15/09/2024

Lớp Kitô học trong Năm Đức Tin: BÀI TRẮC NGHIỆM KITÔ HỌC

Ngày 28-5-2013, 32 học viên trong Lớp Kitô học trong Năm Đức tin đã làm bài kiểm tra giữa học kỳ. Hành Khất Kitô xin chia sẻ với các bạn quan tâm và mời các bạn làm thử các câu hỏi trắc nghiệm này trong vòng 30 phút. Bạn có thể tìm được phần giải đáp ở cuối bài để tự chấm điểm cho mình.

 

BÀI TRẮC NGHIỆM KITÔ HỌC

Lớp Kitô học trong Năm Đức Tin

Ngày 28-5-2013, 32 học viên trong Lớp Kitô học trong Năm Đức tin học tại số 1B Tôn Thất Tùng, P. Phạm Ngũ Lão, Q. 1, Tp.HCM, đã làm bài kiểm tra giữa học kỳ. Hành Khất Kitô xin chia sẻ với các bạn quan tâm và mời các bạn làm thử các câu hỏi trắc nghiệm này trong vòng 30 phút. Bạn có thể tìm được phần giải đáp ở cuối bài để tự chấm điểm cho mình. Chúc các bạn an vui và tràn đầy ơn Chúa Ba Ngôi.

 

Hướng dẫn: Thí sinh đọc kỹ câu hỏi, chọn câu đúng nhất và trả lời bằng cách khoanh tròn một trong các câu có ghi ký hiệu a, b, c, d trong Phần Trả lời. Nều muốn chọn câu khác, thí sinh gạch chéo trên câu đã chọn để bỏ và khoanh tròn trên câu mới. Nếu muốn chọn lại câu đã bỏ, thí sinh lại gạch chéo câu muốn bỏ và phải bôi đen câu chọn lại.

Phần Trả Lời

 

  1.  a   b   c   d        9.  a   b   c   d        17.  a   b   c   d        24.  a   b   c   d

  2.  a   b   c   d      10.  a   b   c   d        18.  a   b   c   d        25.  a   b   c   d

  3.  a   b   c   d      11.  a   b   c   d        19.  a   b   c   d        26.  a   b   c   d

  4.  a   b   c   d      12.  a   b   c   d        20.  a   b   c   d        27.  a   b   c   d

  5.  a   b   c   d      13.  a   b   c   d        21.  a   b   c   d        28.  a   b   c   d

  6.  a   b   c   d      14.  a   b   c   d        22.  a   b   c   d        29.  a   b   c   d

  7.  a   b   c   d      15.  a   b   c   d        23.  a   b   c   d        30.  a   b   c   d

  8.  a   b   c   d      16.  a   b   c   d                      

 

Câu hỏi

 

1.    Rất nhiều dân tộc, trong đó có dân tộc Việt Nam, thường chôn táng người chết trong những ngôi mộ đào sâu xuống đất và đặt xác chết trong quan tài đóng kín. Cách thức an táng này gây ra khó khăn đối với cuộc sống lại của Đức Giêsu như thế nào?

a. Không phù hợp với những dữ liệu Thánh Kinh.

b. Không thể hiểu việc các phụ nữ đến mồ xức dầu, việc có hai thiên thần bên trong mộ, việc các khăn liệm, vải liệm để lại trong mộ.

c. Không thể hiểu việc Đức Giêsu sống lại: hòn đá che cửa mộ lăn sang một bên và lính canh mộ được trả tiền để giữ im lặng.

d. Tất cả các điều trên đây.

2.    Lời giải thích về ngôi mộ trống tìm được ở đâu?

a. Ở lời đồn về việc các môn đệ lấy cắp xác Chúa Giêsu khi các quân lính canh giữ ngủ mê.

b. Trong ý định của Chúa Cha muốn cho Con của Ngài không phải chịu cảnh hư nát trong mồ (x. Cv 2,26-28).

c. Do cơn động đất đã làm xáo trộn mọi thứ.

d. Trong lời làm chứng về Đấng Phục Sinh của các môn đệ.

3.    Sứ điệp từ ngôi mộ trống nhắn gửi tín hữu chúng ta điều gì quan trọng nhất trong thời đại hôm nay?

a. Vẫn còn rất nhiều ngôi mộ chôn táng con người một cách bất công.

b. Nhiều người vô cảm trước cái chết của anh chị em mình.

c. Mời gọi các môn đệ đến mộ để khám phá và giải cứu nạn nhân bằng tình yêu mãnh liệt với Đức Giêsu như Maria Magdala.

d. Chờ đợi bên ngôi mộ trống với niềm tin và hy vọng.

4.    Chúa Giêsu Phục Sinh hiện ra bao nhiêu lần?

a. 9                       b. 10                           c. 14                           d. 16

5.    Có bao nhiêu lần hiện ra của Đấng Phục Sinh để Kinh Thánh ghi nhận?

a. 10                    b. 11                           c. 12                           d. 13

6.    Việc Chúa Giêsu hiện ra với các phụ nữ được giải đáp như thế nào là thoả đáng nhất?

a. Buổi sáng sớm ngày Chúa sống lại, Người chỉ hiện ra một lần với các phụ nữ như thánh Luca đã kể.

b. Buổi sáng sớm đó, Đức Giêsu hiện ra 2 lần với các phụ nữ: lần đầu riêng cho Maria Magdala gần mộ trống, sau đó cho các phụ nữ khác trên đường từ mộ trở về.

c. Chúa Giêsu không hiện ra với ai cả.

d. Các bản tường thuật về các cuộc hiện ra chỉ là chuyện bịa đặt vì quá nhiều khác biệt, sai sót nên không đáng tin.

7.    Trong bản liệt kê của thánh Phaolô về các lần hiện ra của Đấng Phục Sinh ở thư thứ I gửi giáo đoàn Corinthô (x. 1Cr 15,6-7) không có cuộc hiện ra nào trong số lần hiện ra sau đây:

a. Với ông Simon Phêrô và Nhóm Mười Hai.

b. Với ông Giacôbê và tất cả các tông đồ.

c. Với Maria Magdala và các phụ nữ.

d. Với Phaolô.

 

8.    Động lực và mục đích nào của việc Chúa hiện ra là quan trọng nhất?

a. Biểu lộ tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa.

b. Chia sẻ sự sống lạ lùng của Đấng Phục Sinh.

c. Thúc đẩy người được hiện ra làm chứng cho Đức Giêsu Kitô.

d. Tất cả đều quan trọng và liên kết với nhau.

9.    Trong các vấn nạn khó giải đáp về việc Đức Giêsu Phục Sinh có vấn nạn nào chưa được giải đáp trọn vẹn?

a. Việc tẩm liệm và táng xác Chúa Giêsu.

b. Danh sách các phụ nữ đến thăm mộ Chúa.

c. Số thiên thần canh giữ mộ.

d. Việc các môn đệ đi Galilê theo yêu cầu của Chúa và chiều đó Chúa lại hiện ra với họ ở Giêrusalem.

10. Bản chất cuộc sống lại của Chúa Giêsu là gì?

a. Là cuộc hồi sinh như Lazarô.

b. Là việc trở lại đời sống bình thường như mọi người.

c. Là sống sự sống mới mẻ khởi đầu từ một cuộc sáng tạo mới được chia sẻ sự sống vĩnh hằng kỳ diệu của Thiên Chúa.

d. Là một điều không tưởng thuộc về huyền thoại.

11. Con người hiện nay có thể tham dự vào cuộc sống lại của Chúa Giêsu như thế nào?

a. Có thể tham dự, nhưng chưa thể trọn vẹn vì còn bị giới hạn bởi vật chất, không gian, thời gian.

b. Có thể tham dự trọn vẹn trước cái chết ở trần thế.

c. Không thể tham dự vì Đức Giêsu thuộc về một thế giới vô hình, siêu việt.

d. Không thể tham dự vì cuộc sống lại này chỉ là huyền thoại.

12. Một số dân tộc đã sử dụng “Đường Ánh Sáng” như một phương tiện của lòng đạo đức bình dân, Đường này có giá trị nào đáng lưu ý nhất?

a. Làm quân bình đời sống tín hữu thay vì chỉ biết có Đàng Thánh Giá với đau khổ, thử thách, chết chóc.

b. Làm đời sống tín hữu tràn đầy niềm vui, hy vọng, bình an của Đấng Phục Sinh qua các lần Chúa hiện ra.

c. Chỉ có giá trị an ủi tạm thời trước các đau khổ.

d. Không có giá trị vì các lần hiện ra đó chỉ là những huyền thoại về Chúa Giêsu.

13. Theo tài liệu lịch sử, được đa số công nhận, Đức Giêsu chết vào ngày nào?

a. Thứ Sáu, ngày 7/4/30

b. Thứ Sáu, ngày 3/4/33

c. Thứ Sáu, ngày 14/4/30

d. Thứ Sáu, ngày 10/4/33

14. Trong các lý do sau đây liên quan đến cái chết của Chúa Giêsu, lý do nào quan trọng nhất?

a. Người chết vì quan toàn quyền người Rôma nhút nhát.

b. Người chết là do các thượng tế và kỳ mục Do Thái ghen ghét.

c. Người chết là do Người tự nguyện hy sinh, đón nhận theo kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa.

d. Người chết là do Người có thái độ chống với lề luật, nói những lời phạm thượng, chống lại nhà cầm quyền.

15. Chúa Giêsu trải qua cái chết như thế nào?

a. Người là người thế nào thì chết thế ấy.

b. Người chết như người bình thường.

c. Người chết như Đấng Messia.

d. Người chết như Thiên Chúa.

16. Trong tư cách là Thiên Chúa, cái chết của Chúa Giêsu mang lại những gì cho con người và vũ trụ vạn vật?

a. Vì là tinh thần tuyệt đối vượt ngoài thời gian và không gian nên cái chết của Chúa Giêsu lan rộng đến mọi loài ở bất cứ đâu và vào bất cứ thời điểm nào.                                      

b. Vì là Thiên Chúa Tình Yêu nên cái chết ấy diễn tả “tình yêu đến cùng”, trọn vẹn của Chúa dành cho muôn loài.

c. Vì là Thiên Chúa Tạo Hoá nên cái chết ấy mở đầu cho một cuộc sáng tạo mới: trời mới, đất mới, con người mới.

d. Tất cả các điểm trên đây.

17. Trong những bài học được mạc khải từ cái chết của Chúa Giêsu, bài học nào quan trọng nhất?

a. Thiên Chúa yêu đến độ chết cho con người và vạn vật.

b. Muốn cứu độ muôn loài, cần phải chết như Chúa Giêsu.

c. Dùng đau khổ để thắng sự dữ.

d. Thiên Chúa chết vì loài người để loài người dám chết cho Thiên Chúa qua việc từ bỏ chính mình (Kenosis).

18.  Tiến trình nào quan trọng nhất trong việc yêu đúng, yêu tốt, yêu đẹp?

a. Giải nghĩa được tình yêu và đặt tình yêu vào đúng chỗ.

b. Tuân theo nguyên tắc chân thiện mỹ.

c. Cảm nhận hạnh phúc.

d. Mạnh dạn yêu thương trong niềm tin và hy vọng.

19. Một số người tín hữu Công giáo đã lẫn lộn tình yêu với tình thương. Điều này dẫn đến tai hại nào lớn lao hơn cả?

a. Nhiều người đi tu không dám yêu.

b. Làm nghèo ý nghĩa tình yêu khi quy tình yêu vào tình thương hại, không cần trách nhiệm đối với nhau.

c. Có thể gây nên những tai hại, hiểu lầm trong đời sống.

d. Sai theo khía cạnh thần học khi cho rằng Thiên Chúa đáng thương.

20. ĐTC Bênêđictô XVI đã giải nghĩa tình yêu con người. Điểm nào quan trọng nhất đối với tình yêu con người?

a. Tình yêu con người bắt nguồn từ tình yêu Thiên Chúa nên cần phải yêu sao cho xứng đáng.

b. Con người là một thực tại duy nhất hướng đến nhiều lĩnh vực khác nhau, nếu tình yêu là hoạt động của con người cũng chỉ là một thực tại với những chiều kích khác nhau.

c. Khi Thiên Chúa dựng nên con người giống hình ảnh mình, trao tình yêu cho con người là Ngài muốn con người yêu thương toàn diện và vô biên như Ngài.

d. Yêu như Đức Giêsu Kitô vì Người là hiện thân của tình yêu Thiên Chúa.

21.   Theo Giáo huấn Xã hội Công giáo, con người phải đưa tình yêu vào trong các lĩnh vực và mối tương quan nào?

a. Lĩnh vực thể xác và tinh thần, nội tâm và ngoại giới, tự nhiên và siêu nhiên, cá nhân và tập thể.

b. Tương quan với Thiên Chúa, với con người, với vạn vật, với chính mình.

c. Trong tất cả các lĩnh vực và mối tương quan.

d. Không cần đưa vào đâu cả vì tình yêu luôn đòi tự do và độc lập.

22. Muốn thể hiện tình yêu thật sự cho mình và cho xã hội, ta cần phải làm gì?

a. Gắn bó mật thiết với Chúa Giêsu để Người chuển thông cho ta tình yêu Thiên Chúa.

b. Cầu xin Thiên Chúa đổ tình yêu vào lòng ta nhờ Thánh Thần mà Ngài ban cho ta.

c. Cầu xin Chúa Thánh Thần ban ơn khôn ngoan và sức mạnh để có thể yêu đúng, yêu tốt, yêu đẹp.

d. Tất cả các việc trên đây.

23. Đâu là vị trí đúng của tình yêu?

a. Tình yêu là động lực nên bao trùm tất cả con người.

b. Tình yêu ở trên cả cái đầu vì lý lẽ của con tim khác với lý lẽ của lý trí.

c. Tình yêu ở vị trí trung tâm như trái tim: luôn ở dưới cái đầu và nối kết với tay chân như thánh Gioan nói: “chúng ta phải yêu thương cách chân thật và bằng việc làm” (1Ga 3,18).

d. Không xác định được vị trí nên “cứ yêu đi rồi muốn làm gì thì làm”.

24. Nguyên tắc chân thiện mỹ của tình yêu mang tính cách nào?

a. Khuyến khích những ai muốn sống tốt đẹp.

b. Tự nguyện muốn theo hay không cũng được.

c. Cần thiết để đạt hạnh phúc thật sự.

d. Bó buộc theo lương tâm vì đặt căn bản trên bản tính con người là hình ảnh của Thiên Chúa.

25. Để yêu đúng, con người không được phép làm gì ?

a. Che giấu bộ mặt thật của mình khiến người khác lầm tưởng.

b. Theo dõi người yêu bằng những hành động bất chính: thuê người theo dõi, gắn thiết bị nghe lén, tung những tin nặc danh…

c. Mua chuộc tình cảm bằng tiền bạc, quà tặng, danh lợi.

d. Tất cả những hành động trên đây.

26. Muốn yêu đúng người, đúng chỗ, đúng thời, ta cần phải làm gì hơn cả?

a. Bàn hỏi với những người khôn ngoan có kinh nghiệm.

b. Cầu nguyện để xin Chúa Thánh Thần soi sáng, hướng dẫn.

c. Tự thân tìm hiểu, suy nghĩ bằng khả năng của mình.

d. Học bài học của trái tim Chúa Giêsu trên thập giá luôn mở rộng cho mọi người, mọi vật, ở bất cứ nơi đâu, vào bất cứ thời điểm nào.

27.  Muốn yêu đẹp, chúng ta phải làm gì trước hết?

a. Luôn nhớ đến Thiên Chúa là người tình tuyệt vời, muôn thuở đang hiện diện bên ta.

b. Biết mở lòng mình và lòng người hướng về những chân trời mới thay vì chiếm hữu cho riêng mình.

c. Dám hy sinh cho người yêu mà không đòi hỏi bất cứ điều kiện gì.

d. Dám “đón nhận tất cả, tha thứ tất cả, chịu đựng tất cả, hy vọng tất cả” (x. 1Cr 13,28).

28. Trong bốn thái độ của con người đối với hạnh phúc đến từ tình yêu, thái độ nào đáng chê trách hơn cả?

a. Không tin có hạnh phúc vì cho tình là dây oan.

b. Tin có hạnh phúc vô biên vì dám yêu đến cùng như Chúa Giêsu.

c. Chỉ tin có hạnh phúc nửa vời vì tình yêu luôn dang dở.

d. Chỉ tin có hạnh phúc giới hạn vì tình yêu ích kỷ.

29. Trong bốn loại người sau đây, loại người nào đáng thương hơn cả?

a. Những người không dám yêu vì cho tình yêu là trái cấm, ăn vào chỉ gây nên tội tình.

b. Những người yêu “hết mình” theo nghĩa chẳng suy nghĩ và khôn ngoan nên đánh mất chính mình trong tình yêu.

c. Những người tự mãn, ích kỷ trong tình yêu chiếm hữu của họ.

d. Những người bị loại trừ bởi cộng đồng xã hội.

30.  Trong những lầm tưởng về đời Kitô hữu, lầm tưởng nào tai hại nhất?

a. Lầm tưởng về ơn Chúa: theo đạo là để hưởng các ơn phúc.

b. Lầm tưởng về đời sống an nhàn, thư thái như kết quả của đời sống đạo đức.

c. Lầm tưởng về các việc đạo đức: càng làm nhiều càng được ơn.

d. Lầm tưởng về quyền năng Chúa và lòng Chúa xót thương.

 

 

Phần Giải Đáp

Các câu có dấu bôi đen là câu trả lời đúng

 

1. Rất nhiều dân tộc, trong đó có dân tộc Việt Nam, thường chôn táng người chết trong những ngôi mộ đào sâu xuống đất và đặt xác chết trong quan tài đóng kín. Cách thức an táng này gây ra khó khăn đối với cuộc sống lại của Đức Giêsu như thế nào?

a. Không phù hợp với những dữ liệu Thánh Kinh.

b. Không thể hiểu việc các phụ nữ đến mồ xức dầu, việc có hai thiên thần bên trong mộ, việc các khăn liệm, vải liệm để lại trong mộ.

c. Không thể hiểu việc Đức Giêsu sống lại: hòn đá che cửa mộ lăn sang một bên và lính canh mộ được trả tiền để giữ im lặng.

d. Tất cả các điều trên đây.

2. Lời giải thích về ngôi mộ trống tìm được ở đâu?

a. Ở lời đồn về việc các môn đệ lấy cắp xác Chúa Giêsu khi các quân lính canh giữ ngủ mê.

b. Trong ý định của Chúa Cha muốn cho Con của Ngài không phải chịu cảnh hư nát trong mồ (x. Cv 2,26-28).

c. Do cơn động đất đã làm xáo trộn mọi thứ.

d. Trong lời làm chứng về Đấng Phục Sinh của các môn đệ.

3. Sứ điệp từ ngôi mộ trống nhắn gửi tín hữu chúng ta điều gì quan trọng nhất trong thời đại hôm nay?

a. Vẫn còn rất nhiều ngôi mộ chôn táng con người một cách bất công.

b. Nhiều người vô cảm trước cái chết của anh chị em mình.

c. Mời gọi các môn đệ đến mộ để khám phá và giải cứu nạn nhân bằng tình yêu mãnh liệt với Đức Giêsu như Maria Magdala.

d. Chờ đợi bên ngôi mộ trống với niềm tin và hy vọng.

4. Chúa Giêsu Phục Sinh hiện ra bao nhiêu lần?

a. 9                       b. 10                           c. 14                           d. 16

5. Có bao nhiêu lần hiện ra của Đấng Phục Sinh để Kinh Thánh ghi nhận?

a. 10                    b. 11                           c. 12                           d. 13

6. Việc Chúa Giêsu hiện ra với các phụ nữ được giải đáp như thế nào là thoả đáng nhất?

a. Buổi sáng sớm ngày Chúa sống lại, Người chỉ hiện ra một lần với các phụ nữ như thánh Luca đã kể.

b. Buổi sáng sớm đó, Đức Giêsu hiện ra 2 lần với các phụ nữ: lần đầu riêng cho Maria Magdala gần mộ trống, sau đó cho các phụ nữ khác trên đường từ mộ trở về.

c. Chúa Giêsu không hiện ra với ai cả.

d. Các bản tường thuật về các cuộc hiện ra chỉ là chuyện bịa đặt vì quá nhiều khác biệt, sai sót nên không đáng tin.

7. Trong bản liệt kê của thánh Phaolô về các lần hiện ra của Đấng Phục Sinh ở thư thứ I gửi giáo đoàn Corinthô (x. 1Cr 15,6-7) không có cuộc hiện ra nào trong số lần hiện ra sau đây:

a. Với ông Simon Phêrô và Nhóm Mười Hai.

b. Với ông Giacôbê và tất cả các tông đồ.

c. Với Maria Magdala và các phụ nữ.

d. Với Phaolô.

8. Động lực và mục đích nào của việc Chúa hiện ra là quan trọng nhất?

a. Biểu lộ tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa.

b. Chia sẻ sự sống lạ lùng của Đấng Phục Sinh.

c. Thúc đẩy người được hiện ra làm chứng cho Đức Giêsu Kitô.

d. Tất cả đều quan trọng và liên kết với nhau.

9. Trong các vấn nạn khó giải đáp về việc Đức Giêsu Phục Sinh có vấn nạn nào chưa được giải đáp trọn vẹn?

a. Việc tẩm liệm và táng xác Chúa Giêsu.

b. Danh sách các phụ nữ đến thăm mộ Chúa.

c. Số thiên thần canh giữ mộ.

d. Việc các môn đệ đi Galilê theo yêu cầu của Chúa và chiều đó Chúa lại hiện ra với họ ở Giêrusalem.

10. Bản chất cuộc sống lại của Chúa Giêsu là gì?

a. Là cuộc hồi sinh như Lazarô.

b. Là việc trở lại đời sống bình thường như mọi người.

c. Là sống sự sống mới mẻ khởi đầu từ một cuộc sáng tạo mới được chia sẻ sự sống vĩnh hằng kỳ diệu của Thiên Chúa.

d. Là một điều không tưởng thuộc về huyền thoại.

11. Con người hiện nay có thể tham dự vào cuộc sống lại của Chúa Giêsu như thế nào?

a. Có thể tham dự, nhưng chưa thể trọn vẹn vì còn bị giới hạn bởi vật chất, không gian, thời gian.

b. Có thể tham dự trọn vẹn trước cái chết ở trần thế.

c. Không thể tham dự vì Đức Giêsu thuộc về một thế giới vô hình, siêu việt.

d. Không thể tham dự vì cuộc sống lại này chỉ là huyền thoại.

12. Một số dân tộc đã sử dụng “Đường Ánh Sáng” như một phương tiện của lòng đạo đức bình dân, Đường này có giá trị nào đáng lưu ý nhất?

a. Làm quân bình đời sống tín hữu thay vì chỉ biết có Đàng Thánh Giá với đau khổ, thử thách, chết chóc.

b. Làm đời sống tín hữu tràn đầy niềm vui, hy vọng, bình an của Đấng Phục Sinh qua các lần Chúa hiện ra.

c. Chỉ có giá trị an ủi tạm thời trước các đau khổ.

d. Không có giá trị vì các lần hiện ra đó chỉ là những huyền thoại về Chúa Giêsu.

13.  Theo tài liệu lịch sử, được đa số công nhận, Đức Giêsu chết vào ngày nào?

a. Thứ Sáu, ngày 7/4/30

b. Thứ Sáu, ngày 3/4/33

c. Thứ Sáu, ngày 14/4/30

d. Thứ Sáu, ngày 10/4/33

14. Trong các lý do sau đây liên quan đến cái chết của Chúa Giêsu, lý do nào quan trọng nhất?

a. Người chết vì quan toàn quyền người Rôma nhút nhát.

b. Người chết là do các thượng tế và kỳ mục Do Thái ghen ghét.

c. Người chết là do Người tự nguyện hy sinh, đón nhận theo kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa.

d. Người chết là do Người có thái độ chống với lề luật, nói những lời phạm thượng, chống lại nhà cầm quyền.

15. Chúa Giêsu trải qua cái chết như thế nào?

a. Người là người thế nào thì chết thế ấy.

b. Người chết như người bình thường.

c. Người chết như Đấng Messia.

d. Người chết như Thiên Chúa.

16. Trong tư cách là Thiên Chúa, cái chết của Chúa Giêsu mang lại những gì cho con người và vũ trụ vạn vật?

a. Vì là tinh thần tuyệt đối vượt ngoài thời gian và không gian nên cái chết của Chúa Giêsu lan rộng đến mọi loài ở bất cứ đâu và vào bất cứ thời điểm nào.                                      

b. Vì là Thiên Chúa Tình Yêu nên cái chết ấy diễn tả “tình yêu đến cùng”, trọn vẹn của Chúa dành cho muôn loài.

c. Vì là Thiên Chúa Tạo Hoá nên cái chết ấy mở đầu cho một cuộc sáng tạo mới: trời mới, đất mới, con người mới.

d. Tất cả các điểm trên đây.

17. Trong những bài học được mạc khải từ cái chết của Chúa Giêsu, bài học nào quan trọng nhất?

a. Thiên Chúa yêu đến độ chết cho con người và vạn vật.

b. Muốn cứu độ muôn loài, cần phải chết như Chúa Giêsu.

c. Dùng đau khổ để thắng sự dữ.

d. Thiên Chúa chết vì loài người để loài người dám chết cho Thiên Chúa qua việc từ bỏ chính mình (Kenosis).

18. Tiến trình nào quan trọng nhất trong việc yêu đúng, yêu tốt, yêu đẹp?

a. Giải nghĩa được tình yêu và đặt tình yêu vào đúng chỗ.

b. Tuân theo nguyên tắc chân thiện mỹ.

c. Cảm nhận hạnh phúc.

d. Mạnh dạn yêu thương trong niềm tin và hy vọng.

19. Một số người tín hữu Công giáo đã lẫn lộn tình yêu với tình thương. Điều này dẫn đến tai hại nào lớn lao hơn cả?

a. Nhiều người đi tu không dám yêu.

b. Làm nghèo ý nghĩa tình yêu khi quy tình yêu vào tình thương hại, không cần trách nhiệm đối với nhau.

c. Có thể gây nên những tai hại, hiểu lầm trong đời sống.

d. Sai theo khía cạnh thần học khi cho rằng Thiên Chúa đáng thương.

20. ĐTC Bênêđictô XVI đã giải nghĩa tình yêu con người. Điểm nào quan trọng nhất đối với tình yêu con người?

a. Tình yêu con người bắt nguồn từ tình yêu Thiên Chúa nên cần phải yêu sao cho xứng đáng.

b. Con người là một thực tại duy nhất hướng đến nhiều lĩnh vực khác nhau, nếu tình yêu là hoạt động của con người cũng chỉ là một thực tại với những chiều kích khác nhau.

c. Khi Thiên Chúa dựng nên con người giống hình ảnh mình, trao tình yêu cho con người là Ngài muốn con người yêu thương toàn diện và vô biên như Ngài.

d. Yêu như Đức Giêsu Kitô vì Người là hiện thân của tình yêu Thiên Chúa.

21. Theo Giáo huấn Xã hội Công giáo, con người phải đưa tình yêu vào trong các lĩnh vực và mối tương quan nào?

a. Lĩnh vực thể xác và tinh thần, nội tâm và ngoại giới, tự nhiên và siêu nhiên, cá nhân và tập thể.

b. Tương quan với Thiên Chúa, với con người, với vạn vật, với chính mình.

c. Trong tất cả các lĩnh vực và mối tương quan.

d. Không cần đưa vào đâu cả vì tình yêu luôn đòi tự do và độc lập.

22. Muốn thể hiện tình yêu thật sự cho mình và cho xã hội, ta cần phải làm gì?

a. Gắn bó mật thiết với Chúa Giêsu để Người chuển thông cho ta tình yêu Thiên Chúa.

b. Cầu xin Thiên Chúa đổ tình yêu vào lòng ta nhờ Thánh Thần mà Ngài ban cho ta.

c. Cầu xin Chúa Thánh Thần ban ơn khôn ngoan và sức mạnh để có thể yêu đúng, yêu tốt, yêu đẹp.

d. Tất cả các việc trên đây.

23. Đâu là vị trí đúng của tình yêu?

a. Tình yêu là động lực nên bao trùm tất cả con người.

b. Tình yêu ở trên cả cái đầu vì lý lẽ của con tim khác với lý lẽ của lý trí.

c. Tình yêu ở vị trí trung tâm như trái tim: luôn ở dưới cái đầu và nối kết với tay chân như thánh Gioan nói: “chúng ta phải yêu thương cách chân thật và bằng việc làm” (1Ga 3,18).

d. Không xác định được vị trí nên “cứ yêu đi rồi muốn làm gì thì làm”.

24. Nguyên tắc chân thiện mỹ của tình yêu mang tính cách nào?

a. Khuyến khích những ai muốn sống tốt đẹp.

b. Tự nguyện muốn theo hay không cũng được.

c. Cần thiết để đạt hạnh phúc thật sự.

d. Bó buộc theo lương tâm vì đặt căn bản trên bản tính con người là hình ảnh của Thiên Chúa.

25. Để yêu đúng, con người không được phép làm gì ?

a. Che giấu bộ mặt thật của mình khiến người khác lầm tưởng.

b. Theo dõi người yêu bằng những hành động bất chính: thuê người theo dõi, gắn thiết bị nghe lén, tung những tin nặc danh…

c. Mua chuộc tình cảm bằng tiền bạc, quà tặng, danh lợi.

d. Tất cả những hành động trên đây.

26. Muốn yêu đúng người, đúng chỗ, đúng thời, ta cần phải làm gì hơn cả?

a. Bàn hỏi với những người khôn ngoan có kinh nghiệm.

b. Cầu nguyện để xin Chúa Thánh Thần soi sáng, hướng dẫn.

c. Tự thân tìm hiểu, suy nghĩ bằng khả năng của mình.

d. Học bài học của trái tim Chúa Giêsu trên thập giá luôn mở rộng cho mọi người, mọi vật, ở bất cứ nơi đâu, vào bất cứ thời điểm nào.

27.  Muốn yêu đẹp, chúng ta phải làm gì trước hết?

a. Luôn nhớ đến Thiên Chúa là người tình tuyệt vời, muôn thuở đang hiện diện bên ta.

b. Biết mở lòng mình và lòng người hướng về những chân trời mới thay vì chiếm hữu cho riêng mình.

c. Dám hy sinh cho người yêu mà không đòi hỏi bất cứ điều kiện gì.

d. Dám “đón nhận tất cả, tha thứ tất cả, chịu đựng tất cả, hy vọng tất cả” (x. 1Cr 13,28).

28. Trong bốn thái độ của con người đối với hạnh phúc đến từ tình yêu, thái độ nào đáng chê trách hơn cả?

a. Không tin có hạnh phúc vì cho tình là dây oan.

b. Tin có hạnh phúc vô biên vì dám yêu đến cùng như Chúa Giêsu.

c. Chỉ tin có hạnh phúc nửa vời vì tình yêu luôn dang dở.

d. Chỉ tin có hạnh phúc giới hạn vì tình yêu ích kỷ.

29. Trong bốn loại người sau đây, loại người nào đáng thương hơn cả?

a. Những người không dám yêu vì cho tình yêu là trái cấm, ăn vào chỉ gây nên tội tình.

b. Những người yêu “hết mình” theo nghĩa chẳng suy nghĩ và khôn ngoan nên đánh mất chính mình trong tình yêu.

c. Những người tự mãn, ích kỷ trong tình yêu chiếm hữu của họ.

d. Những người bị loại trừ bởi cộng đồng xã hội.

30.  Trong những lầm tưởng về đời Kitô hữu, lầm tưởng nào tai hại nhất?

a. Lầm tưởng về ơn Chúa: theo đạo là để hưởng các ơn phúc.

b. Lầm tưởng về đời sống an nhàn, thư thái như kết quả của đời sống đạo đức.

c. Lầm tưởng về các việc đạo đức: càng làm nhiều càng được ơn.

 

d. Lầm tưởng về quyền năng Chúa và lòng Chúa xót thương.