Văn hoá chợ –=– Chúng ta nghe nói nhiều đến văn hoá làng, văn hoá học đường, văn hoá công sở… thiết nghĩ cần quan tâm nhiều hơn đến văn hoá chợ.

Ngày chủ nhật tôi cùng mẹ đi chợ mua đồ về nấu bữa cơm gia đình, vừa ra tới chợ tôi chứng kiến cảnh một quý cô ngồi trên chiếc xe SH rất sang, tay cầm tờ 500.000 đồng ném xoẹt vào mẹt rau, cau có nói: Trả lại tiền thừa đi!

Văn hoá chợ 

Ngày chủ nhật tôi cùng mẹ đi chợ mua đồ về nấu bữa cơm gia đình, vừa ra tới chợ tôi chứng kiến cảnh một quý cô ngồi trên chiếc xe SH rất sang, tay cầm tờ 500.000 đồng ném xoẹt vào mẹt rau, cau có nói: Trả lại tiền thừa đi!

Bàn tay nhăn nheo nổi gân xanh của bà bán hàng khoảng 60 tuổi luống cuống hơn khi bỏ túi tiền lẻ lấy trả lại khách, nhìn mà thương!

Nhiều quý cô, quý bà đi chợ tự xem mình là thượng đế nên giọng điệu rất trịch thượng, có khi còn tỏ thái độ gắt gỏng với người bán hàng, những câu nói trống không dường như đang rất phổ biến…

Thông thường nói đến đi chợ nhiều người nghĩ rất đơn giản, thời buổi bây giờ chỉ cần có tiền: “Có tiền mua tiên cũng được”. Đúng vậy! Hàng hoá bây giờ đúng là không thiếu thứ gì. Nhưng đôi lúc cái thiếu ở đây chính là ngôn ngữ giao tiếp.

Có người phụ nữ khác đi chợ chở sau đứa trẻ chừng 6 tuổi đỗ xịch xe trước một cái sọt đựng hồng xiêm. Chị bán hàng đon đả mời chào khách, người phụ nữ cúi xuống sọt hồng xiêm đưa tay bấm tay vào quả hồng và nói câu xanh rờn: hồng gì mà cứng đét, ném chó chó chết, cậu con trai ngơ ngác nhìn mẹ có lẽ không hiểu gì về ngôn ngữ “chợ búa” thốt ra từ miệng mẹ nó, nhưng người phụ nữ cứ thế phóng xe đi.

Rồi có những quý cô, quý bà ăn mặc chải chuốt, xe đẹp, túi xịn… cầm bó rau ném lên, ném xuống kỳ kèo từng đồng. Cơ cực lắm, chị bán rau trán còn đẫm mồ hôi mới thốt lên được rằng: “Chị ơi em phải dậy từ 4 giờ sáng mới cắt được gần này rau, chị mặc cả làm gì cho tội”, thế là “thượng đế” đùng đùng bỏ sang hàng rau khác.

Lại có những quý bà khó tính chọn mua hàng săm soi từng tí một, bới tung mẹt quả, rồi chọn những quả ngon nhất bỏ vào túi cho mình. Không cần biết đến những người mua sau, người bán hàng dù bực mình cũng phải chịu, không dám nói vì sợ mất khách…

Thế nhưng cũng có những người bán hàng khiến người mua “kinh hãi” từ thái độ đanh đá, lời nói nghe chướng tai, thậm chí còn thô lỗ mắng “thượng đế” bằng những ngôn từ mà ai nghe cũng thấy xấu hổ.

Chợ là nơi diễn ra hoạt động giữa người mua và người bán nhưng nó cũng là môi trường sinh hoạt đòi hỏi văn hoá. Chúng ta nghe nói nhiều đến văn hoá làng, văn hoá học đường, văn hoá công sở… thiết nghĩ cần quan tâm nhiều hơn đến văn hoá chợ.