật mới, theo kết quả của cuộc nghiên cứu do Đại học Copenhagen (Đan Mạch) dẫn đầu.
Quá trình thúc đẩy tiến hóa có thể diễn ra một cách ngẫu nhiên, thông qua sự trỗi dậy của các hệ sinh thái mới như những môi trường đô thị, hoặc với việc thuần h động thực vật phục vụ cho công tác chăn nuôi gia súc và hoa màu. Sự chọn lọc phi tự nhiên do quá trình săn bắn cũng có thể dẫn đến những đặc điểm mới xuất hiện trong môi trường hoang dã, và dần dần có thể khai sinh ra giống loài. Theo đó, hành động tái định cư một cách vô tình hoặc cố ý các chủng loài có thể dẫn đến tình huống lai tạp với các loài khác.
Một trường hợp dễ nhất là loài muỗi tàu điện ngầm London, theo chuyên san Australian Journal of Entomology. Trong quá trình muỗi nhà bình thường thích ứng với môi trường bên trong hệ thống tàu điện ngầm ở London, chúng hình thành một cộng đồng hoàn toàn khác biệt. Hậu quả là muỗi trong lòng đất thủ đô Anh không thể nào giao phối với đồng loại trên mặt đất, và do đó tạm thời được xem là một chủng loài độc nhất vô nhị.


Tuy nhiên, những gì đã kể trên không đồng nghĩa rằng các hoạt động của con người đang mang lại lợi ích cho sự đa dạng toàn cầu so với cách họ huỷ hoại chúng, theo các tác giả. Tiến sĩ Joseph Bull, trưởng nhóm nghiên cứu, chỉ ra rằng nhiều người có thể nhận ra rằng viễn cảnh đa dạng sinh học nhân tạo thế giới cũng đáng ngại như hoạt động làm suy yếu thảm sinh vật.


Giới nghiên cứu cảnh báo tốc độ tuyệt chủng hiện tại có thể nhanh chóng dẫn đến giai đoạn thứ 6 của tuyệt chủng trên diện rộng. Kể từ kỷ nguyên Băng hà cuối cùng, cách đây khoảng 11.500 năm, ước tính đã có 255 động vật hữu nhũ và 523 loài chim biến mất khỏi bề mặt địa cầu, thường là do tác động của con người. Trong cùng giai đoạn, con người đã di chuyển gần 900 loài và thuần hoá hơn 470 loài động và gần 270 loài thực vật.

Phi Yến