10 năm sau cuộc tấn công
Đã qua 10 năm nhưng những hệ luỵ từ vụ khủng bố chấn động 11.9.2001 vẫn đè nặng lên hệ thống kinh tế, chính trị và xã hội Mỹ.
10 năm sau cuộc tấn công
Đã qua 10 năm nhưng những hệ luỵ từ vụ khủng bố chấn động 11.9.2001 vẫn đè nặng lên hệ thống kinh tế, chính trị và xã hội Mỹ.
Ngày 11.9.2001, khoảnh khắc 2 chiếc máy bay đâm thẳng vào toà tháp đôi World Trade Center (WTC) ở New York đã đưa nước Mỹ đến một bước ngoặt lịch sử. Tưởng chừng bất khả xâm phạm, cường quốc số một thế giới lại bị tấn công ngay chính “trái tim” của mình. Sau 10 năm, Mỹ đã hoàn toàn thay đổi, vững chãi hơn nhờ nhiều lớp “áo giáp” an ninh nhưng cũng nặng nề hơn với một nền kinh tế đang trong cơn khủng hoảng lại phải gồng gánh chi phí quốc phòng ngất ngưởng.
Cuộc chiến đắt đỏ
Sau biến cố 11.9, Mỹ chính thức bước vào thời kỳ “chiến tranh phòng ngừa”: tiên hạ thủ vi cường, tấn công trước để khỏi bị tấn công. Trong cuộc chiến đầu tiên ở
Đến tháng 5.2011, kẻ chủ mưu vụ 11.9 Osama bin Laden bị hạ sát, al-Qaeda không còn được như xưa. Đối với nhiều người, đại thù của Mỹ đã được báo. Cuộc chiến chống khủng bố cũng đạt nhiều thắng lợi quan trọng. Tuy nhiên, cái giá phải trả lại rất lớn.
Trong 10 năm qua, ít nhất 137.000 dân thường đã thiệt mạng tại Iraq và Afghanistan, hơn 6.000 binh sĩ Mỹ thiệt mạng và hơn 45.000 người khác bị thương. Chi phí y tế cho việc chăm sóc các cựu chiến binh có thể lên đến 1.000 tỉ USD trong 40 năm tới, theo một nghiên cứu của Đại học Brown. Tờ Le Figaro dẫn báo cáo của Quốc hội Mỹ thống kê việc can thiệp quân sự vào Afghanistan và Iraq tính từ năm 2001 đã làm Washington tiêu tốn 1.283 tỉ USD.
Trong bài viết mới đây trên tờ Les Echos, chuyên gia từng đoạt Nobel Kinh tế Joseph Stiglitz nhấn mạnh: “Việc tăng các chi phí cho quốc phòng cùng lúc với các đợt miễn giảm thuế dưới thời của Tổng thống George Bush đã giải thích vì sao Mỹ từ chỗ chỉ bị thâm hụt ngân sách khoảng 2% GDP lúc ông ấy vừa đắc cử, đến nay phải gánh món nợ hơn 14.000 tỉ USD”.
“Kiến cũng không lọt”
Công tác an ninh nội địa cũng được
Việc di chuyển bằng đường hàng không tại Mỹ đã khác hẳn trước đây. Hành khách và toàn bộ hành lý bị “soi” nghiêm ngặt, hàng ngàn nhân viên an ninh được tăng cường tại các sân bay, những cảnh sát vũ trang tận răng luôn có mặt trên chuyến bay… Công ty chuyên kiểm tra hành lý Transportation Security Administration được thành lập ngay sau ngày 11.9.2001 hiện có đến 50.000 nhân viên. Những biện pháp này tỏ ra hiệu quả vì kể từ cuối năm 2001, 4 âm mưu khủng bố các chuyến bay xuyên Đại Tây Dương đã bị phát hiện và ngành hàng không thế giới chỉ bị tấn công một lần duy nhất tại Moscow năm 2004. Đổi lại, chỉ riêng trong năm 2010, các hãng hàng không đã tốn 7,4 tỉ USD cho công tác an ninh, theo Les Echos.
Các công ty khác của Mỹ cũng tỏ ra không thua kém khi thực hiện hàng loạt biện pháp: kiểm tra lý lịch nhân viên gắt gao, tổ chức các nhóm ứng phó khủng hoảng, thường xuyên đánh giá các nguy cơ an ninh, diễn tập sơ tán tại các toà nhà… Ở các hãng thuộc những lĩnh vực “nhạy cảm” như công nghiệp hoá chất, năng lượng hạt nhân, các biện pháp này lại càng nghiêm ngặt. Từ năm 2001, 104 trung tâm hạt nhân của Mỹ đã đầu tư 2,1 tỉ USD để mua các thiết bị an ninh.