24/01/2025

Cùng Tuổi Trẻ quay clip đáy biển

Phóng viên Tuổi Trẻ vừa trở lại làng biển Nhân Quang (xã Nhân Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình) để trao giải thưởng “Làm báo cùng Tuổi Trẻ” tháng 5-2016 đến ba ngư dân Trương Đô, Phạm Lợi và Phạm Văn Hoàn.

 

Cùng Tuổi Trẻ quay clip đáy biển

 

Phóng viên Tuổi Trẻ vừa trở lại làng biển Nhân Quang (xã Nhân Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình) để trao giải thưởng “Làm báo cùng Tuổi Trẻ” tháng 5-2016 đến ba ngư dân Trương Đô, Phạm Lợi và Phạm Văn Hoàn.

 

 

 

 

Cùng Tuổi Trẻ quay clip đáy biển
Mấy tuần nay, ba ngư dân Phạm Văn Hoàn, Phạm Lợi và Trương Đô (từ trái qua) đã trở lại biển để lặn bắt tôm cá – Ảnh: Quốc Nam

Đây là ba ngư dân đã cùng phóng viên Tuổi Trẻ lặn xuống đáy biển Nhân Trạch vào thời điểm cá chết hàng loạt để quay clip “Dưới đáy biển Nhân Trạch, Quảng Bình” (Tuổi Trẻ ngày 7-5).

Giúp Tuổi Trẻ 
vì Tuổi Trẻ giúp dân

Mấy tuần nay, ba ngư dân Trương Đô, Phạm Lợi và Phạm Văn Hoàn đã trở lại với công việc thường ngày. Mỗi sáng họ đều giong thuyền ra biển lặn bắt ốc hoặc tôm hùm giống về bán.

Tuy nhiên, tôm cá ở vùng biển này vẫn chưa phục hồi hoàn toàn nên có nhiều ngày họ phải trở về tay không. Khi nhận giải thưởng “Làm báo cùng Tuổi Trẻ”, cả ba đều bày tỏ sự ngạc nhiên: “Không ngờ Tuổi Trẻ còn nhớ đến đóng góp của chúng tôi!”.

Ngư dân Trương Đô, người lớn tuổi nhất trong ba thợ lặn, nói đến giờ anh vẫn nhớ cảm giác lo lắng cho quyết định có phần liều lĩnh của mình lúc ấy.

Tuy đều là thợ chuyên lặn bắt cá, ốc ở đáy vùng biển Nhân Trạch hàng chục năm qua, nhưng thời điểm đó vùng biển này rộ lên tin đồn có cá chết xếp lớp cùng với một lớp hóa chất dày đặc dưới đáy biển.

“Nói thiệt là thời điểm đó anh em thợ lặn ở vùng này ai cũng sợ. Nhưng khi nghe phóng viên Tuổi Trẻ giải thích việc quay hình ảnh dưới đáy biển là để làm rõ những tin đồn, giúp người dân bớt hoang mang cũng như góp phần tìm ra nguyên nhân cá chết thì tui tất nhiên phải nhận lời. Tui nghĩ phải giúp Tuổi Trẻ vì Tuổi Trẻ giúp dân” – anh Đô nhớ lại.

Sau khi nhận lời, anh Đô phải thuyết phục thêm hai thợ lặn khác trong nhóm cùng đi vì việc lặn xuống đáy biển hơn 10m cần phải có sự hỗ trợ của người đứng trên tàu điều chỉnh ống dưỡng khí. Anh Phạm Lợi và Phạm Văn Hoàn cũng đã không ngần ngại gật đầu.

Gần như giữa trưa, ba thợ lặn cùng phóng viên Tuổi Trẻ lên tàu chạy ra biển. Những hình ảnh trong clip dưới đáy biển được đưa lên Tuổi Trẻ Online đã thu hút một lượng độc giả khổng lồ. Điều này đã giúp trấn an người dân trước những thông tin chưa chính xác, vừa giúp mọi người có thể nhìn thấy sự thật là hệ sinh thái đáy biển bị hủy diệt như thế nào.

“Mong con thuyền giáo dục vươn ra biển lớn”

Đó chính là mong mỏi của cô giáo Hoàng Thị Thu Hiền khi đặt bút viết bài “8 thỉnh cầu của một giáo viên gửi bộ trưởng Bộ 
GD-ĐT” (Tuổi Trẻ ngày 11-5), mở đầu cho loạt bài trên diễn đàn “Đặt hàng với tân bộ trưởng” khiến cộng đồng “dậy sóng” suốt một tháng trời trên Tuổi Trẻ.

Đã có hơn 2.800 ý kiến và bài viết của bạn đọc gửi về Tuổi Trẻ tham dự diễn đàn này.

Và đây cũng là lý do Tuổi Trẻ trân trọng trao đến cô Hiền hai giải thưởng: “Làm báo cùng Tuổi Trẻ” tháng 5-2016 và “Làm báo cùng Tuổi Trẻ” năm 2016.

Cô Hiền tâm sự: “Với suy nghĩ bộ trưởng khi nhận cương vị mới đều đặt mục tiêu cho nhiệm kỳ của mình phải tạo được dấu ấn nào đó để đưa nền giáo dục nước nhà phát triển, tôi đã chủ động viết thư thỉnh cầu lên bộ trưởng. Vấn đề tôi đề cập là thực trạng chung của ngành giáo dục chứ không phải một trường nào. Và cũng chính vì vậy mà bài viết được sự tán đồng, ủng hộ của rất nhiều giáo viên, phụ huynh, học sinh”.

Sau khi 8 thỉnh cầu được đăng báo, ngay ngày hôm sau (ngày 12-5) đích thân Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã gọi điện thoại trao đổi với cô Hiền và hẹn gặp vào đầu tháng 6 để trao đổi cụ thể.

Nói về cuộc gặp gỡ đã diễn ra với tinh thần thẳng thắn và thân thiện này, cô Hiền tâm sự: “Qua trao đổi, tôi hiểu bộ trưởng rất quyết tâm chấn hưng nền giáo dục đất nước. Nhưng thực tế chúng ta cũng hiểu rằng làm được nhiều hay không còn phụ thuộc vào yếu tố khác. Tuy nhiên bộ trưởng là người đứng đầu, chịu trách nhiệm lèo lái đưa con thuyền giáo dục của nước nhà ra biển lớn, thành công hay không, bộ trưởng vẫn là người quyết định”.

Tác nghiệp như nhà báo

Giải thưởng “Làm báo cùng Tuổi Trẻ” tháng 5-2016 cũng trân trọng trao đến bà Phan Tuyết (ở Bình Thuận), người đã báo tin nóng “Truy bắt nhóm thanh niên hiếp dâm phụ nữ đang mang thai” (Tuổi Trẻ Online ngày 3 và 4-5-2016).

Không chỉ báo tin, bà Tuyết còn ra hiện trường chụp ảnh, lấy tin và phối hợp với phóng viên làm thành một bản tin hoàn chỉnh ở sự kiện này.

Nhớ lại sự việc, bà Tuyết nói: “Tôi biết tin lúc 6g sáng 3-5 do một người bạn báo lại nhưng họ không cho biết địa điểm xảy ra vụ việc. Tôi đã chạy theo chiếc xe của công an và đứng dưới chân đồi chụp hình hiện trường. Tôi định về viết tin bài gửi Tuổi Trẻ nhưng các anh công an đã yêu cầu hoãn đăng bài vì sợ ảnh hưởng đến công việc truy bắt tội phạm. Sau khi công an bắt được 3 trong 4 người gây án thì đến trưa tôi nhận được tin 3g chiều công an sẽ có buổi báo cáo sơ bộ kết quả vụ án. Sợ mình viết tin không kịp, tôi gọi báo tin ngay với Tuổi Trẻ để được hỗ trợ”.

Nhờ những thông tin của bà Tuyết, hai bản tin trên Tuổi Trẻ đều là những tin được đăng sớm nhất, thu hút sự quan tâm của dư luận với nhiều ý kiến bức xúc trước hành vi côn đồ, cướp của của nhóm thanh niên này.

Đ.Q.

QUỐC NAM – ĐỖ QUYÊN