26/11/2024

Phải ngồi lại để đối phó với sự khó lường của Trung Quốc

Đây là đề nghị của bà Jeanne Mirer, chủ tịch Hiệp hội Luật sư dân chủ quốc tế (IADL) – với báo chí bên lề hội thảo quốc tế “Những khía cạnh pháp lý liên quan đến sự kiện Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển Việt Nam” ngày 26-7 tại TP.HCM.

Phải ngồi lại để đối phó với sự khó lường của Trung Quốc

Đây là đề nghị của bà Jeanne Mirer, chủ tịch Hiệp hội Luật sư dân chủ quốc tế (IADL) – với báo chí bên lề hội thảo quốc tế “Những khía cạnh pháp lý liên quan đến sự kiện Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển Việt Nam” ngày 26-7 tại TP.HCM.

Toàn cảnh tại hội thảo quốc tế “Những khía cạnh pháp lý liên quan đến việc sự kiện Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển Việt Nam” - Ảnh: T.T.D. 

Hội thảo này do Trường ĐH Luật TP.HCM và Hội Luật gia Việt Nam phối hợp tổ chức với 30 học giả hàng đầu về luật quốc tế và luật biển đến từ các viện nghiên cứu, các trường đại học lớn của nhiều nước trên thế giới tham gia.

Trung Quốc chưa bao giờ thừa nhận sai

Bà Jeanne Mirer cho rằng Trung Quốc chưa bao giờ thừa nhận mình làm sai, kể cả những cái sai mà cộng đồng thế giới lên án mạnh mẽ, như việc hạ đặt phi pháp giàn khoan Hải Dương-981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam. Vì vậy theo bà Jaeanne Miror, Trung Quốc chắc chắn sẽ không dừng lại cho dù họ đã di chuyển giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi vùng biển Việt Nam. Do đó, theo bà, các chuyên gia luật pháp quốc tế cần ngồi lại với nhau nhằm tìm ra phương án tối ưu nhất để đối phó với những bước đi tiếp theo rất khó lường của Trung Quốc.

Tại hội thảo, nhiều chuyên gia luật quốc tế, các học già, nhà báo cũng có chung nhận định: với hành vi hạ đặt giàn khoan trái phép trước Hội nghị thượng đỉnh ASEAN, Trung Quốc đã không cần quan tâm đến phản ứng của các nước ASEAN và không quan tâm đến động thái có thể có của Mỹ.

Chia sẻ về quan điểm này, GS Baladas Ghoshal, giám đốc Trung tâm nghiên cứu Nam Á và Đông Nam Á, ĐH Jawaharlal Nehru (Ấn Độ), nói thêm: “Việc Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương – 981 tại vùng biển của Việt Nam không quốc gia nào ủng hộ”. GS Baladas Ghishal cũng cho rằng Trung Quốc thích đối phó bằng phương thức song phương chứ không phải đa phương. Đồng thời việc Trung Quốc rút giàn khoan và tàu hộ tống ra khỏi vùng kinh tế đặc quyền và thềm lục địa của Việt Nam có thể là một biểu hiện của sự thận trọng, là động thái có toan tính để ngăn chặn Mỹ và các cường quốc khác hợp sức lại.

Sau phần phân tích này, GS Baladas Ghoshal đưa ra đánh giá rằng tiếng nói của ASEAN sẽ góp phần kiềm chế tham vọng của TQ, khiến nước này không thể sử dụng và đe dọa bằng vũ lực. Việt Nam nên lựa chọn biện pháp theo đuổi thủ tục trọng tài quốc tế hoặc nộp đơn lên Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc cùng ASEAN và Trung Quốc ký COC.

 

Từ trái qua: các diễn giả luật sư Pierre Shifferli,  bà Jeanne Mirer (chủ tịch Hiệp hội Luật sư dân chủ quốc tế), GS.Ts Alexander Yankov trả lời phỏng vấn của báo giới - Ảnh: T.T.D.

 

 

Các đại biểu trao đổi trong giờ giải lao của hội nghị - Ảnh: T.T.D.

 

Vi phạm không thể chối cãi

Đây là đánh giá của luật gia Veeramalla Anjaiah, phó tổng biên tập Daily Jakarta Post(Indonesia), trong bài tham luận của mình. Ông cho rằng việc hạ đặt giàn khoan là một sự vi phạm rõ ràng luật pháp quốc tế và trái với Tuyên bố về cách ứng xử của các các bên ở biển Đông (DOC). Luật gia này cũng kêu gọi ASEAN cần nhanh chóng đoàn kết, thống nhất, đồng thuận để cùng Trung Quốc ký COC nhằm góp phần ngăn ngừa và giải quyết hiệu quả các tranh chấp. Đồng thời ASEAN cần vận động các quốc gia ngoài khối như Mỹ, Nhật Bản, Úc… ủng hộ tiến trình giải quyết hòa bình các tranh chấp trên biển Đông với Trung Quốc.

Ngoài ra, ông cũng không loại trừ phương án Việt Nam đưa vụ việc ra tại một tòa án nội bộ để giải quyết.

 

Trung tướng Anup Singh (bìa phải, nguyên tổng tư lệnh hải quân miền Đông Ấn Độ) trao đổi với các đại biểu - Ảnh: T.T.D.

 

 

Ông Phạm Quốc Anh, chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam, phát biểu khai mạc hội thảo – Ảnh: Thanh Tùng

 

 

 VIỄN SỰ