Thư gửi Ban Thường vụ Hội đồng Giám mục Việt Nam Tường trình việc chuẩn bị cuốn Niên giám GHCGVN 2015

Nhân dịp kỷ niệm 400 năm Giáo hội Công giáo Việt Nam (GHCGVN) đón nhận Tin Mừng từ đoàn thừa sai Dòng Tên (1615-2015), chúng con đã dự định thực hiện cuốn Niên giám Giáo hội Công giáo Việt Nam 2015 như là một dịp nhìn lại sơ lược lịch sử quãng đường 400 năm qua và bắt đầu một giai đoạn mới GHVN: giai đoạn tích cực dấn thân cho công cuộc Tân Phúc Âm hoá.

 Thư gửi Ban Thường vụ Hội đồng Giám mục Việt Nam

Tường trình việc chuẩn bị cuốn Niên giám GHCGVN 2015

 

TP.HCM, ngày 30/9/2014

 

Kính trình Quý Đức cha,

Nhân dịp kỷ niệm 400 năm Giáo hội Công giáo Việt Nam (GHCGVN) đón nhận Tin Mừng từ đoàn thừa sai Dòng Tên (1615-2015), chúng con đã dự định thực hiện cuốn Niên giám Giáo hội Công giáo Việt Nam 2015 như là một dịp nhìn lại sơ lược lịch sử quãng đường 400 năm qua và bắt đầu một giai đoạn mới GHVN: giai đoạn tích cực dấn thân cho công cuộc Tân Phúc Âm hoá.

1. Dự định

Sau khi tiếp xúc với Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm và theo đề nghị của ngài, ngày 20/2/2014 chúng con đã gửi thư xin cộng tác cho cuốn Niên giám GHCGVN 2015 với thành phần Ban Biên tập (thêm Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm) và nội dung gồm 50 chương, dày khoảng 1.000 trang, khổ 15x21cm: 9 chương đầu viết về Giáo hội Công giáo toàn cầu, 14 chương viết về GHCGVN, 26 chương dành cho 26 giáo phận, chương cuối cùng dành cho cộng đồng Công giáo hải ngoại. Dự tính sách sẽ ra mắt vào dịp 18/1/2015 là ngày 400 năm trước đoàn Thừa sai Dòng Tên cập bến Cửa Hàn, Đà Nẵng.

2. Tiến độ thực hiện

Hơn một tháng sau hạn nộp bài (15/5/2014), tính đến ngày 27/6/2014: chúng con nhận được bài của 12 giáo phận. Tính đến ngày 30/9/2014: chúng con nhận được bài của 23 giáo phận.

Hiện còn 3 giáo phận chưa gửi bài cho Ban Biên tập: Đà Nẵng, TP.Hồ Chí Minh, Xuân Lộc.

Chúng con hy vọng các giáo phận này sẽ gửi sớm bài cho chúng con.

Các bài khác về Giáo Hội toàn cầu và Giáo Hội Việt Nam đang được gấp rút chuẩn bị và hy vọng sẽ xong vào cuối tháng 10/2014.

Chúng con hy vọng sẽ hoàn thành được bản thảo để xin phép vào giữa tháng 11/2014 và có thể tiến hành in vào tháng 12/2014.

3. Một vài đề nghị liên quan đến cuốn Niên Giám

3.1. Vấn đề diện tích và dân số

Trong thư gửi Quý Đức cha ngày 27/6/2014: chúng con đã lưu ý đến những con số không chính xác về diện tích và dân số của một ít giáo phận, để xin quý giáo phận điều chỉnh. Chúng con sẵn sàng trợ giúp việc này nếu Quý Đức cha có nhu cầu, nhưng rất cần các giáo phận cho chúng con biết ranh giới của giáo phận và gửi cho chúng con một tấm bản đồ của giáo phận để chúng con phối hợp với các cơ quan chức năng như Cục Bản đồ, Cục Thống kê để tìm ra con số chính xác.

3.2. Những chương trình và kế hoạch dài hạn

Để mở ra một giai đoạn mới cho Giáo hội Việt Nam, chúng con tự hỏi không biết Quý Đức cha có cần đề nghị các uỷ ban giám mục của HĐGMVN hoạch định sơ bộ chương trình và kế hoạch dự định trong khoảng 10-20 năm tới? Nếu Uỷ ban nào có sẵn rồi, chúng con có thể sẽ đưa vào cuốn Niên giám cho cộng đồng dân Chúa biết. Hoặc chính HĐGMVN lần họp Hội nghị Thường Niên vào tháng 10 này có thể đưa ra một chương trình và kế hoạch dài hạn qua một thư chung không? Chúng con sẽ rất vui mừng được đưa thư đó vào phần của chương 16: Hội đồng Giám mục Việt Nam hoặc chương 13: Một số văn kiện quan trọng của Giáo hội Việt Nam.

3.3. Một vài chương cần bổ sung

Chương 16 – Hội đồng Giám mục Việt Nam: chúng con xin Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm hay một Đức cha trong Ban Thường vụ viết 1 bài về HĐGMVN.

Chương 17 – Các chủng viện ở VN: chúng con xin Đức cha Antôn Vũ Huy Chương và cha Giuse Đỗ Mạnh Hùng giúp đỡ chúng con.

Chương 22 – Mẹ La Vang: chúng con xin Tổng Giáo phận Huế phụ trách chương này và nói thêm về công trình xây dựng Trung tâm Hành hương.

Chương 50 – Cộng đồng Công giáo Hải ngoại: chúng con đã nhận được bài của Đức ông Giuse Mai Đức Vinh về cộng đồng Công giáo Pháp. Trong tháng 7-8 vừa qua, chúng con đã tiếp xúc với Đức cha Mai Thanh Lương, các cha Joachim Lê Quang Hiền, Trần Công Nghị, Nguyễn An Ninh cho chương 50 của cuốn Niên Giám.

Sau hết, chúng con hết lòng cám ơn Quý Đức cha đã cầu nguyện và nâng đỡ chúng con trong công trình này.

Kính chúc Quý Đức cha luôn an mạnh và dồi dào ơn Chúa.

Kính thư,

TM. Ban Biên tập

Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn

 

NB. Chúng con xin kèm theo đây:

1. Thư gửi các giáo phận ngày 20/2/2014

2. Dự thảo các phần nội dung và tác giả biên soạn

3. Thư trình về tiến độ thực hiện ngày 27/6/2014

 

NIÊN GIÁM GIÁO HỘI CÔNG GIÁO VIỆT NAM

Số: 01/2014/TB-NG                                                    

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20/2/2014

 

Thư thông báo

 

Kính gửi: Đức Hồng y, Quý Đức cha

Quý cha, Quý tu sĩ và cộng đồng dân Chúa,

 

Trích yếu: V/v biên soạn và xuất bản

sách Niên giám Giáo hội Công giáo Việt Nam 2015

 

Kính thưa: Đức Hồng y, Quý Đức cha

Quý cha, Quý tu sĩ và Cộng đồng Dân Chúa,

Nhân dịp kỷ niệm 400 năm Dòng Tên đến loan báo Tin Mừng ở Việt Nam (1615-2015), theo yêu cầu của nhiều đức cha và độc giả, chúng con dự định sẽ thực hiện cuốn Niên giám Giáo hội Công giáo Việt Nam 2015, dựa trên nội dung cuốn Niên giám 2005 với nhiều điểm cập nhật cho cả ba phần của cuốn sách và một số bài viết mới.

Quả thật, từ Niên giám 2005 đến nay, đã có nhiều sự thay đổi trong Giáo Hội toàn cầu cũng như Giáo hội Việt Nam về: cơ cấu tổ chức và nhân sự mới trong Giáo Hội toàn cầu, thiết lập giáo phận mới như giáo phận Bà Rịa ở Việt Nam, các dòng tu với những cơ sở mới, các giáo hạt, giáo xứ với nhân sự mới. Số lượng dữ liệu cần cập nhật riêng về nhân sự, địa chỉ, điện thoại đã lên tới hàng chục ngàn.

Vì thế, chúng con sẽ cố gắng biên soạn và thực hiện cuốn Niên giám Giáo hội Công giáo Việt Nam 2015 như một cầu nối giúp mọi người trong cộng đồng Dân Chúa, trong cũng như ngoài nước, gắn bó và hiệp thông với nhau.

Chúng con sẽ gửi kèm theo thông báo này Bản Dự thảo Nội dung Niên giám 2015 và bài của từng giáo phận trong Niên giám 2005 trước đây để làm mẫu đối chiếu, sửa chữa và cập nhật. Chúng con cũng sẽ gửi đến các chủng viện, các dòng tu, các cơ sở của Giáo Hội để xin phần dữ liệu đóng góp cho cuốn Niên giám 2015. Đức Hồng y, Quý Đức cha, Quý cha, Quý tu sĩ và cộng đồng dân Chúa có thể liên lạc, gửi bài viết, đóng góp ý kiến theo địa chỉ email: [email protected].

Chúng con dự định Biên Biên tập gồm: Đức cha Michael Hoàng Đức Oanh, Đức ông Giuse Mai Đức Vinh (Pháp), Lm. Stephanô Bùi Thượng Lưu (Đức), Lm. Trần Đức Anh O.P. (Rôma), Lm. Gioan Trần Công Nghị (Mỹ), Lm. Giuse Phan Trọng Quang, Phanxicô Xaviê Đào Trung Hiệu O.P, Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn và một vài cộng tác viên khác.

Chúng con dự định sách Niên giám 2015 gồm 50 chương, dày khoảng 1.000 trang, khổ 15x21cm và phát hành vào cuối năm 2014 này. Chúng con biết đây là một công trình lớn cần nhiều lời cầu nguyện, hy sinh và sự cộng tác của các thành phần Dân Chúa.

Vì thế, chúng con xin Đức Hồng y, Quý Đức cha, Quý cha, Quý tu sĩ và cộng đồng dân Chúa cầu nguyện và chúc lành cho công trình này. Chúng con xin hết lòng cám ơn.

 

TM. Ban Biên tập

Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn

DỰ THẢO CÁC PHẦN NỘI DUNG

VÀ TÁC GIẢ BIÊN SOẠN

 

NIÊN GIÁM 2015

GIÁO HỘI CÔNG GIÁO VIỆT NAM

Mục Lục

Lời ngỏ – (NXB Tôn Giáo, thay mới)

Lời giới thiệu – (Đức TGM Phó Phaolô Bùi Văn Đọc, thay mới)

Lời nói đầu – (Ban Biên tập, thay mới)

Hình Đức Thánh Cha Phanxicô và các giám mục Việt Nam – (Ban Biên tập, bổ sung)

PHẦN I

GIÁO HỘI CÔNG GIÁO TOÀN CẦU

Chương 1 : ĐÔI NÉT LỊCH SỬ GIÁO HỘI CÔNG GIÁO – Lm. Giuse Đỗ Quang Chính SJ. (cha Giám tỉnh Giuse Phạm Thanh Liêm SJ. và các cha Dòng Tên có thể thay một bài về kỷ niệm 400 năm của Giáo hội Việt Nam)

Chương 2 : NIÊN BIỂU LỊCH SỬ GIÁO HỘI – Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn (cập nhật – có thể xin Đức ông Mai Đức Vinh hiệu đính, bổ sung)

Chương 3 : CÁC VỊ GIÁO HOÀNG TRONG GIÁO HỘI – Maria Phạm Thị Mỹ Tửu (cập nhật – có thể xin Đức ông Mai Đức Vinh hiệu đính, bổ sung).

Chương 4 : CÁC CÔNG ĐỒNG CHUNG VÀ THƯỢNG HỘI ĐỒNG TRONG LỊCH SỬ – Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn (cập nhật – có thể xin Đức ông Mai Đức Vinh hiệu đính, bổ sung)

I. Một vài khái niệm về Công đồng

II. Danh sách 21 Công đồng chung

III. Vài nét khái quát về Công đồng chung Vatican II

IV. Thượng Hội đồng Giám mục

Chương 5 : PHẨM TRẬT VÀ TỔ CHỨC TRONG GIÁO HỘI CÔNG GIÁO – Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn (cập nhật – xin Lm. Trần Đức Anh OP., hiệu đính, bổ sung hoặc viết mới)

I. Hàng giáo phẩm

II. Giáo triều Roma

III. Quốc gia Vatican

IV. Các tổ chức Công giáo Quốc tế

Chương 6 : GIÁO HỘI TRONG TÌNH HIỆP THÔNG – Luy Nguyễn Phúc Kim (cập nhật – xin Lm. Trần Đức Anh OP. và Lm. Phanxicô Xaviê Bảo Lộc hiệu đính, bổ sung)

I. Các Giáo hội Công giáo Đông Phương

II. Các Giáo hội Công giáo Đông Phương tách biệt

III. Các Giáo hội cải cách

IV. Đại kết

V. Đối thoại liên tôn

VI. Tuyên ngôn Dominus Jesus của Bộ Giáo lý Đức tin

Chương 7 : ĐỨC TRINH NỮ MARIA : MẸ GIÁO HỘI – Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn (cập nhật, hiệu đính, bổ sung)

Chương 8 : LỊCH PHỤNG VỤ NĂM 2001 CỦA GIÁO HỘI ROMA VÀ NHỮNG NGÀY LỄ CÔNG GIÁO Ở VIỆT NAM – (Lm. Ignatiô Hồ Văn Xuân cập nhật, bổ sung)

Chương 9 : SỐ LIỆU THỐNG KÊ VỀ GIÁO HỘI TOÀN CẦU – Lucia Lê Tứ Huyền Vy (Anna Nguyễn Thị Tuyết Lê cập nhật, bổ sung theo Catholic Almanac 2014)

PHẦN II

GIÁO HỘI CÔNG GIÁO VIỆT NAM

TRONG DÒNG LỊCH SỬ

Chương 10 : LƯỢC SỬ GIÁO HỘI CÔNG GIÁO VIỆT NAM – Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn (cập nhật, bổ sung)

I. Có những người ra đi gieo giống

II. Trong tình yêu chăm sóc của Giáo Hội toàn cầu (1659-1960)

III. Giáo hội Việt Nam thời trưởng thành

Chương 11 : NIÊN BIỂU CÔNG GIÁO VIỆT NAM – Maria Ngô Thị Nhật và Ban Biên soạn (Đức ông Giuse Mai Đức Vinh, Lm. Phanxicô Xaviê Đào Trung Hiệu OP. cập nhật hoặc viết mới)

Chương 12 : DANH SÁCH CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM – Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn (BBT)

Chương 13 : MỘT SỐ VĂN KIỆN QUAN TRỌNG CỦA GIÁO HỘI VIỆT NAM – Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn (BBT)

1.      Sắc chỉ Venerabilium Nostrorum

2.      Thư chung Hậu Đại hội Dân Chúa 2010 của Hội đồng Giám mục Việt Nam (thay mới)

Chương 14 : DANH SÁCH CÁC GIÁO TỈNH GIÁO PHẬN HIỆN NAY

A.    Sơ đồ phát triển các giáo phận ở Việt Nam (bổ sung Giáo phận Bà Rịa)

B.     Danh sách các giáo tỉnh giáo phận hiện nay (bổ sung Giáo phận Bà Rịa)

Chương 15 : DANH SÁCH CÁC GIÁM MỤC – Lm. Trần Anh Dũng và BBT (Lm. P.X Đào Trung Hiệu OP. bổ sung)

1.      Danh sách các giám mục GHCG VN

2.      Danh sách các giám mục Việt Nam từ 1933-2014

3.      Khẩu hiệu các giám mục từ 1933-2014

Chương 16 : HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM – Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn (Lm. Luy Nguyễn Anh Tuấn bổ sung)

I. Cơ cấu tổ chức

II. Danh sách ban Thường vụ Hội đồng Giám mục Việt Nam từ 1980-2014

Chương 17 : CÁC CHỦNG VIỆN Ở VIỆT NAM – BBT (BBT cập nhật, bổ sung ĐCV Thánh Giuse Xuân Lộc và ĐCV Bùi Chu)

Chương 18 : CÁC TỔ CHỨC TU TRÌ TẠI VIỆT NAM – BBT (Lm. Giuse Phan Trọng Quang cập nhật, bổ sung)

I. Giới thiệu các tổ chức tu trì tại Việt Nam

II. Các tổ chức tu trì dành cho nam giới

III. Các tổ chức tu trì dành cho nữ giới

Chương 19 : CÁC TỔ CHỨC CÔNG GIÁO TIẾN HÀNH – BBT (BBT bổ sung, cập nhật)

Chương 20 : GIÁO HỘI VÀ CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ           Ở VIỆT NAM – Gs. Antôn Đỗ Hữu Nghiêm (Đức cha Michael Hoàng Đức Oanh cập nhật, bổ sung)

Phần 1 : Đôi nét về các dân tộc thiểu số ở Việt Nam

Phần 2 : Vài nét về lịch sử truyền giáo cho các dân tộc thiểu số ở Việt Nam

Chương 21 : GIÁO HỘI VIỆT NAM TRONG TÌNH HIỆP THÔNG  – BBT (BBT cập nhật, bổ sung)

Chương 22 : MẸ LA VANG : MẸ GIÁO HỘI VIỆT NAM – TGP Huế (cập nhật, bổ sung)

Chương 23 : CÁC SỐ LIỆU THỐNG KÊ VỀ HIỆN TÌNH GIÁO HỘI VIỆT NAM – BBT (Văn phòng TTK HĐGMVN cập nhật, bổ sung)

Giáo tỉnh Hà Nội

Giáo tỉnh Huế

Giáo tỉnh TP. HCM

Tổng kết 26 giáo phận Việt Nam

PHẦN III

HIỆN TÌNH GIÁO HỘI CÔNG GIÁO VIỆT NAM

Mỗi giáo phận trình bày hoặc bổ sung về giáo phận của mình theo các điểm sau đây:

– Lược sử

– Địa lý, dân số (ranh giới, địa chỉ)

– Cơ cấu tổ chức

– Số liệu thống kê của giáo phận (dân số, giáo dân, linh mục, đại chủng sinh, tu sĩ nam nữ, chủng sinh dự bị, giáo lý viên)

– Một số điểm đặc sắc của giáo phận

– Danh sách giáo hạt, giáo xứ và nhân sự phụ trách

– Các dòng tu, cơ sở tôn giáo

Ban Biên tập sẽ gửi đến các giáo phận file bài cũ về giáo phận trong Niên giám 2005 như một bài mẫu để trình bày, ngoại trừ Giáo phận Bà Rịa chưa có nên phải làm mới.

GIÁO TỈNH HÀ NỘI

Chương 24 : TỔNG GIÁO PHẬN HÀ NỘI (cập nhật, bổ sung)

Chương 25 : GIÁO PHẬN HẢI PHÒNG (cập nhật, bổ sung)

Chương 26 : GIÁO PHẬN VINH (cập nhật, bổ sung)

Chương 27 : GIÁO PHẬN BÙI CHU (cập nhật, bổ sung)

Chương 28 : GIÁO PHẬN BẮC NINH (cập nhật, bổ sung)

Chương 29 : GIÁO PHẬN HƯNG HOÁ (cập nhật, bổ sung)

Chương 30 : GIÁO PHẬN PHÁT DIỆM (cập nhật, bổ sung)

Chương 31 : GIÁO PHẬN THANH HOÁ (cập nhật, bổ sung)

Chương 32 : GIÁO PHẬN THÁI BÌNH (cập nhật, bổ sung)

Chương 33 : GIÁO PHẬN LẠNG SƠN (cập nhật, bổ sung)

GIÁO TỈNH HUẾ

Chương 34 : TỔNG GIÁO PHẬN HUẾ (cập nhật, bổ sung)

Chương 35 : GIÁO PHẬN QUY NHƠN (cập nhật, bổ sung)

Chương 36 : GIÁO PHẬN KONTUM (cập nhật, bổ sung)

Chương 37 : GIÁO PHẬN NHA TRANG (cập nhật, bổ sung)

Chương 38 : GIÁO PHẬN ĐÀ NẴNG (cập nhật, bổ sung)

Chương 39 : GIÁO PHẬN BAN MÊ THUỘT (cập nhật, bổ sung)

GIÁO TỈNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chương 40 : TỔNG GIÁO PHẬN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (cập nhật, bổ sung)

Chương 41 : GIÁO PHẬN VĨNH LONG (cập nhật, bổ sung)

Chương 42 : GIÁO PHẬN CẦN THƠ (cập nhật, bổ sung)

Chương 43 : GIÁO PHẬN MỸ THO (cập nhật, bổ sung)

Chương 44 : GIÁO PHẬN ĐÀ LẠT (cập nhật, bổ sung)

Chương 45 : GIÁO PHẬN LONG XUYÊN (cập nhật, bổ sung)

Chương 46 : GIÁO PHẬN PHÚ CƯỜNG (cập nhật, bổ sung)

Chương 47 : GIÁO PHẬN XUÂN LỘC (cập nhật, bổ sung)

Chương 48 : GIÁO PHẬN PHAN THIẾT (cập nhật, bổ sung)

Chương 49 : GIÁO PHẬN BÀ RỊA (bài viết mới)

Chương 50 : CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM HẢI NGOẠI – Gs. Antôn Đỗ Hữu Nghiêm, Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn, Lm. Gioakim Trần Quý Thiện (Lm. Stephanô Bùi Thượng Lưu, Lm. Gioan Trần Công Nghị, Lm. Nguyễn Hữu Quảng cập nhật, bổ sung)

DANH SÁCH VÀ ĐỊA CHỈ CÁC GIÁM MỤC, LINH MỤC VIỆT NAM TẠI HẢI NGOẠI – BBT (Lm. Stephanô Bùi Thượng Lưu, Lm. Gioan Trần Công Nghị, Lm. Nguyễn Hữu Quảng cập nhật, bổ sung)

 

Tường trình tiến độ việc thực hiện cuốn Niên giám GHCGVN 2015

Và vấn đề diện tích giáo phận, dân số

 

 

TP. Hồ Chí Minh, ngày 27/06/2014

Kính thưa Quý Đức cha,

Chúng con xin tường trình tiến độ việc thực hiện cuốn Niên giám GHCGVN 2015 và vấn đề diện tích giáo phận, dân số để quý Đức cha giúp đỡ chúng con thực hiện nhân dịp kỷ niệm 400 năm Phúc Âm được chính thức rao giảng tại Việt Nam.

1. Số bài góp về Ban Biên tập

Tính đến ngày hôm nay, 27/6/2014, sau hơn 1 tháng đến hạn nộp bài của các giáo phận (15/5/2014), chúng con đã nhận được bài của 12 giáo phận: Bà Rịa, Bùi Chu, Cần Thơ, Đà Lạt, Hải Phòng, Huế, Lạng Sơn, Nha Trang, Phan Thiết, Thanh Hoá, Thái Bình, Vinh. Chúng con hết lòng cám ơn các giáo phận đã gửi bài cho chúng con và mong ước các giáo phận còn lại sớm hoàn thành phần đóng góp của mình cho cuốn Niên Giám.

Chúng con đang xem lại bài các giáo phận gửi về và sẽ xin bổ sung những điểm còn thiếu để thống nhất toàn bộ cuốn sách.

2. Thống nhất cách viết

Một vài giáo phận hỏi Ban Biên tập chúng con về độ đài của bài viết tối đa là bao nhiêu trang, khuôn khổ bài viết như thế nào, trình bày danh sách linh mục theo tên alphabet hay theo năm chịu chức linh mục… Nhiều giáo phận quên gửi hình ảnh cho chúng con như thư thông báo trước đây. Vì thế, chúng con xin trả lời:

– Số lượng trang: Mỗi giáo phận được tự do viết về giáo phận mình. Chúng con không hạn chế số trang vì số giáo xứ, số linh mục, số cơ sở ở mỗi giáo phận khác nhau. Riêng phần giới thiệu về lịch sử, chương trình phát triển, danh lam thắng cảnh của giáo phận có thể dài 3-4 trang, khổ A4, cỡ chữ 12 pts với những điểm chính yếu thay vì quá chi tiết.

– Khuôn khổ bài viết: xin gửi bài viết theo khổ giấy thông thường (A4) trong chương trình Word và gửi file về cho chúng con (nên không cần xác định cỡ chữ), chúng con sẽ sắp xếp in theo khổ sách Niên Giám.

– Giáo hạt và giáo xứ: mỗi giáo phận gửi cho chúng con số liệu về giáo hạt và giáo xứ theo mẫu của Niên giám 2005 mà chúng con đã gửi đến các giáo phận trong thư trước đây. Giáo hạt và giáo xứ cũng được sắp xếp theo thứ tự alphabet. Mỗi giáo xứ gồm: tên giáo xứ, số tín hữu (sth), địa chỉ (đc), điện thoại (đt), email (nếu có). Thí dụ: Gx. Giáo Nghĩa. Sth: 3.577. Đc: Bình Minh, Kiến Xương, Thái Bình. Đt: 0363 821515.

– Danh sách linh mục: Tên linh mục xin sắp theo thứ tự alphabet chứ không theo năm chịu chức linh mục (tên tắt của dòng, nếu là linh mục dòng); kế đến là năm sinh; năm chịu chức linh mục; giáo xứ đang quản nhiệm hoặc chỗ ở (nhà hưu, đại chủng viện, toà giám mục, cơ cở bác ái…), số điện thoại liên lạc (Thí dụ: G.B Nguyễn Hùng Dũng, OP.; sinh 1948; Lm. 1976; Gx. Đại Lộc; Đt: …………). Linh mục dòng sẽ đưa vào phần Dòng tu, nhưng cũng được kể vào danh sách linh mục của giáo phận nếu có hoạt động mục vụ cho giáo phận.

– Hình ảnh: theo như trong thư đã gửi đến các giáo phận, xin Đức Cha gửi cho chúng con một số hình: Đức Giám mục giáo phận, các giám mục đang nghỉ hưu của giáo phận, nhà thờ chính toà, Bản đồ giáo phận, trung tâm hành hương hoặc danh lam thắng cảnh trong giáo phận để giới thiệu cho cộng đồng Dân Chúa.

3. Vấn đề diện tích và dân số

Diện tích

Đây là vấn đề tồn tại từ nhiều năm qua mà chúng con hy vọng sẽ giúp đỡ Quý Đức cha giải quyết nhân dịp kỷ niệm đặc biệt này. Đó là tổng số diện tích của 26 giáo phận không bằng với diện tích của nước Việt Nam. Điều này có thể đẫn đến kết luận là diện tích của một số giáo phận không chính xác.

Thật vậy, nếu so sánh tổng diện tích các giáo phận theo báo cáo gửi về năm 2014 này ( là 314.941,41 km2) với diện tích thật sự của nước Việt Nam (330.951 km2 – số do Tổng cục Thống kê cung cấp) thì thiếu tới hơn 16.000 km2. Số thiếu hụt này tương đương với diện tích của 7 giáo phận gộp lại: Bùi Chu, Thái Bình, Phát Diệm, TPHCM, Bà Rịa, Xuân Lộc. Còn nếu so sánh với báo cáo năm 2013, tổng diện tích các giáo phận là 316.112,81 km2. Theo ý kiến của nhiều người thì tổng diện tích của 26 giáo phận phải bằng hay gần bằng với diện tích cả nước Việt Nam mới là hợp lý, nhất là không thể nào mỗi năm lại thay đổi diện tích cả nước như trong báo cáo của 2 năm vừa qua.

Dân số

Trong khi đó, dân số trong báo cáo của 26 giáo phận luôn vượt quá dân số cả nước Việt Nam vài triệu người từ cả chục năm nay. Cụ thể năm 2012 là 95.358.757 mà đến ngày 1/11/2013 dân số của VN mới đạt 90 triệu người! Còn năm 2013, dân số trong báo cáo của 26 giáo phận là 95.247.775. Điều này thật vô lý vì dân số Việt Nam năm sau đáng lý phải tăng hơn năm trước, thì lại giảm đi hơn 100.000 người.

Nếu so sánh kỹ các con số báo cáo của các giáo phận trong hai năm, từ 2013-2014,  ta thấy có 6 giáo phận giữ nguyên dân số (Lạng Sơn, Hải Phòng, Hưng Hoá, Kontum, Vĩnh Long, Long Xuyên); 4 giáo phận có số dân năm 2012 cao hơn năm 2013 (Bùi Chu, Thái Bình, Thanh Hoá, Vinh).

Lý do có thể là các giáo phận tìm không được con số chính xác nên phải lấy số cũ hoặc số dân từ nơi khác chuyển đến đã làm thay đổi dân số địa phương.

Cách giải quyết vấn đề

Các vấn đề về diện tích và dân số đã được Văn phòng Tổng Thư ký HĐGMVN đã nhận ra từ nhiều năm nay.

Diện tích các giáo phận chưa chính xác một phần vì các ranh giới giáo phận chưa rõ ràng, nhất là ở các vùng giáp ranh, phần khác là do tên gọi và ranh giới của các tỉnh thành cũng đã thay đổi so với thời gian mới thiết lập giáo phận.

Những số liệu không chính xác về diện tích và dân số được báo cáo về Toà Thánh Vatican hằng năm cũng đòi hỏi cần điều chỉnh sớm để các bản báo cáo này trở nên đáng tin cậy. Từ đó, Văn Phòng Tổng Thư Ký HĐGMVN cũng dễ dàng công bố các số liệu này trên phương tiện truyền thông.

Để giải quyết vấn đề, chúng con sẽ cố gắng phối hợp với Cc Bản đồ và các cơ quan liên hệ để giúp các giáo phận tìm được số diện tích đúng. Để đạt được điều này chúng con xin mỗi giáo phận gửi về cho chúng con 1 tấm bản đồ của giáo phận (qua hình chụp) với những chỉ dẫn và vùng ranh giới rõ ràng (thuộc tỉnh, thành, quận, huyện, xã, phường…) để căn cứ vào đó chúng con có thể tìm ra diện tích chính xác hơn.

Chúng con xin hết lòng cám ơn Quý Đức cha.

Kính chúc Quý Đức cha luôn an mạnh, dồi dào ơn Chúa. Xin cầu nguyện cho chúng con và công việc biên soạn cuốn Niên Giám đạt được kết quả tốt đẹp cho Giáo hội Việt Nam.

Kính thư,

TM Ban Biên Tập

Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn