10/01/2025

Không có tiền, cứ tự tin đi thi !

Rất nhiều thí sinh, phụ huynh đã thể hiện sự quan tâm lớn đến chương trình tư vấn truyền hình trực tuyến Tiếp sức mùa thi với chủ đề “Đồng hành cùng thí sinh” diễn ra vào chiều 3.6.

 

Không có tiền, cứ tự tin đi thi !

 

 

Rất nhiều thí sinh, phụ huynh đã thể hiện sự quan tâm lớn đến chương trình tư vấn truyền hình trực tuyến Tiếp sức mùa thi với chủ đề “Đồng hành cùng thí sinh” diễn ra vào chiều 3.6.

 

 

Anh Lê Quốc Phong cho biết chương trình Tiếp sức mùa thi 2015 có nhiều thay đổi phù hợp với kỳ thi - Ảnh: Đào Ngọc ThạchAnh Lê Quốc Phong cho biết chương trình Tiếp sức mùa thi 2015 có nhiều thay đổi phù hợp với kỳ thi – Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Chương trình do T.Ư Hội Sinh viên VN, Bộ GD-ĐT, Báo Thanh Niên và Tập đoàn Thiên Long tổ chức.
Đến dự có anh Lê Quốc Phong, Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên VN và đại diện các đơn vị trực tiếp tư vấn: ông Đỗ Thanh Duy, Trưởng phòng Quản lý thi và công nhận văn bằng Bộ GD-ĐT; chị Chu Hồng Minh, Phó chủ tịch thường trực Hội Sinh viên VN TP.Hà Nội; anh Quách Hải Đạt, Giám đốc Trung tâm hỗ trợ học sinh, sinh viên TP.HCM và thạc sĩ tâm lý Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu, giảng viên Trường ĐH Sư phạm TP.HCM.
41.000 tình nguyện viên đã sẵn sàng
 
 
Không có tiền, cứ tự tin đi thi ! - ảnh 2
Nếu các bạn thật sự không đủ tiền trang trải trong 4 ngày dự thi, chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ tới nơi, tới chốn
Không có tiền, cứ tự tin đi thi ! - ảnh 3
 
Quách Hải Đạt

Giám đốc Trung tâm hỗ trợ 
học sinh, sinh viên TP.HCM

 

Phát biểu khai mạc, anh Lê Quốc Phong cho biết kỳ thi THPT quốc gia năm nay có nhiều đổi mới. Vì vậy, chương trình cũng có nhiều thay đổi phù hợp với kỳ thi. Chương trình sẽ hỗ trợ về di chuyển, ăn ở đi lại cho thí sinh (TS) và người nhà, đặc biệt là các TS có hoàn cảnh khó khăn để có thể đạt được kết quả cao nhất.

Anh Lê Quốc Phong nói: “Đến nay, theo thông tin từ các địa phương, tính riêng 23 tỉnh thành có các cụm thi, đã có trên 2.000 đội hình với 41.000 tình nguyện viên cùng tham gia. Công việc khảo sát nhà trọ, phương án đón tiếp các TS và phụ huynh… đều đã sẵn sàng”.
Đề cập đến những điểm mới của chương trình năm nay, anh Quách Hải Đạt, Giám đốc Trung tâm hỗ trợ học sinh, sinh viên TP.HCM so sánh: “Hằng năm kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ được diễn ra 3 đợt, với thời gian từ ngày 3 – 17.7. Trong năm nay, TS chỉ tham dự 1 đợt duy nhất trong các ngày 1 – 4.7. Do có điểm khác biệt lớn là TS tập trung một lần, vào một thời điểm nhất định nên số lượng rất lớn. Chúng tôi đã phối hợp với các đơn vị như: Cảnh sát giao thông, các chủ nhà trọ… để mọi việc diễn ra thuận lợi, có những phương án tốt nhất, an toàn nhất cho TS”.
Anh Đạt thông tin thêm: Hiện nay đã có 9.000 tình nguyện viên cấp thành đăng ký. Trung tâm cũng đã làm công văn đề nghị TP.HCM hỗ trợ 60.000 vé xe buýt. Bên cạnh đó sẽ huy động các đơn vị vận tải công cộng, phương tiện xe máy, xe đạp của tình nguyện viên… để đưa đón TS. Tất cả các đội hình sẵn sàng đón tiếp TS từ ngày 14.6.
Chị Chu Hồng Minh, Phó chủ tịch thường trực Hội Sinh viên Hà Nội, cho biết: Lực lượng tình nguyện viên hỗ trợ tiếp sức mùa thi dự kiến có hơn 12.000 người (cấp thành phố là 2.000 người và cấp cơ sở là 10.000 người). Theo chị Minh, hiện đã có gần 25.000 chỗ ở trong ký túc xá, với đa phần miễn phí và giá rất rẻ. Bên cạnh đó, ngân hàng nhà trọ đang cập nhật thêm những địa chỉ mới ở trong dân (được đưa lên website tiepsucmuathi.edu.vn). Đặc biệt, mô hình Cùng bạn đi thi (1 tình nguyện viên kèm 1 TS để hỗ trợ ăn ở, đi lại miễn phí) năm nay được mở rộng, xác định đối tượng cụ thể và sớm hơn.
Cách trị “bệnh run” khi vào phòng thi
Nhiều câu hỏi liên quan đến tâm lý căng thẳng trước kỳ thi được gửi đến chương trình tư vấn trực tuyến.
Một bạn đọc tên Minh Ngân (ở Quy Nhơn) hỏi: “Trước kỳ thi, đa số học sinh có tâm lý lo sợ đủ thứ. Làm thế nào để yên tâm và làm bài đạt kết quả tốt nhất?”. Trong khi đó, Hương Tuyền (học sinh lớp 12, ở Cần Thơ) tâm sự: “Khi mới bước vào mỗi kỳ thi, trống ngực em thường đánh dồn dập, ngay cả khi em đã ôn bài khá kỹ. Có cách nào giúp em trị được bệnh run này?”.
Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu chia sẻ: “Kỳ thi năm nay có hình thức mới, vì mới nên chúng ta có nhiều nỗi lo. Chúng ta hay hình dung những điều chưa biết trong kỳ thi và hay… hù dọa chính mình. Để vượt qua những nỗi lo đó, đầu tiên các bạn hãy nghĩ rằng kỳ thi không chỉ mới với riêng mình ta mà mới với tất cả các TS. Các bạn nên hạn chế tưởng tượng những điều không hay, như lỡ không thi đậu thì sao, bạn bè, gia đình sẽ nhìn mình như thế nào… Thay vào đó, bạn nên tập trung vào việc học, không để dồn quá tải. Trong hoàn cảnh hiện tại, cái khó sẽ ló cái khôn. Bạn đừng nhắm mắt ôn thi mà phải tìm ra phương pháp tốt nhất cho việc học của mình”.
Bạn đọc ở tỉnh Bình Thuận và Bình Phước lo lắng: Em thuộc diện gia đình khó khăn nhưng muốn về TP.HCM dự thi, vậy có tổ chức nào hỗ trợ miễn phí về chỗ trọ và đi lại? Nếu trong túi em chỉ có 300.000 đồng thôi thì phải xoay xở ra sao?. Anh Quách Hải Đạt khẳng định: “Tại Bến xe Miền Đông, Bến xe Miền Tây, Bến xe An Sương luôn có các đội sinh viên tình nguyện túc trực. Nếu TS có hoàn cảnh khó khăn, thậm chí trong túi không đủ tiền để đi xe về nhà trọ thì các tình nguyện viên sẽ đưa TS đến địa điểm mà các bạn cần đến và hoàn toàn miễn phí. Ngoài ra, các bạn còn được hỗ trợ các suất ăn, ở miễn phí. Những trường hợp đặc biệt khó khăn sẽ được chúng tôi vận động hỗ trợ vé xe về quê”.
Anh Đạt nói thêm: “Nếu các bạn thật sự không đủ tiền trang trải trong 4 ngày dự thi, chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ tới nơi, tới chốn”.
Ngoài ra, anh Đạt còn tư vấn: “Phụ huynh hãy yên tâm để con em đi một mình vì tại TP.HCM đã có chúng tôi, những sinh viên, tình nguyện viên bảo đảm an toàn, thuận tiện nhất cho TS”.
Chỉ nên mang theo kinh phí vừa đủ
Trước nỗi lo bị mất đồ, cướp giật của TS, anh Đạt lưu ý: “Những phụ huynh, TS đến TP.HCM dự thi chỉ nên mang theo kinh phí vừa đủ cho TS dự thi. Những trường hợp bị mất cắp, cướp giật, điều đầu tiên là các phụ huynh, TS liên lạc với các số điện thoại được cung cấp, các điểm tình nguyện viên… Chúng tôi sẽ giúp sức mọi việc để TS có thể nhanh chóng làm các thủ tục để được dự thi”.
Cũng như TP.HCM, chị Chu Hồng Minh cho hay tại Hà Nội có đội hình bảo đảm an ninh của Công an TP.Hà Nội và của các sinh viên tình nguyện ở Học viện Cảnh sát Nhân dân. Sắp tới tại Hà Nội sẽ cung cấp 8 đường dây nóng để bất cứ lúc nào cũng có thể theo sát hỗ trợ các bạn trong mọi vấn đề. Chị Minh cũng nhấn mạnh: “Các bạn không nên mang theo nữ trang đắt tiền, tài sản có giá trị vì trong hoàn cảnh quá đông người rất dễ xảy ra mất cắp, cướp giật”.

Như Lịch – Lê Thanh