10/01/2025

Hải quân Mỹ tuần tra trên biển, lợi ích cho cả ASEAN.

Nhiều nước đã lên tiếng ủng hộ hành động tuần tra của Mỹ tại Biển Đông, như một cách đảm bảo tự do hàng hải trong khu vực.

 

Hải quân Mỹ tuần tra trên biển, lợi ích cho cả ASEAN.

 
Nhiều nước đã lên tiếng ủng hộ hành động tuần tra của Mỹ tại Biển Đông, như một cách đảm bảo tự do hàng hải trong khu vực.



 


Thủy thủ tàu USS Lassen tập luyện ngày 28-10 trong quá trình tuần tra ở Biển Đông - Ảnh: Reuters
Thuỷ thủ tàu USS Lassen tập luyện ngày 28-10 trong quá trình tuần tra ở Biển Đông – Ảnh: Reuters

Bộ tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ đã vận động hành lang thực hiện hoạt động tuần tra bảo đảm an ninh hàng hải (FONOP) trong thời gian dài.

Họ lập luận rằng nếu không tiến hành thì đó sẽ là sự chấp nhận ngầm các yêu sách chủ quyền chung chung và không có căn cứ pháp lý của Bắc Kinh, vốn đe doạ an ninh trong khu vực và toàn cầu, cũng như làm mất nhuệ khí các đồng minh và đối tác của Mỹ trong khu vực.

Hải quân Mỹ cũng bày tỏ quan ngại khi Trung Quốc diễn giải “quyền tự do đi lại vô hại” trên vùng biển quốc tế ở Biển Đông theo cách của riêng họ.

EU ủng hộ một trật tự hàng hải dựa trên các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, đặc biệt là các nguyên tắc trong Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển

Người phát ngôn ngoại giao của Liên minh châu Âu (EU)

Lo ngại đụng độ

Trước khi được thực hiện, FONOP vấp phải sự phản đối của nhiều quan chức trong chính quyền Mỹ khi họ tỏ ra lo ngại về mối quan hệ phức tạp và phụ thuộc kinh tế lẫn nhau giữa Mỹ và Trung Quốc. Cũng vì lẽ đó, Tổng thống Barack Obama đã không phê duyệt FONOP trước thềm chuyến thăm cấp nhà nước của Chủ tịch Tập Cận Bình đến thủ đô Washington hồi tháng 9.

FONOP của Mỹ nhận được ủng hộ của các nước trong khu vực bao nhiêu thì Trung Quốc phản ứng giận dữ bấy nhiêu. Trung Quốc cho rằng Mỹ đang làm gia tăng căng thẳng và “quân sự hoá” tình hình thông qua FONOP.

Theo tôi, nhận định đó là sai trái. Việc Trung Quốc xây dựng bảy đảo nhân tạo và bốn sân bay quân sự ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam mới chính là tác nhân gây căng thẳng trong khu vực gần đây. Một lúc nào đó, giới lãnh đạo Bắc Kinh sẽ nhận ra các hoạt động của họ ở Biển Đông gây phản ứng ngược đối với các lợi ích lâu dài của họ trong khu vực, đặc biệt lợi ích kinh tế.

FONOP chắc chắn sẽ được tiến hành thường xuyên, và một trong những lo ngại chính là liệu FONOP có dẫn tới một cuộc chạm trán vũ trang giữa Mỹ và Trung Quốc hay không. Dù hầu hết quốc gia trong khu vực hoan nghênh hành động của Mỹ, nhưng theo tôi, không quốc gia nào có lợi khi có chiến tranh xảy ra, trong đó các nước buộc phải chọn một bên để theo.

Ít có khả năng Trung Quốc sẽ sử dụng lực lượng vũ trang chống lại tàu hải quân Mỹ, dù lãnh đạo của Bắc Kinh cần phải chứng minh cho người dân thấy rằng họ đang phản đối Mỹ và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ mà họ tự nhận. Thay vào đó, Trung Quốc sẽ phản ứng hung hăng hơn bằng các biện pháp ngăn chặn trên không và trên biển.

Điều gây lo ngại hơn là nguy cơ xảy ra “va chạm trên biển”, cụ thể va chạm giữa các tàu, máy bay của lực lượng hai nước như vụ máy bay trinh sát EP3 Orion năm 2011, vụ tàu Cowpens năm 2103 và mới đây nhất là hai chiến đấu cơ Trung Quốc chặn máy bay trinh sát RC-135 của Mỹ vào tháng 9-2015.

Thời cơ thúc đẩy COC

Qua sự kiện tàu USS Lassen đi tuần tra gần các đảo nhân tạo do Trung Quốc xây dựng trái phép, tôi muốn nhấn mạnh bốn điểm chính. Thứ nhất, Trung Quốc tuyên bố bảo vệ chủ quyền với các thực thể đã chiếm ở Biển Đông. Tuy nhiên, việc xây dựng các đảo nhân tạo của Trung Quốc không phải để bảo vệ, mà là “thúc đẩy” các yêu sách chủ quyền của họ.

Do đó họ cũng đang cố gắng “thúc đẩy” việc diễn giải luật pháp quốc tế, cụ thể là Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS), theo cách riêng của họ. FONOP sẽ góp phần ngăn cản sự diễn giải sai lệch này.

Thứ hai, Trung Quốc muốn tung ra luận điệu rằng FONOP cho thấy Mỹ đang cố gắng kìm hãm một cường quốc đang trỗi dậy.

Thứ ba, Trung Quốc đã đưa ra những tuyên bố chung chung – chẳng hạn như “đường lưỡi bò” – không có căn cứ luật pháp quốc tế và mơ hồ về tính pháp lý.

Theo tôi, Mỹ và các quốc gia trong khu vực có lợi ích trong việc yêu cầu Trung Quốc giải thích rõ các tuyên bố pháp lý của họ. Tuy vậy, Trung Quốc vẫn “kiên định” từ chối.

Thứ tư, Mỹ cần phải tỏ ra quyết tâm trấn an các đồng minh và đối tác trong khu vực. Cũng quan trọng không kém là việc các quốc gia ASEAN phải nhận thấy rằng Mỹ làm điều này không chỉ vì lợi ích của chính họ, mà còn cho cả ASEAN.

FONOP của Mỹ cũng sẽ là một thời cơ quan trọng để các nước ASEAN thúc đẩy phác thảo ra bộ Quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC). Theo tôi, dù Trung Quốc có tham gia COC hay không cũng không quan trọng.

GS ZACH ABUZA
(Học viện Chiến tranh Hoa Kỳ)

* PGS Richard Heydarian (Đại học De La Salle Manila, Philippines):

Tuần tra là đặt ra lằn ranh

Mục đích của các nhiệm vụ FONOP là để đặt ra một lằn ranh, ngăn Trung Quốc tạo lập những “sự thật đã rồi” mà không bị truy cứu. Nhưng nguy cơ nằm ở chỗ FONOP sẽ khiến Trung Quốc đẩy mạnh việc củng cố sự hiện diện của mình trên thực địa.

Trừ khi Mỹ cam kết tăng cường triển khai lực lượng hải quân để giữ Trung Quốc trong tầm kiểm soát, nếu không thì chẳng có gì cho thấy FONOP có thể làm thay đổi rõ rệt các tính toán của Trung Quốc.

Về phản ứng của một số nước liên quan, Philippines hết lòng ủng hộ việc tuần tra của Mỹ. Nhưng ngoại trừ Nhật và Úc, tôi không chắc chắn liệu Mỹ có ký kết thoả thuận tuần tra chung với Philippines và Malaysia hay không.

Cả hai nước vốn là những quốc gia sẽ phải tự củng cố vị thế phòng thủ và phản đối các hành vi của Trung Quốc. Về mặt ngoại giao, Philippines và Malaysia nên ủng hộ các hoạt động tuần tra của Mỹ.

MINH CÁT thực hiện

QUỲNH TRUNG chuyển ngữ