26/12/2024

Tín dụng cho người mãn hạn tù: Thoát nghèo thành ông chủ

Được Quỹ doanh nhân với an ninh trật tự (do Công an tỉnh Đồng Nai sáng lập) hỗ trợ cho vay vốn, nhiều người mãn hạn tù đã sớm ổn định cuộc sống và làm ăn khấm khá.

 
Tín dụng cho người mãn hạn tù: Thoát nghèo thành ông chủ
 
 
 
Được Quỹ doanh nhân với an ninh trật tự (do Công an tỉnh Đồng Nai sáng lập) hỗ trợ cho vay vốn, nhiều người mãn hạn tù đã sớm ổn định cuộc sống và làm ăn khấm khá.







Trao vốn hỗ trợ cho người mãn hạn tù tại H.Định Quán, Đồng Nai - Ảnh: L.L

Trao vốn hỗ trợ cho người mãn hạn tù tại H.Định Quán, Đồng Nai – Ảnh: L.L


Quỹ doanh nhân với an ninh trật tự (ANTT) tỉnh Đồng Nai được thành lập năm 2010, do Giám đốc Công an tỉnh làm Chủ tịch Hội đồng quản lý quỹ. Quỹ có con dấu riêng, tài khoản riêng hoạt động công khai, minh bạch theo điều lệ quỹ được pháp luật công nhận. 

 
 
Tín dụng cho người mãn hạn tù: Thoát nghèo thành ông chủ - ảnh 1
Sắp tới Bộ Công an cũng sẽ đề nghị công an các tỉnh, thành học tập kinh nghiệm, nhân rộng mô hình này bởi đây là mô hình xã hội hóa công tác phòng chống tội phạm hiệu quả, nhân văn, được xã hội đồng tình, ủng hộ

Tín dụng cho người mãn hạn tù: Thoát nghèo thành ông chủ - ảnh 2
 
Trung tướng Nguyễn Văn Khảo - Cục trưởng V28 – Bộ Công an

 


Điểm sáng
Từ buổi đầu ra mắt, quỹ nhận được sự đóng góp của 54 doanh nhân, doanh nghiệp với tổng số tiền hơn 1,7 tỉ đồng. Đến nay đã có 241 doanh nhân, doanh nghiệp tham gia với số tiền hơn 11,7 tỉ đồng.
Mức cho vay bình quân 30 triệu đồng/người, thời hạn vay 36 tháng dành cho các trường hợp mãn hạn tù, phạm nhân sắp ra trại và người đi cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng.
Bà Nguyễn Thị Lệ Hồng – Chủ tịch Hội Doanh nghiệp tỉnh Đồng Nai – chia sẻ: “Đội ngũ doanh nhân chúng tôi xác định quỹ là địa chỉ đáng tin cậy để đóng góp bởi ngoài ý nghĩa giúp người mãn hạn tù tái hoà nhập cộng đồng, mô hình này cũng góp phần đảm bảo ANTT đối với xã hội và ngay tại các doanh nghiệp”.
Theo ông Phạm Đức Bình – Giám đốc Công ty TNHH Thanh Bình (Đồng Nai), sự khác biệt của quỹ này là “chúng ta trao cần câu chứ không trao con cá và xã hội sẽ tốt lên, ANTT được đảm bảo, doanh nghiệp cũng sẽ được hưởng lợi”.
Trung tướng Nguyễn Văn Khảo – Cục trưởng Cục Xây dụng phong trào (V28) – Bộ Công an nhận xét: “Quỹ doanh nhân với ANTT tỉnh Đồng Nai là điểm sáng trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Sắp tới Bộ Công an cũng sẽ đề nghị công an các tỉnh, thành học tập kinh nghiệm, nhân rộng mô hình này bởi đây là mô hình xã hội hoá công tác phòng chống tội phạm hiệu quả, nhân văn, được xã hội đồng tình, ủng hộ”.
Thoát nghèo và thành ông chủ
Sáng 7.4, chúng tôi gặp ông Vũ Ngọc Cường (41 tuổi, ngụ xã Bảo Vinh, TX.Long Khánh, Đồng Nai) tại hội trường Công an tỉnh khi ông được mời đi dự hội nghị sơ kết 5 năm hoạt động của quỹ. Từ một phạm nhân từng bị kết án 4 năm tù về tội “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”, nay ông Cường tỏ ra tự tin trong vai trò là ông chủ một cơ sở chăn nuôi dê và ong mật.
Ông Cường kể, năm 2010 ông thụ án tù xong trở về địa phương với hai bàn tay trắng. Thời gian đầu, ông rất mặc cảm với bản thân, anh em bạn bè xa lánh nên ông chỉ quanh quẩn ở nhà làm rẫy phụ giúp gia đình.
Cuối năm 2010, do chấp hành tốt các quy định tại địa phương, lại chịu khó làm ăn nên Công an xã Bảo Vinh đã giúp ông làm lại giấy tờ hộ khẩu, giấy CMND, đặc biệt là hướng dẫn ông làm thủ tục vay vốn của Quỹ doanh nhân với ANTT.
Tháng 3.2010, ông được vay số tiền 20 triệu đồng để mua 12 con dê cái giống. Sau hơn một năm chăm sóc, đàn dê của ông sinh sản được 37 con. Đến thời điểm trả vốn cho quỹ cũng là lúc đàn dê xuất chuồng, ông bán 10 con dê thịt được 32 triệu đồng và trả hết vốn cho quỹ. Sau đó thấy việc chăn nuôi hiệu quả nên ông tiếp tục vay thêm vốn để mở rộng chăn nuôi. Tháng 3.2014, ông tiếp tục được vay 30 triệu đồng để đầu tư mua dê giống.
Lúc này do đàn dê đã lên tới 60 con nên ông phải thuê thêm lao động phụ giúp. Năm 2015, từ hiệu quả của việc nuôi dê, ông Cường mở rộng sang mô hình nuôi ong mật. Với gần 100 triệu đồng tiền bán dê, ông đã đầu tư 200 thùng ong mật, tạo công ăn việc làm cho 5 lao động địa phương.
“Từ nguồn vốn 50 triệu đồng ban đầu, đến nay số vốn của tôi đã tăng trên 300 triệu đồng, trang trải hết nợ nần, sửa chữa nhà cửa, mua sắm nhiều vật dụng trong gia đình. Hiện nay tôi cũng là Chủ nhiệm CLB người hoàn lương xã Bảo Vinh với 16 thành viên. Các thành viên trong CLB hầu hết được vay vốn từ quỹ và làm ăn có lãi ”, ông Cường khoe.
Trong 5 năm qua, quỹ đã giải quyết cho gần 700 trường hợp vay hơn 16,3 tỉ đồng để sản xuất kinh doanh, ổn định cuộc sống. Tuy nhiên theo đại tá Huỳnh Tiến Mạnh, Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai, hiện toàn tỉnh vẫn còn khoảng 3.000 người vừa mãn hạn tù có hoàn cảnh khó khăn cần được hỗ trợ vốn làm ăn.


Uyên Nghi