03/11/2024

Chấn hưng giáo dục kiểu… tỉ phú Mỹ

Cho tiền để tăng lương cho giáo viên là cách mà tỉ phú Jim Simons muốn đầu tư cho giáo dục trong lĩnh vực toán học và khoa học cơ bản.

 

Chấn hưng giáo dục kiểu… tỉ phú Mỹ

 

Cho tiền để tăng lương cho giáo viên là cách mà tỉ phú Jim Simons muốn đầu tư cho giáo dục trong lĩnh vực toán học và khoa học cơ bản.



 

Nhà toán học kiêm thương gia Jim Simons - Ảnh: Reuters
Nhà toán học kiêm thương gia Jim Simons – Ảnh: Reuters

“Thay vì phê phán những giáo viên kém năng lực, việc có thể gây thêm nhiều rắc rối tới tinh thần làm việc trong toàn cộng đồng giáo dục, chúng tôi tập trung tôn vinh những giáo viên giỏi và tạo cho họ một vị thế trong xã hội

Tỉ phú 
Jim Simons

Theo Business Insider, mức lương của giáo viên ở Mỹ hiện tương đối thấp so với các quốc gia phát triển khác. Theo Trung tâm Thống kê giáo dục quốc gia Mỹ, thu nhập hằng năm của giáo viên là 56.383 USD, thấp hơn 1,3% so với mức thu nhập của… 13 năm trước!

Thông qua tổ chức phi lợi nhuận Math for America, người sáng lập Tập đoàn công nghệ Renaissance (trị giá 22 tỉ USD) góp thêm tiền trả lương cho các giáo viên dạy toán và khoa học xứng đáng được hỗ trợ tài chính.

Tỉ phú Jim Simons, người được tạp chí Forbes ước tính tài sản vào khoảng 14 tỉ USD, giải thích: “Chúng tôi sẽ tặng thêm tiền cho họ, 15.000 USD một năm. Hiện có 800 giáo viên dạy toán và khoa học thuộc các trường công lập ở thành phố New York nhận được hỗ trợ này. Năm tới sẽ là 1.000 giáo viên và số đó chiếm khoảng 10% tổng số giáo viên toán và khoa học tại các trường công lập ở New York”.

Được xem là một hiện tượng trong giới toán học thế giới không chỉ vì những đóng góp quan trọng trong khoa học mà còn bởi những thành tựu rực rỡ trong kinh doanh, ông Simons từng trải qua vai trò giảng dạy ở Đại học Harvard và Học viện Công nghệ Massachusetts khi còn trẻ.

Một chuyện ít người biết là ông Jim Simons từng bị sa thải trong thời gian làm việc cho Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA) chỉ vì phản ứng chống đối cuộc chiến tranh Mỹ gây ra tại Việt Nam những năm 1960-1970. Năm đó ông 29 tuổi.

Tuy nhiên, lần sa thải đó như một sự sắp bày của số phận để ông phát triển sự nghiệp toán học của mình và bước vào thương trường với sự thành công ngày càng rực rỡ của Tập đoàn Renaissance.

Điểm độc đáo của Renaissance là tuy hoạt động đình đám tại Phố Wall, nhưng tỉ phú Jim tuyển vào đội ngũ nhân sự toàn những người có thể bị xem là “trái ngành” như các nhà toán học, vật lý học và cả các nhà thiên văn học.

Ông lý giải về cách lựa chọn của mình: “Trên thực tế, việc đưa khoa học vào thế giới đầu tư đã giúp cải thiện thế giới đó. Nó giảm bớt tính bấp bênh và tăng tính thanh khoản”. Thực tế đã chứng minh ông đúng, Tập đoàn Renaissance tới nay đã trở thành mô hình kinh doanh nổi tiếng về việc đưa giới khoa học vào hoạt động thành công trong thương trường.

Ở tuổi 77, tỉ phú Jim Simons đang thật sự bước vào công cuộc “đầu tư” mới. Vợ chồng ông đang thúc đẩy sự phát triển nền toán học trên toàn nước Mỹ thông qua Quỹ Math for America, mà việc tăng thêm lương cho các giáo viên giỏi chỉ là ví dụ tiêu biểu.

Theo chia sẻ của tỉ phú Jim, vợ chồng ông bắt đầu thành lập quỹ cách nay 20 năm với ý nghĩ ban đầu coi đó như một cách phù hợp để làm từ thiện. Thoạt tiên họ chưa định hình tầm nhìn cho quỹ. Nhưng dần dần, tầm nhìn đã xuất hiện và trở thành trọng tâm của quỹ, đó là tập trung vào toán học, khoa học và các nghiên cứu cơ bản. Sáu năm trước, sau khi rời Renaissance, ông đã dành toàn bộ thời gian chăm chút cho quỹ phi lợi nhuận này.

 

D.KIM THOA ([email protected])