11/01/2025

Tìm lại ánh sáng nhờ phương pháp ghép giác mạc Boston K-Pro

Ghép giác mạc là một thành tựu y học có lịch sử hơn 100 năm, giúp đem đến ánh sáng cho rất nhiều người không may bị mù loà vì bệnh lý giác mạc.

 

Tìm lại ánh sáng nhờ phương pháp ghép giác mạc Boston K-Pro

 

 

Ghép giác mạc là một thành tựu y học có lịch sử hơn 100 năm, giúp đem đến ánh sáng cho rất nhiều người không may bị mù loà vì bệnh lý giác mạc. Những năm gần đây, phương pháp ghép giác mạc nhân tạo với nhiều thành công vượt bậc, gia tăng số ca thành công đáng kể, thậm chí với những trường hợp hai mắt bị hư hỏng nặng.


 

Tìm lại ánh sáng nhờ phương pháp ghép giác mạc Boston K-Pro - ảnh 1Khám và tư vấn bệnh lý giác mạc cùng Phó giáo sư Jodhbir Singh Mehta – Ảnh: FV
“Bị mù vì lửa than, nhưng tôi đã tìm lại được ánh sáng”
 
 
Nhằm cung cấp các thông tin về việc điều trị các bệnh lý giác mạc, Bệnh viện FV tổ chức Hội thảo cộng đồng “Phục hồi thị lực do tổn thương giác mạc bằng phương pháp cấy ghép giác mạc nhân tạo Boston K-Pro”. Diễn giả trình bày hội thảo là Phó giáo sư Jodhbir Singh Mehta – Trưởng khoa Giác mạc của Trung tâm mắt quốc gia Singapore (SNEC).
Hội thảo sẽ diễn ra vào lúc 8 giờ 30 sáng thứ bảy, ngày 20.6.2015 tại khách sạn Liberty Central Sài Gòn Riverside (17 Tôn Đức Thắng, Q.1, TP.HCM), vào cửa tự do. Đặt hẹn tham dự hội thảo: 0962627847  hoặc 08.54113333 (nhánh máy 1336).

 

Anh N.V.H (37 tuổi, TP.HCM) đã bị mất thị lực do một tai nạn hết sức bất ngờ. Một lần khi cùng bạn bè nhậu quanh nồi lẩu được đun bằng than củi, anh khom người về phía bếp, dùng que khều than để lửa cháy to hơn, không may than nổ và văng những mảnh than nhỏ vào cả hai mắt. Rất đau đớn, anh H. được bạn rửa mắt dưới vòi nước, nhưng khi về nhà thì tình trạng mắt càng nặng hơn, không chỉ đau rát mà mờ dần.

Dùng thuốc nhỏ mắt nhưng không đỡ, anh tới một trung tâm mắt khám và được kết luận là giác mạc bị hỏng nặng, phải ghép giác mạc mới có cơ hội để hồi phục thị lực. Tuy nhiên, vì tình trạng bỏng mắt của anh quá nặng, bác sĩ nói không thể dùng phương pháp ghép giác mạc thông thường. Anh H. bàng hoàng, đau khổ bởi là lao động chính trong gia đình, nếu không nhìn thấy ánh sáng, anh không còn khả năng lao động để nuôi gia đình.
Tình cờ anh nghe tin Bệnh viện FV phối hợp với Trung tâm mắt quốc gia Singapore (SNEC) để khám chữa bệnh cho các bệnh nhân bị hỏng giác mạc nặng. Đây là một trong những trung tâm ghép giác mạc hàng đầu thế giới, nơi có các thành tựu y khoa mới nhất về chuyên ngành mắt và tập trung đội ngũ y bác sĩ nổi tiếng thế giới. Chương trình hợp tác này từ năm 2006 giữa bệnh viện FV và SNEC, đã giúp nhiều bệnh nhân VN lấy lại ánh sáng cho đôi mắt.
Anh H. đã được tư vấn sang Singapore để phẫu thuật thay giác mạc nhân tạo Boston K-Pro. Hy vọng tràn trề, anh được đưa sang Singapore điều trị. Và khi trở về, trước niềm vui của gia đình và người thân, anh H. đã tìm lại ánh sáng cho mắt.
Ghép giác mạc nhân tạo Boston K-Pro cho bệnh nhân mù nặng
Phó giáo sư Jodhbir Singh Mehta – Trưởng khoa Giác mạc của SNEC, thành viên của Hiệp hội Nhãn khoa Hoa Kỳ, thành viên của Hiệp hội Giác mạc châu Á (ACS) cho biết, anh H. là một trong số nhiều bệnh nhân bị hỏng giác mạc nặng nhưng không thể ghép giác mạc theo phương pháp thông thường, đã tìm lại ánh sáng nhờ phương pháp ghép giác mạc nhân tạo do chính tay ông thực hiện. Là chuyên gia thế giới có hơn 20 năm kinh nghiệm về các kỹ thuật ghép giác mạc tiên tiến, Phó giáo sư Jodhbir Singh Mehta cho biết, ghép giác mạc nhân tạo Boston K-Pro có thể giúp hồi phục cho những bệnh nhân bị mù rất nặng, như các bệnh nhân bị tạt a xít, bị hoá chất bắn vào mắt, các phoi sắt hàn rơi vào mắt…
Với phương pháp ghép giác mạc Boston K-Pro, bác sĩ sẽ sử dụng 1 mô cấy ghép có hình dạng chiếc nút áo có 4 phần đặt khít vào nhau trước khi phẫu thuật, nhằm khôi phục tầm nhìn dài hạn cho bệnh nhân bị hỏng giác mạc nghiêm trọng, bao gồm cả trường hợp đã từng điều trị giác mạc thất bại trước đó. Ưu điểm của phương pháp ghép giác mạc Boston K-Pro là hạn chế tỷ lệ thải ghép.
Trong thực tế, nhiều bệnh nhân cấy ghép giác mạc sau một thời gian mắt lại bị mờ đi. Phó giáo sư Mehta lý giải: “Nguyên nhân quá trình hậu phẫu chưa tốt, do đó, việc ghép giác mạc cần phải có sự theo dõi và chăm sóc chặt chẽ tại các bệnh viện lớn. Với bệnh nhân VN, quá trình này được đảm bảo bởi Bệnh viện FV khiến chúng tôi rất yên tâm. Vì ghép giác mạc thành công phụ thuộc một số yếu tố như kích thước sẹo, sẹo có còn mạch máu tân sinh hay không… FV sẽ giúp chúng tôi kiểm tra và quyết định. Sau khi ghép giác mạc, bệnh nhân còn cần được theo dõi định kỳ, dùng thuốc đặc trị để bảo đảm thẩm mỹ và chức năng mắt…”.

Y Linh