08/01/2025

Không biết phòng vệ, tự loại mình khỏi cuộc chơi

Ngày 6.11, một ngày ngay sau khi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được các nước chính thức công bố, Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương) đã tổ chức hội nghị về “Kinh nghiệm ứng phó và sử dụng hiệu quả các biện pháp phòng vệ thương mại nhằm bảo vệ sản xuất trong nước”.

 

Không biết phòng vệ, tự loại mình khỏi cuộc chơi

 

 

Ngày 6.11, một ngày ngay sau khi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được các nước chính thức công bố, Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương) đã tổ chức hội nghị về “Kinh nghiệm ứng phó và sử dụng hiệu quả các biện pháp phòng vệ thương mại nhằm bảo vệ sản xuất trong nước”.




Sản phẩm điện thoại di động sản xuất tại VN từng bị Thổ Nhĩ Kỳ áp PVTM, nhưng VN đã thắng khi đưa vụ kiện ra xử tại WTO - Ảnh: N. SơnSản phẩm điện thoại di động sản xuất tại VN từng bị Thổ Nhĩ Kỳ áp PVTM, nhưng VN đã thắng khi đưa vụ kiện ra xử tại WTO – Ảnh: N. Sơn
Im lặng khi bị kiện
“Vào TPP mà ngành nghề nào không quan tâm đến 3 công cụ phòng vệ thương mại (PVTM) là: chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ, coi như ngành nghề đó tự giải tán và rời khỏi sân chơi hội nhập”, ông Nguyễn Phương Nam, Phó cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh nhận xét khá gay gắt khi bắt đầu buổi hội nghị. Và ông Nam cũng cho rằng, việc liên tục nhiều nhà xuất khẩu VN bị kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp từ các nước trong thời gian qua do doanh nghiệp (DN) chưa thực sự coi đây là vấn đề quan trọng. “Vì thế hội nghị hôm nay, điều chúng tôi mong muốn là phổ biến nhiều thông tin, kinh nghiệm và biện pháp PVTM đến lãnh đạo các DN. Để họ “đả thông tư tưởng” sau đó truyền đạt đến nhân viên, chuyên viên pháp lý trong DN để coi đó là vấn đề sống còn khi hội nhập sâu, đặc biệt với các DN lớn làm xuất khẩu các ngành hàng chủ lực luôn rơi vào tình cảnh bị kiện tại các nước” – ông Nam nói. Tuy nhiên, khi được hỏi có bao nhiêu đại biểu trong số hơn 150 đại biểu tham dự hội nghị này giữ vị trí từ cấp phó giám đốc công ty, phó chủ tịch các hiệp hội trở lên, chỉ có 6 cánh tay đưa lên. “Chỉ 4 – 5% DN coi đây là vấn đề quan trọng, thử hỏi làm sao chúng ta bàn đến chuyện chủ động đối phó PVTM trong hội nhập được? Những kiến thức, thông tin chúng tôi chia sẻ hôm nay khó đi vào cuộc sống DN” – ông Nam nhận xét.

 
 

Việc “lạm dụng” và hiểu sai trong PVTM cũng đáng cảnh báo. Ông Nam cho rằng, không chỉ DN “nhầm” lẫn về các khái niệm PVTM, mà chính các cơ quan quản lý cũng đang nhầm lẫn trầm trọng. “Việc áp dụng PVTM của VN gần đây tại một số cơ quan quản lý như một “mốt”, cái gì cũng hỏi sao không áp PVTM được. Thậm chí, luật về thuế xuất nhập khẩu lại bê nguyên chương luật thuế PVTM vào, coi như là một sắc thuế là không những sai mà vô cùng nguy hiểm nếu không hiểu thấu đáo.

 

 
Trong một nghiên cứu từ VCCI gần đây cho thấy, trên 15% DN được hỏi không biết đến công cụ PVTM đối với hàng hoá nước ngoài, 63,1% cho biết đã nghe nói nhưng không hiểu sâu và chỉ có gần 1,9% DN nói đã tìm hiểu tương đối kỹ hoặc đã là những bên liên quan.
Thống kê số vụ PVTM (bao gồm chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ, chống lẩn tránh thuế) của nước ngoài áp đối với hàng hoá xuất khẩu của VN, theo Cục Quản lý cạnh tranh, hiện có 99 vụ, trong đó chỉ có 56 vụ đang theo dõi. Đặc biệt, có đến 59 vụ tập trung vào các ngành hàng xuất khẩu chiếm tỷ lệ kim ngạch lớn như thuỷ hải sản, tôn thép… Ông Phùng Gia Đức, Phòng Điều tra vụ kiện PVTM của DN trong nước, Cục Quản lý cạnh tranh thông tin: Trong khi các thị trường như EU đang giảm dần về tầng suất áp PVTM, Mỹ vẫn giữ nguyên “thái độ” thì tại nhiều quốc gia trong khu vực như Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Ấn Độ… đang gia tăng sử dụng công cụ PVTM đối với hàng hoá xuất khẩu từ VN”. Cụ thể, chỉ riêng trong năm nay, Thái Lan đã kiện DN VN 3 vụ, Malaysia 3 vụ, Indonesia 2 vụ và Philippines chỉ mới “rục rịch” chuẩn bị kiện nhưng không đạt.
Điều đáng nói là DN Việt hầu như chỉ biết im lặng và coi như… vô can. Trong 13 năm qua, VN chỉ mới áp dụng 3 vụ tự vệ thương mại và 1 vụ chống bán phá giá, trong khi nước ngoài lại áp vào VN đến 99 vụ. Ông Nam khá bức xúc khi cho rằng quy định của các vụ kiện PVTM thường phải bắt đầu từ DN, đối tượng bị ảnh hưởng chính nhưng các DN và các hiệp hội DN VN hầu như không có khái niệm “tự vệ” kiểu này. Trong khi chúng ta thừa cơ hội kiện chống bán phá giá một số mặt hàng như thép, nhựa, sợi, giấy… giá rẻ từ Trung Quốc đang ồ ạt đổ vào, phá hoại các ngành sản xuất của VN. DN chỉ biết kêu ca, nhưng không có động thái nào để tiến đến khởi kiện, rất khác DN các nước.
Nên chủ động kiện!
Khẳng định đây là “trò chơi” mới của các nước phát triển đặt ra mà chúng ta không thể từ chối nếu chấp nhận tham gia vào sân chơi này. “Ngoài TPP, sớm hơn nữa là cuối năm nay tham gia vào Cộng đồng kinh tế ASEAN, câu chuyện hội nhập phải sang trang mới, thay vì thụ động chờ bị kiện, DN phải chủ động kiện trước để chiến thắng ngay ở sân nhà. Nếu không, khó bảo vệ được sản xuất và quyền lợi người tiêu dùng. Tôi lấy dẫn chứng với ngành nhựa, tại sao đến bây giờ, khi sản phẩm nhựa VN bị tổn thất mất mát quá nhiều từ hàng nhựa giá rẻ từ Trung Quốc, vẫn chưa thấy DN VN nào lên tiếng?”, ông Nam nói.
Đại diện phía DN, đơn vị đang đối diện với hai vụ kiện chống bán phá giá thép ở Thái Lan và Malaysia là Tôn Hoa Sen (Hoa Sen Group), ông Vũ Văn Thanh, Phó tổng giám đốc Hoa Sen Group chia sẻ: Việc kiện lại khiến DN gặp không ít khó khăn. Chẳng hạn không đủ điều kiện thu nhập thông tin về thị trường, ngành hàng tại quốc gia đó. Do đa số là DN nhỏ và vừa, nên không đủ thị phần 25% để có thể đứng nguyên đơn kiện. Cũng do quy mô DN nhỏ, nên tiếng nói mang tính chất tác động đến DN khác cùng ngành vô cùng khó khăn. Đó là chưa nói đến mâu thuẫn về lợi ích giữa các DN cùng ngành. Vấn đề cuối cùng, theo ông Thanh, VN thua các nước là vai trò của các hiệp hội, tổ chức đại diện DN. “Các hiệp hội, ngành hàng còn yếu, chưa đủ khả năng tập hợp các DN cùng khởi kiện”, ông Thanh nói.
Đại diện Cục Quản lý cạnh tranh cũng cho biết, đang đề xuất nâng 3 pháp lệnh về chống bán phá giá, tự về và chống trợ cấp thành 3 bộ luật chi tiết hơn. Bàn về biện pháp bảo vệ ngành sản xuất trong nước trước làn sóng hội nhập, bà Lê Việt Nga, Phó vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương) cho rằng, sắp tới Vụ có thể phối hợp với Cục Quản lý cạnh tranh và các cơ quan truyền thông, xây dựng các chuỗi chuyên đề sâu bàn về biện pháp phòng vệ, bảo vệ cho từng ngành hàng bị tác động bởi hội nhập sâu.

Nguyên Nga