23/01/2025

Đây là lý do bạn tuyệt đối không để điện thoại dưới gối khi ngủ

Chắc hẳn bạn đã từng có nhiều đêm ngủ thật ngon với chiếc điện thoại đặt dưới gối hay ngay trên nệm phải không? Hãy xem tấm ảnh sau đây để thấy rằng bạn hoàn toàn có lý do để không đặt điện thoại dưới gối mỗi khi ngủ.

 

Đây là lý do bạn tuyệt đối không để điện thoại dưới gối khi ngủ

Hãy xem tấm ảnh sau đây để thấy rằng bạn hoàn toàn có lý do để không đặt điện thoại dưới gối mỗi khi ngủ.

 

Ngày nay, chiếc điện thoại thông minh dường như là một vật bất ly thân với hầu hết chúng ta. Dù khi làm việc, ăn uống, thậm chí là “giải quyết nỗi buồn”, chiếc điện thoại luôn kè kè theo chủ nhân của chúng. Rồi đến khi ngủ, chúng ta vẫn không quên “tha” chiếc điện thoại lên giường xem có ai thích hay bình luận cho tấm ảnh mình vừa đăng tải hay không. Và chắc hẳn bạn đã từng có nhiều đêm ngủ thật ngon với chiếc điện thoại đặt dưới gối hay ngay trên nệm phải không? Nhưng hãy xem tấm ảnh sau đây, có thể “cái ngon” ấy sẽ biến mất ngay tắp lự.

Mới đây, Đồn 33 của Sở Cảnh sát thành phố New York đã công bố những hình ảnh chiếc điện thoại bị nổ trên giường. Theo thông tin từ nhiều trang báo Mỹ, các bức ảnh này được chụp từ hiện trường của những vụ nổ khác nhau mà hầu hết đều có điểm chung là để điện thoại dưới gối khi ngủ, hoặc sạc pin ngay trên nệm. Bức ảnh đã được chia sẻ kèm theo lời kêu gọi: “Đừng bao giờ để điện thoại dưới gối khi ngủ và trong lúc sạc pin. Hãy chia sẻ vì sự an toàn của mọi người”.

 

Lời kêu gọi từ Đồn 33 của Sở Cảnh sát thành phố New York, Mỹ. (Ảnh: Twitter)

 

 

Rất nhiều người đã suýt mất mạng bởi thói quen để điện thoại dưới gối hoặc đặt trên nệm lúc sạc pin. (Ảnh: Internet)

Tai nạn điện thoại không chỉ đến từ thói quen trên. Cô bé Gabbie, 13 tuổi, sống tại ngoại ô Chicago, Mỹ đã được mẹ tặng chiếc điện thoại và dịp Giáng sinh. Và một tuần sau đó, cô bé đã bị bỏng cấp độ hai khi đang sử dụng điện thoại. Theo mẹ Gabbie, cô bé đã sử dụng điện thoại khi đang sạc pin. Thời điểm đó, một dòng điện chạy từ điện thoại Gabbie qua chiếc vòng cổ đang đeo và đốt cháy cổ em. Vụ bỏng đã gây ra vết sẹo dài xung quanh cổ và khó có thể xóa mờ. Sau khi vụ việc xảy ra, mẹ em đã liên tục chia sẻ ảnh vết sẹo của con gái nhằm cảnh giác mọi người.

Vết thương trên cổ cô bé Gabbie. (Ảnh: Internet)
Vết thương trên cổ cô bé Gabbie. (Ảnh: Internet)

Thế nhưng, hiểm hoạ từ điện thoại không chỉ có vậy, chúng còn xuất hiện từ thứ chúng ta ít nghi ngờ nhất: ốp lưng.

Những chiếc ốp lưng xinh lung linh đã thu hút khá nhiều khách hàng bởi ngoài việc bảo vệ điện thoại, chúng còn được xem như món trang sức, thể hiện cá tính của chủ nhân điện thoại. Thời gian gần đây, loại ốp lưng chứa chất lỏng và kim tuyến bên trong đã liên tục “làm mưa làm gió” từ Âu đến Á.

Thế nhưng đến giữa tháng 2 vừa qua, những hình ảnh bị bỏng do loại ốp lưng này đã khiến nhiều người phải giật mình. Một cô gái người Myanmar đã đăng tải hình ảnh bàn tay bị bỏng kèm theo loại ốp lưng thời thượng kèm chú thích: “Nếu bạn dùng loại ốp lưng này thì hãy bỏ nó đi ngay lập tức. Bàn tay của bạn tôi đã bị bỏng rất nặng sau khi chất lỏng từ ốp lưng này rò rỉ ra ngoài”.

 

Vết bỏng trên tay cô gái do chất lỏng từ ốp lưng này gây ra. (Ảnh: Internet)

 

 

Một cô gái người Nhật cũng đã gặp phải tình trạng này và đã chia sẻ ảnh những vết sẹo trên cánh tay do loại hóa chất trong loại ốp lưng bắt mắt gây ra. (Ảnh: Twitter)
Một cô gái người Nhật cũng đã gặp phải tình trạng này và đã chia sẻ ảnh những vết sẹo trên cánh tay do loại hóa chất trong loại ốp lưng bắt mắt gây ra. (Ảnh: Twitter)

Không riêng ở các nước châu Á, nhiều người ở tận trời Tây cũng rất ưu chuộng loại ốp lưng này.

Ngày 3/1, cô bé Olivia Retter đã bị bỏng rất nặng ở chân khi đang ngủ say. Nguyên nhân là trong lúc cô bé ngủ, chất lỏng từ chiếc ốp lưng này đã bị rò rỉ ra ngoài và đã tiếp xúc với da của cô bé. Mẹ Olivia – Karly Retter – đã đăng ảnh vết thương của con và khuyến cáo các bậc phụ huynh không nên cho con dùng loại ốp lưng này.

Vết bỏng trên chân bé Olivia (Ảnh: Internet)
Vết bỏng trên chân bé Olivia (Ảnh: Internet)

Một người phụ nữ ở New Zealand cũng đã gặp tai nạn đáng tiếc do chiếc ốp lưng thời thượng này. (Ảnh: Facebook)
Một người phụ nữ ở New Zealand cũng đã gặp tai nạn đáng tiếc do chiếc ốp lưng thời thượng này. (Ảnh: Facebook)

Có thể thấy, hầu hết loại ốp lưng này đều có điểm chung là giá rẻ và không rõ nguồn gốc, cũng như có bảng hướng dẫn rõ các chất trong ốp lưng là gì. Đa số người dùng đều bị bỏng nặng khi chất lỏng trong ốp lưng rò rỉ. Hãy cẩn trọng hơn trong việc sử dụng điện thoại cũng như chọn lựa ốp lưng của những nhãn hàng uy tín để tránh những trường hợp đáng tiếc nhé.

Theo Trí thức trẻ