Lm. Pizzaballa kêu gọi Kitô hữu toàn thế giới đừng bỏ rơi Thánh Địa

GIÊRUSALEM – Cha Pierbattista Pizzaballa, Bề trên Tình dòng Phanxicô, quản thủ Thánh Địa, kêu gọi Kitô hữu toàn thế giới tiếp tục hành hương và đừng bỏ rơi Thánh Địa.

Lm. Pizzaballa kêu gọi Kitô hữu toàn thế giới đừng bỏ rơi Thánh Địa
 
GIÊRUSALEM – Cha Pierbattista Pizzaballa, Bề trên Tình dòng Phanxicô, quản thủ Thánh Địa, kêu gọi Kitô hữu toàn thế giới tiếp tục hành hương và đừng bỏ rơi Thánh Địa.

Cha đã đưa ra lời kêu gọi trên đây trong thông cáo công bố ngày 29 tháng 7 vừa qua. Cha ghi nhận rằng từ lâu vì các chiến cuộc tại Trung Đông và các vụ khủng bố sát hại của các nhóm Hồi cực đoan gây đổ máu cả tại các nước Tây phương, đã gieo rắc sợ hãi, số tín hữu hành hương Thánh Địa đã giảm sút rất nhiều, chỉ nội Italia không thôi số tín hữu hành hương đã giảm 40%. 

Cha bảo dảm với mọi ngưởi rằng các nơi thánh hoàn toàn an ninh, không có gì phải sợ hãi. Hơn bao giờ hết, các Kitô hữu Thánh Địa cần sự hiện diện và sự nâng đỡ của tín hữu hành hương hơn các nơi khác trên thế giới. Sống như Kitô hữu tại Thánh Địa có nghĩa là có một ơn gọi đặc biệt và phổ quát. Giáo hội Công giáo tại Thánh Địa gồm 3 nhóm: cộng đoàn các Kitô hữu Ảrập địa phưong; nhóm người Palesstin cổ xưa đại diện cho sự hiện diện Kitô truyền thống của Thánh Địa; và cộng đoàn Kitô do thái, một Giáo Hội mới đang dậy men bao gồm các tín hữu Tin Lành, các tín hữu Do Thái cứu thế và các tín hữu Công giáo cử hành phụng vụ bằng tiếng Do Thái, cộng đoàn quốc tế gồm nhiều công nhân ngoại quốc nhất là người Philippines, Nam Mỹ và Ấn Độ, sống tại Thánh Địa, và vài nhóm có nguồn gốc khác nhau, với nhiều lý do khác nhau và nhiều vai trò khác nhau, sống một thời gian ít nhiều ngắn dài tại Thánh Địa. 

Bên cạnh Giáo hội Latinh còn có các Giáo hội khác quan trọng như Giáo hội Chính thống Hy Lạp, Giáo hội Armeni và Giáo hội Copte. Ngay bên trong Giáo hội Công giáo cũng có nhiều nhóm khác với nhóm Latinh.

Cho tới nay, Giêrusalem và các nơi thánh là một dấu chỉ nền tảng của đức tin, chưng tá của cuộc sống, cái chết và sự sống lại của Chúa Giêsu đã được thành toàn nơi đây. Tại Thánh Địa có thể đọc cuộc đời Chúa Giêsu, trường học của Tin Mừng. Nơi đây người ta có thể học nhìn, lắng nghe, suy niệm và nếm hưởng sự thinh lặng để đón nhận ý nghĩa sâu thẳm và nhiệm mầu bước Chúa đi qua. 

Tại Thánh Địa, Kitô hữu đã luôn luôn là một thiểu số bé nhỏ nhưng với con tim nồng cháy và được mời gọi cống hiến một chứng tá cao cả của lòng tin, một sự hiện diện sống động, say mê lịch sử và các tư tưởng của mình, mà không sơ hãi các thay đổi và các cuộc gặp gỡ với các khác biệt, nhưng rộng mở, thanh thản, tụ do, tích cực, đồng thời rõ ràng, đâm rễ sâu trong ý thức căn tính và sự tuỳ thuộc của mình, hướng tới tương lai và tích cực gìn giữ các nơi thánh, cất giữ truyền thống và ký ức của toàn Kitô giáo.

Chính để cứu vãn sự hiện diện này, một lần nữa, tôi mời gọi các giáo phận, giáo xứ và phong trào đừng bỏ rơi chúng tôi, trái lại, làm việc để một chuyến hành hương là chứng tá của hoà bình và đối thoại. (SD 29-7-2015)

LIÊN HỘI ĐGM PHI CHÂU VÀ MADAGASCAR CÔNG BỐ NĂM THÁNH HÒA GIẢI

ACCRA – Để kỷ niệm 46 năm thành lập, Liên HĐGM Phi châu và Madagascar (SECAM) đã công bố Năm Thánh Hoà Giải về đề tài “Một Phi châu hoà giải để chung sống hoà bình”.

Thánh lễ khai mạc đã được cử hành tại Accra bên Ghana ngày 29 tháng 7 vừa qua. Năm Hoà Giải sẽ kết thúc ngày 29 tháng 7 năm 2016 trong đại hội khoáng đại tại Angola.

Sáng kiến Năm Hoà Giải Phi châu đáp lại lời mời gọi của ĐTC Bênêđictô XVI đưa ra trong Tông huấn hậu Thượng Hội đồng Giám mục Phi châu “Africae Munus”. Mục đích là để thăng tiến một năm hoà giải trên toàn đại lục để xin Thiên Chúa một ơn tha thứ đặc biệt cho tất cả mọi sự dữ và các thương tích, mà con người đã gây ra cho nhau tại Phi châu, và để hoà giải các người và các nhóm đã bị xúc phạm trong Giáo Hội và trong xã hội. Theo các lời của Đức nguyên Giáo hoàng, “đây là một năm thánh ngoại thường trong đó Giáo Hội toàn đại lục Phi châu và các đảo phụ cận cùng Giáo Hội hoàn vũ cảm tạ Thiên Chúa và cầu nguyện để nhận các ơn của Chúa Thánh Thần, đặc biệt là ơn hoà giải, công lý và hoà bình. “Giáo Hội tại Phi châu phục vụ hoà giải công lý và hoà bình” thực ra đã là đề tài của Thương Hội đồng Giám mục Ph châu kỳ II triệu tập năm 2009 tiếp tục Thương Hội đồng Giám mục Phi châu kỳ I do Đức Gioan Phaolo II triệu tập năm 1994 về gia đình, giáo dục và giáo lý.

ĐC Charles Palmerr Buckle, quản lý tổ chức SECAM, đã nhân danh ĐC Gabriel Mbilingi, Chủ tịch Liên HĐGM Phi châu và Madagascar, đã gửi một bức thư tới các HĐGM thành viên khich lệ việc cử hành Năm Thánh Hoà Giải này và cộng tác với các Uỷ ban Công lý và Hoà bình địa phương. 

ĐC cũng xin các GM toàn Phi châu tổ chức một ngày quyên góp đặc biệt cho tổ chức SECAM. Ngày này đã được thành lập trong đại hội lần thú XVI nhằm tài trợ các dự án truyền giáo, thăng tiến công lý và hoà bình cũng như các phương tiện truyền thông Công giáo.

Liên HĐGM Phi châu và Madagascarr quy tụ 37 HĐGM quốc gia và 8 HĐGM miền Phi châu đã được thành lập năm 1968 và do Đức Phaolô VI khai mạc trong chuyến viếng thăm mục vụ tại Uganda. (SD 28-7-2015)

CÁC GIÁO HỘI KITÔ PHÁT ĐỘNG CHIẾN DỊCH TRỢ GIÚP DÂN NGHÈO HY LẠP

ATHENES – Trong những ngày này, các Giáo hội Kitô đang mạnh mẽ phát động chiến dịch trợ giúp người nghèo tại Hy Lạp, đặc biệt các gia đình đông con, gia đình chỉ có cha hay mẹ với con cái tàn tật và người thất nghiệp đã lâu.

Ngày 29 tháng 7 vừa qua, ông Lauprêtre Julien, Chủ tịch Tổ chức Bác ái Pháp, kêu gọi tình liên đới của Kitô hữu Pháp đối với các anh chị em Hy Lạp, vì tại Hy Lạp trẻ em và các gia đình đang gặp nạn đói.

Giáo hội Chính thống Hy Lạp đang cố gắng hết sức để làm nhẹ bớt gánh nặng khổ đau của dân chúng. Trong thủ đô Athènes, các giáo xứ đang phân phát hàng ngàn bữa ăn miễn phí cho dân chúng. Từ năm ngoái tới nay đã có nửa triệu người được trợ giúp, 280 địa điểm phát thực phẩm đã được bố trí để trợ giúp người nghèo, và đã có 75.000 người tìm đến mua thực phẩm tại các “quán xã hội”. Giáo hội Chính thống đã bỏ ra 121 triệu Euros cho các sinh hoạt này. Trong các tuần qua, các toà thị sảnh địa phương cũng dấn thân trong công tác cứu trợ, qua việc trợ giúp thực phẩm, thuốc men và quần áo. Rất nhiều tổ chức bác ái và thiện nguyện viên, tuy cũng là nạn nhân của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính, nhưng cũng hy sinh trợ giúp những gia đình không có điện nước. Các hãng xưởng địa phương cũng giúp một tay trong công tác cứu trợ. Chẳng hạn, hệ thống quán bán bánh “Venetis” đã phân phát mỗi ngày hơn 100.000 bánh mì tròn lớn tại 80 tiệm của mỉnh, tức 1/3 số bánh sản xuất mỗi ngày.

Cả trong các khu phố khá giả của thủ đô Athènes, dân chúng cũng xuống đường để tìm thực phẩm. Chẳng hạn ông Pedikas, hoạ sĩ thất nghiệp, cứ chờ khi nào giá thực phẩm giảm phân nửa mới đi chợ. Khi không thể mua thì ông đi lượm rau trái hàng quán vứt bỏ về ăn.

Giáo hội Chính thống sẵn sàng bỏ tài sản của mình để trợ giúp dân chúng và đương đầu với các nợ nần của chính quyền. Hiện nay tại Hy Lạp số người thất nghiệp cao nhất Âu châu 24,8%, tiếp đến là Tây Ban Nha 22,6% rồi tới Bồ Đào Nha 13,1%. (SD 29-7-2015)

ĐỨC THƯỢNG PHỤ KYRIL KÊU GỌI NGƯNG ĐỔ MÁU TẠI UCRAINA

MÁTSCƠVA – Đức Thượng phụ Kyril, Giáo chủ Chính thống Nga, đã kêu gọi chính quyền Nga và Ucraina nỗ lực chấm dứt đổ máu tại Ucraina.

Đức Thượng phụ Kyril đã đưa ra lời kêu gọi trên đây trong sứ điệp gửi Tổng thống Vladimir Putin và Tổng thống Petro Poroshenko, nhân lễ kỷ niệm 1.000 năm Thánh Vladimir I, thành Kiev, qua đời. Lễ này năm nay trùng với biến cố mừng 1027 năm nước Nga theo Kitô giáo và Thánh vương Vlađimir là tác nhân chính.

Trong sứ điệp, Đức Thượng phụ Kyril viết: “Trong ngày kỷ niệm biến cố nước Nga thánh được rủa tội, đặt nền cho sự hiệp nhất tinh thần của các dân tộc Nga và Ucraina và đã dạy chúng ta tinh yêu thương Kitô và sự tha thứ, với con tim sầu khổ nhân danh Giáo hội Chíng thống Nga, tôi xin quý vị làm mọi cố gắng để ngưng đổ máu.” 

Đề cập tới cuộc chiễn vẫn tiếp diễn tại Ucraina, Đức Thượng phụ Kyril nhắc lại rằng những người dễ bị tổn thương nhất trong chiến cuộc là các trẻ em và các người tàn tật. Giáo Hội cống hiến sự trợ giúp có thể cho các nạn nhân của cả hai phía, và trong mọi buổi cử hành phụng vụ trong tất cả mọi nhà thờ, tín hữu hãy dâng lên lời cầu nguyện sốt sắng cho hoà bình trở lại. Cả Đức cha Onufry, TGM Kiev và toàn Ucraina cũng đang làm tất cả những gì có thể cho việc hoà giải và tái hiệp nhất nhân dân Ucraina. Các biến cố hiện nay cho thấy sự cần thiết củng cố sự hiệp nhất và nâng đỡ nhau giữa các dân tộc Slaves.

Tột đỉnh lễ nghi kỷ niệm đã được cử hành ngày 28-7 vừa qua tại Matscơva cũng như tại Ucraina và trong toàn thế giới Chính thống. Đức TGM Onufry đã cử hành Thánh lễ trong Đan viện Grotte ở Kiev, sau một cuộc rước kiệu dài có sự tham dự của hàng ngàn tín hữu. Trong khi Tổng thống Poroshenko và hàng lãnh đạo chính trị đã tham dự lễ nghi do Đức Thượng phụ Kiev Filaret cử hành trong Nhà thờ Chính tòa Thánh Vladimir. (SD 29-7-2015)

 

Linh Tiến Khải