23/11/2024

Phải đưa vấn đề biển Đông ra Liên Hiệp Quốc

Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Albert del Rosario vừa tuyên bố một cơ chế do Liên Hiệp Quốc bảo trợ để giải quyết các tranh chấp “là con đường duy nhất để cuối cùng làm dịu các tranh chấp ở biển tây Philippines (biển Đông)”.

 Phải đưa vấn đề biển Đông ra Liên Hiệp Quốc

Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Albert del Rosario vừa tuyên bố một cơ chế do Liên Hiệp Quốc bảo trợ để giải quyết các tranh chấp “là con đường duy nhất để cuối cùng làm dịu các tranh chấp ở biển tây Philippines (biển Đông)”.

Theo báo Philippines Daily Inquirer, Ngoại trưởng Del Rosario cho rằng Trung Quốc và các bên liên quan tới tranh chấp “không thể mãi né tránh” việc đưa ra các tuyên bố chủ quyền trước Toà án Luật biển Quốc tế (Itlos) hay các cơ chế khác của Liên Hiệp Quốc. “Cộng đồng các nước phải cư xử theo luật lệ” – ông Del Rosario nói ở một diễn đàn về tranh chấp trên biển Đông tại ĐH Ateneo de Manila. Ngoại trưởng Philippines khẳng định chính quyền nước này đang phải đối mặt với một nhiệm vụ lớn “bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ ở vùng biên giới biển phía tây đất nước”.

Nhật bắt tàu cá Trung Quốc

Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật đã bắt giữ hai tàu đánh cá Trung Quốc và các thuyền trưởng với cáo buộc đánh cá bất hợp pháp trên vùng biển Nhật Bản vào ngày 6-8. Theo Hãng tin Kyodo, những chiếc tàu cá này bị bắt giữ ngoài khơi tỉnh Ishikawa, trong vùng biển đặc quyền kinh tế của Nhật. Hai thuyền trưởng là Wang Fugui, 26 tuổi và Zheng Wenwu, 35 tuổi. Mỗi tàu chở 17 công dân Trung Quốc.

Theo ngoại trưởng Philippines, yêu sách đường chín đoạn của Trung Quốc là “điểm mấu chốt của vấn đề”. Ông cho rằng những tuyên bố về chủ quyền trên biển của Trung Quốc có thể là mối đe doạ lớn nhất cho hoà bình, ổn định và tự do hàng hải ở Đông Nam Á. “Tuyên bố vô căn cứ của Trung Quốc không chỉ ảnh hưởng tiêu cực tới quyền lợi và quyền tài phán của chủ quyền quốc gia Philippines, mà còn đe doạ tự do hàng hải và thương mại không bị cản trở của nhiều nước khác” – ông Del Rosario cảnh báo.

Ông cũng nhấn mạnh Philippines đã tiến hành giải pháp ngoại giao phòng ngừa theo hai hướng. Một đề nghị đã được đặt lên bàn của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) tìm kiếm chương trình khung giải quyết tranh chấp.

Đề nghị này sẽ lại được đưa ra ở hội nghị các chuyên gia hàng hải ASEAN dự kiến diễn ra tháng 9 tại Manila. Nỗ lực thứ hai là “lôi kéo các bên khác gia nhập cùng Philippines phản đối đường chín đoạn của Trung Quốc theo Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển (UNCLOS)”. Ông cho biết Philippines cùng với Việt Nam, IndonesiaMalaysia đã phản đối bản đồ đường chín đoạn.

Theo báo Philippines Star, mới đây Hãng tư vấn đa quốc gia Pacific Strategies & Assessments (PSA) cảnh báo “chiến thuật gây sức ép” của Trung Quốc trên biển Đông sẽ gây cản trở nghiêm trọng nỗ lực phát triển các kho dự trữ dầu khí trong khu vực. PSA dự báo trong thời gian tới Trung Quốc sẽ tiếp tục gây sức ép lên các nhà đầu tư dầu khí quốc tế có mối quan tâm đối với biển Đông.