Tiến sĩ Võ Văn Thành Nghĩa, Tổng giám đốc Tập đoàn Thiên Long đã trả lời phỏng vấn Báo Thanh Niên xung quanh chương trình Tiếp sức mùa thi với nhiều kỳ vọng cho giáo dục nước nhà và đầy trách nhiệm của một doanh nghiệp đóng góp cho cộng đồng.
Điều tốt đẹp lan toả suốt 15 năm
Tiến sĩ Võ Văn Thành Nghĩa, Tổng giám đốc Tập đoàn Thiên Long đã trả lời phỏng vấn Báo Thanh Niên xung quanh chương trình Tiếp sức mùa thi với nhiều kỳ vọng cho giáo dục nước nhà và đầy trách nhiệm của một doanh nghiệp đóng góp cho cộng đồng.
Thưa ông, năm 2016 là năm đầu tiên màu áo xanh tình nguyện có mặt tại 63/63 tỉnh, thành. Với vai trò đồng tổ chức chương trình Tiếp sức mùa thi, ông có cảm xúc gì trước điểm mới này?
Tính đến thời điểm này, việc triển khai các đội hình tình nguyện tại các địa phương đang diễn ra khá suôn sẻ. Ban tổ chức liên tục nhận được các con số thông báo về những hỗ trợ thiết thực tại những địa phương lần đầu tổ chức trong cả nước. Điều này chứng tỏ rằng dù lần đầu tiên được tổ chức tại 63/63 tỉnh, thành nhưng nhờ sự tham gia nhiệt tình của các tình nguyện viên và sự chung sức của nhiều nguồn lực xã hội, Tiếp sức mùa thi vẫn đang là chỗ dựa đáng tin cậy cho nhiều thí sinh (TS) và phụ huynh.
Khi nhìn thấy hình ảnh màu áo xanh tình nguyện ở khắp mọi nơi, tôi cảm thấy xúc động vì dù bất cứ ở đâu, tinh thần nhiệt huyết của tuổi trẻ vẫn rất sục sôi. Chính tinh thần ấy đã nuôi dưỡng chương trình lớn mạnh và phát triển theo nhịp thở của những kỳ thi hằng năm. Tôi cũng hình dung ra tâm trạng vui sướng của nhiều bạn trẻ ở các tỉnh thành khi lần đầu khoác lên mình màu áo xanh và chắc hẳn rằng Tiếp sức mùa thi sẽ là một trải nghiệm thú vị.
Tiến sĩ Võ Văn Thành Nghĩa
Theo ông, đâu là yếu tố quyết định để Tiếp sức mùa thi đứng vững và nhận được những phản hồi tích cực của xã hội trong suốt 15 năm qua?
Có nhiều yếu tố để làm nên thành công của chương trình như hoạt động hỗ trợ thiết thực có ý nghĩa, sự phối hợp ăn ý của các bên tổ chức và tính lan toả của chương trình…
Đối với cá nhân tôi, sở dĩ Tiếp sức mùa thi đứng vững trong suốt 15 năm qua là vì tính nhân văn của chương trình – hướng đến và cổ xuý cho sự học. Từ đó, chương trình đã tạo nên niềm tin trong cộng đồng và nhận được sự ủng hộ cao từ xã hội. Chưa bao giờ chúng tôi đơn độc khi tổ chức chương trình này, phía sau chúng tôi luôn là sức mạnh to lớn từ nhiều nguồn lực xã hội. Nguồn lực đó đến từ những con người giản dị có tấm lòng đẹp, họ là những bác xe ôm dù tất bật giữa cuộc mưu sinh vẫn sẵn sàng chở các TS đi thi, những cụ già hằng năm đều dọn dẹp nhà cửa từ sớm để đón TS về ở, những tình nguyện viên sẵn sàng thức khuya dậy sớm để đồng hành cùng TS, các nhà hảo tâm luôn hướng về những TS có hoàn cảnh khó khăn… Đối với những người không trực tiếp giúp đỡ các TS, họ vẫn dành cho chương trình sự ủng hộ to lớn về mặt tinh thần. Chính niềm tin của xã hội đã nuôi dưỡng Tiếp sức mùa thi lớn mạnh không ngừng suốt 15 năm qua.
Mỗi chương trình thường có những lý do để làm và những lý do để không tiếp tục. 15 năm qua, ông có trăn trở gì với Tiếp sức mùa thi? Lý do lớn nhất để duy trì hoạt động hỗ trợ này suốt thời gian qua, kể cả khi tình hình kinh tế đất nước đang khó khăn?
Đối với Thiên Long, Tiếp sức mùa thi không phải là một hoạt động xã hội của doanh nghiệp mà đó chính là cách thể hiện trách nhiệm của mình đối với xã hội. Và khi đã xác định đó là trách nhiệm, chúng tôi không thể từ bỏ chỉ vì lý do tài chính khó khăn. Đúng là giữa những năm kinh tế khủng hoảng, chúng tôi phải đau đầu với bài toán ngân sách. Tuy nhiên, vấn đề chỉ là làm thế nào để cân đối ngân sách hợp lý chứ chưa bao giờ chúng tôi có suy nghĩ sẽ ngừng đồng hành cùng Tiếp sức mùa thi.
Kết thúc ngày thi đầu tiên trong kỳ thi THPT Quốc gia2016, nhiều phụ huynh, người nhà thí sinh có những cách động viên thí sinh rất thú vị.
Ngoài trách nhiệm, chúng tôi còn gắn bó với chương trình vì chúng tôi tin rằng đang làm điều đúng đắn cho giáo dục VN đúng như sứ mệnh “phục vụ cho việc học” và tôn chỉ “sức mạnh tri thức” của Thiên Long. Có Tiếp sức mùa thi, con đường đến với giảng đường của nhiều thế hệ học sinh đã bớt chông gai hơn. Và ở một khía cạnh nào đó, chương trình đã góp phần đưa nhiều tài năng trẻ đến với cánh cửa tri thức.
Nhiều ý kiến cho rằng những chương trình như Tiếp sức mùa thi chính là biểu hiện của niềm tin xã hội vào những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Ông đánh giá như thế nào về nhận định này?
Một thí sinh bị tai nạn giao thông gãy hai chân nhưng vẫn quyết tâm đến phòng thi để dự thi.
Tôi không dám kết luận rằng Tiếp sức mùa thi là biểu hiện của niềm tin xã hội vào những điều tốt đẹp nhưng với riêng tôi, tôi đã thấy nhiều câu chuyện đẹp từ chương trình trong vòng 15 năm qua. Trong đó, tôi muốn kể về câu chuyện của một tình nguyện viên từ miền Bắc vào TP.HCM học tập. Hôm đó, đúng ngày thi ĐH, cậu sinh viên gọi điện về cho mẹ và nói với mẹ rằng: “Hôm nay, em trai con đi thi, con không trực tiếp về động viên em đi thi được nhưng con sẽ tiếp sức cho hàng trăm em TS khác tại đây”.
Những điều tốt đẹp đã lan tỏa giản dị như thế từ thế hệ này sang thế hệ khác. Và tôi tin rằng, hằng năm, nhiều người cũng sẽ thấy ấm lòng khi nghe những câu chuyện giản dị mà đầy ý nghĩa của Tiếp sức mùa thi.
“Trợ lý” của thí sinh
Cụm thi Trường ĐH Sư phạm TP.HCM có một TS bị gãy tay và hội đồng thi đã có phương án cử người hỗ trợ viết bài thi. Quá trình làm bài của TS này sẽ được giám sát và ghi âm toàn bộ, đảm bảo nghiêm túc và đúng quy định. Hội đồng thi Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM cũng có 2 TS bị gãy tay. Hội đồng thi sẽ bố trí phòng dự phòng ở mỗi điểm thi để TS làm bài riêng. Mỗi phòng thi có đủ 2 cán bộ coi thi và 1 cán bộ giám sát, đồng thời bố trí người viết bài thay TS. Trong khi đó, Hội đồng thi Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM chủ trì cụm thi ĐH tại Tây Ninh đã chuẩn bị sẵn 4 học sinh lớp 10 để phục vụ việc chép bài thi thay cho TS. (Hà Ánh)