10/01/2025

Ai cần… viên gạch thời bao cấp?

Chỉ một viên gạch xếp hàng nhưng lại phản ảnh phẩm giá con người của một thời khốn khó nhưng trong trẻo: tự trọng, quy củ, nề nếp. Nhưng nay, mọi chuyện đã khác. Chỉ vì cố được hưởng miễn phí, người ta có thể đánh mất chính mình.

 

Ai cần… viên gạch thời bao cấp?

 

 

Chỉ một viên gạch xếp hàng nhưng lại phản ảnh phẩm giá con người của một thời khốn khó nhưng trong trẻo: tự trọng, quy củ, nề nếp. Nhưng nay, mọi chuyện đã khác. Chỉ vì cố được hưởng miễn phí, người ta có thể đánh mất chính mình.


 

công viên nước hồ TâyHình ảnh cô gái rách bikini ở công viên nước hồ Tây bị đám đông vây quanh được dân mạng chia sẻ – Ảnh chụp màn hình
Sự việc hàng nghìn người chen nhau, vượt rào cao hơn 2 m vào công viên nước Hồ Tây (Hà Nội) để được tắm, vui chơi miễn phí sáng 19.4 gây xôn xao dư luận trong mấy ngày qua.
Trên mặt báo nhan nhản hình ảnh về những ông bố bế con trèo qua rào sắt nhọn hoắt khá nguy hiểm và phản cảm. Rồi cảnh những nam thanh niên cởi trần đi trong suối lười té nước, sàm sỡ những cô gái mặc bikini và gào thét không khác gì quân trận.
Thủ đô đâu thiếu chỗ vui chơi, nhưng sao cứ phải đổ về công viên nước Hồ Tây để rồi vui chơi thì ít mà hành xác thì nhiều. Tất cả cũng chỉ tại hai từ “miễn phí”.
Chuyện đáng buồn này không phải lần đầu có ở Thủ đô. Cách đây hai năm, ngày 24.10.2013, người dân cả nước đã ngỡ ngàng trước hình ảnh cả nghìn người chen lấn, xô đẩy nhau ở một cửa hàng sushi trên phố Đoàn Trần Nghiệp (Hà Nội) để nhận suất ăn miễn phí trong ngày khai trương khiến cho giao thông tắc nghẽn nhiều giờ.
Rồi cảnh hàng trăm người tranh giành nhau áo mưa phát miễn phí trước cửa UBND quận Ba Đình (Hà Nội) trong sự kiện “Đừng để bị ướt mưa!” tổ chức vào ngày 12.9.2013. Nhiều người chạy hẳn lên sân khấu, tranh giành, thậm chí giật áo mưa từ tay vị đại diện người Hà Lan và các tình nguyện viên. Cảnh hỗn loạn ấy đã khiến một hoạt động chào mừng 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Hà Lan vốn trang trọng trở nên xấu xí và bạn bè quốc tế được phen “khiếp vía”.
Cũng tại thành phố này, vào đầu tháng 12.2013, hàng nghìn người đổ về uống bia miễn phí tại lễ hội bia được tổ chức ở cung

 
 

Người Việt có câu “của rẻ là của ôi”, nhưng xem ra nhiều người Việt hiện nay không cưỡng nổi sự cám dỗ của thứ “của ôi” kia. Trong cuộc toan tính thiệt hơn thứ đồ cho không ấy, họ đang mất nhiều hơn được: mất tự trọng, mất thời gian và nhất là đánh mất chính mình.

 

 

thể thao Quần Ngựa. Cảnh tượng “tham ăn tục uống” đã xảy ra khi nhiều người phá rào nhảy vào khu vực rót bia, rồi ôm cả bom bia đến bàn mình để uống.

Vì một chút lợi, người ta sẵn sàng quẳng đi lòng tự trọng. Người Việt có câu “của rẻ là của ôi”, nhưng xem ra nhiều người Việt hiện nay không cưỡng nổi sự cám dỗ của thứ “của ôi” kia. Trong cuộc toan tính thiệt hơn thứ đồ cho không ấy, họ đang mất nhiều hơn được: mất tự trọng, mất thời gian và nhất là đánh mất chính mình.
Những chuyện phản cảm nêu trên cho thấy tâm lý tham rẻ, thích được xài đồ “chùa”. Hễ thấy chỗ nào xúm đông xúm đỏ có thể đoán luôn là nơi đại hạ giá hoặc tặng đồ miễn phí. Nó thể hiện rõ nét thói a dua, không có trật tự.
Cuộc sống của người dân hiện thời khá giả hơn trước rất nhiều nhưng sao ý thức tệ tới vậy? Và người ta thường ngoái nhìn lại cái thời bao cấp khốn khó để mà so sánh: Khổ đấy nhưng trật tự và nhiều tình thương.
Trải qua thời bao cấp, ai cũng biết cảnh xếp xếp hàng trật tự mua thực phẩm, đồ dùng sinh hoạt trước cửa hàng mậu dịch. Những ai đến trước nhưng có việc phải ra ngoài thì đặt viên gạch như một cách xác nhận sự có mặt của mình, không có sự tranh giành, chụp giựt.
Không thể quên được hình ảnh người dân Nhật xếp hàng nhận đồ cứu trợ, xe cộ đi lại trong trật tự, không hề hỗn loạn khi xảy ra thảm hoạ động đất, sóng thần hồi tháng 3.2011. Những hình ảnh đó đã khiến thế giới phải nghiêng mình khâm phục người Nhật. Thuở còn đi học phổ thông, chúng tôi vẫn thường xếp hàng trật tự để lần lượt ra cổng khi tan trường. Đó là nét đẹp học đường, nhưng rất tiếc nó không được mọi người áp dụng khi cần thiết.
Chắc chắn không ai muốn một nền kinh tế bao cấp nhưng trật tự xã hội, ý thức cộng đồng của một thời quá khứ sẽ khiến nhiều người ngán ngẩm khi nhìn vào thực trạng hôm nay.
Chỉ một viên gạch xếp hàng cũng cho thấy phẩm giá con người của một thời khốn khó nhưng trong trẻo: tự trọng, quy củ, nề nếp. Vậy nhưng trong hành trình hội nhập này, “viên gạch” ấy đang bị loại khỏi hành trang vì nhiều người cho rằng mang theo chỉ thêm nặng.

Vũ Ngọc Khánh (*