Biến vỏ bom thành… trống
Những vỏ bom, vỏ đạn qua bàn tay tài hoa của ông Phạm Như Khoa (56 tuổi, Việt kiều Pháp) đã trở thành chiếc trống có âm thanh trong trẻo, mới lạ.
Biến vỏ bom thành… trống
Những vỏ bom, vỏ đạn qua bàn tay tài hoa của ông Phạm Như Khoa (56 tuổi, Việt kiều Pháp) đã trở thành chiếc trống có âm thanh trong trẻo,
mới lạ.
Những chiếc “trống trời” được ông Khoa chế tác từ vỏ bom B52 – Ảnh: Lê Trung
Ông đặt tên chiếc trống do chính mình chế tác là trống trời. Lý giải tên gọi trống trời, ông Khoa hóm hỉnh nói bởi các vỏ bom được thả từ trên trời xuống.
Ông lân la suốt ngày quanh các chợ, những điểm thu mua đồng nát, phế liệu. Hễ gặp ai bán những vỏ bom, vỏ đạn là ông mua về đem đến xưởng chế tác tại làng đúc đồng Phước Kiều (xã Điện Phương, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) nhờ thợ nấu chảy làm khuôn trống.
Theo ông, để làm một chiếc trống trời đòi hỏi nhiều kỳ công, cái quan trọng nhất là phải thẩm âm tốt để tạo nốt trên mặt trống. Mỗi chiếc trống trời có bộ nốt riêng như bộ nốt Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Tây nguyên…
“Nếu cắt nốt không cẩn thận, âm không hay thì cái trống coi như hỏng, công sức, chi phí đều đổ sông đổ biển” – ông Khoa nói.
Ban đầu nhiều chiếc trống ông chế tác bị hư do làm sai nốt khiến âm điệu của trống không được như ý muốn.
Cần mẫn chế tác, đứa con tinh thần đầu tiên của ông ra đời đầu năm 2013, đó là chiếc trống trời với bộ nốt Ấn Độ có đường kính chừng 20 phân, chế tác bằng vỏ bom B52, âm thanh từ trống vang lên thanh như tiếng chuông đúng với ý ông.
Từ đó, ông say mê chế tác thêm nhiều chiếc trống khác với đường kính, hình dáng, bộ nốt khác nhau.
Theo ông Khoa, trống trời ông chế tác có từ 8-32 nốt. Những chiếc trống làm ra đều được ông đặt tên là trống trời Hội An.
Người dân Hội An đã quen với hình ảnh người đàn ông trạc tuổi lục tuần cùng đôi chân đi khập khiễng, đôi tay run rẩy hay dạo quanh các tuyến đường, các quán cà phê ngồi chơi trống.
Căn bệnh Parkinson khiến tay chân ông run rẩy, đi đứng loạng choạng, nhưng khi ngồi chơi trống thì bàn tay run rẩy ấy trở nên điêu luyện, say mê.
“Âm thanh phát ra từ chiếc trống trời Hội An của ông ấy có một sự cuốn hút đến kỳ lạ, lúc trầm bổng, khi trong trẻo khiến rung động lòng người” – bà Ivanov Shapova (du khách Nga) chia sẻ.
Thích thú với bộ nhạc cụ thú vị này, du khách đã nài nỉ, đặt trống ông làm mang về nước làm kỷ niệm.
Đến nay ông đã làm gần 400 chiếc trống trời Hội An cung cấp cho du khách khắp nơi, mỗi chiếc có giá 400-1.500 USD. Ông từng đi biểu diễn trống trời theo lời mời ở nhiều nơi như Pháp, TP.HCM, Hà Nội.
Theo ông Võ Phùng – giám đốc Trung tâm Văn hoá thể thao Hội An, ông Khoa và những cái trống của ông ấy đã trở thành một cái hay, cái lạ và cái riêng trong lòng phố cổ Hội An.
Quê gốc của ông Khoa ở Sài Gòn, 9 tuổi ông theo bố mẹ sang Pháp. Ký ức một thời bom đạn chiến tranh Việt Nam vẫn còn ám ảnh day dứt khi ông mang trong người hội chứng chất độc da cam.
Học xong đại học ở Pháp, ông làm kỹ sư phần mềm cho nhiều công ty tại Pháp và Israel.
Đến năm 40 tuổi, ông mắc chứng bệnh Parkinson khiến khả năng vận động cơ thể yếu dần, ông xin nghỉ việc vì mất sức lao động. Yêu mến vẻ đẹp bình dị của phố cổ Hội An, ông rời bỏ nước Pháp về sống ở đây.
Những vỏ bom, vỏ đạn qua bàn tay tài hoa của ông Phạm Như Khoa (56 tuổi, Việt kiều Pháp) đã trở thành chiếc trống có âm thanh trong trẻo, mới lạ.
Những chiếc “trống trời” được ông Khoa chế tác từ vỏ bom B52 – Ảnh: Lê Trung |
Ông đặt tên chiếc trống do chính mình chế tác là trống trời. Lý giải tên gọi trống trời, ông Khoa hóm hỉnh nói bởi các vỏ bom được thả từ trên trời xuống.
Ông lân la suốt ngày quanh các chợ, những điểm thu mua đồng nát, phế liệu. Hễ gặp ai bán những vỏ bom, vỏ đạn là ông mua về đem đến xưởng chế tác tại làng đúc đồng Phước Kiều (xã Điện Phương, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) nhờ thợ nấu chảy làm khuôn trống.
Theo ông, để làm một chiếc trống trời đòi hỏi nhiều kỳ công, cái quan trọng nhất là phải thẩm âm tốt để tạo nốt trên mặt trống. Mỗi chiếc trống trời có bộ nốt riêng như bộ nốt Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Tây nguyên…
“Nếu cắt nốt không cẩn thận, âm không hay thì cái trống coi như hỏng, công sức, chi phí đều đổ sông đổ biển” – ông Khoa nói.
Ban đầu nhiều chiếc trống ông chế tác bị hư do làm sai nốt khiến âm điệu của trống không được như ý muốn.
Cần mẫn chế tác, đứa con tinh thần đầu tiên của ông ra đời đầu năm 2013, đó là chiếc trống trời với bộ nốt Ấn Độ có đường kính chừng 20 phân, chế tác bằng vỏ bom B52, âm thanh từ trống vang lên thanh như tiếng chuông đúng với ý ông.
Từ đó, ông say mê chế tác thêm nhiều chiếc trống khác với đường kính, hình dáng, bộ nốt khác nhau.
Theo ông Khoa, trống trời ông chế tác có từ 8-32 nốt. Những chiếc trống làm ra đều được ông đặt tên là trống trời Hội An.
Người dân Hội An đã quen với hình ảnh người đàn ông trạc tuổi lục tuần cùng đôi chân đi khập khiễng, đôi tay run rẩy hay dạo quanh các tuyến đường, các quán cà phê ngồi chơi trống.
Căn bệnh Parkinson khiến tay chân ông run rẩy, đi đứng loạng choạng, nhưng khi ngồi chơi trống thì bàn tay run rẩy ấy trở nên điêu luyện, say mê.
“Âm thanh phát ra từ chiếc trống trời Hội An của ông ấy có một sự cuốn hút đến kỳ lạ, lúc trầm bổng, khi trong trẻo khiến rung động lòng người” – bà Ivanov Shapova (du khách Nga) chia sẻ.
Thích thú với bộ nhạc cụ thú vị này, du khách đã nài nỉ, đặt trống ông làm mang về nước làm kỷ niệm.
Đến nay ông đã làm gần 400 chiếc trống trời Hội An cung cấp cho du khách khắp nơi, mỗi chiếc có giá 400-1.500 USD. Ông từng đi biểu diễn trống trời theo lời mời ở nhiều nơi như Pháp, TP.HCM, Hà Nội.
Theo ông Võ Phùng – giám đốc Trung tâm Văn hoá thể thao Hội An, ông Khoa và những cái trống của ông ấy đã trở thành một cái hay, cái lạ và cái riêng trong lòng phố cổ Hội An.
Quê gốc của ông Khoa ở Sài Gòn, 9 tuổi ông theo bố mẹ sang Pháp. Ký ức một thời bom đạn chiến tranh Việt Nam vẫn còn ám ảnh day dứt khi ông mang trong người hội chứng chất độc da cam. Học xong đại học ở Pháp, ông làm kỹ sư phần mềm cho nhiều công ty tại Pháp và Israel. Đến năm 40 tuổi, ông mắc chứng bệnh Parkinson khiến khả năng vận động cơ thể yếu dần, ông xin nghỉ việc vì mất sức lao động. Yêu mến vẻ đẹp bình dị của phố cổ Hội An, ông rời bỏ nước Pháp về sống ở đây. |