Học sinh không đọc gì ngoài sách giáo khoa!
Thiếu sách, thiếu thời gian, thiếu sự khuyến khích… đó là những lý do khiến văn hoá đọc của giới trẻ đang trở thành vấn đề đáng lo ngại ở VN.
Học sinh không đọc gì ngoài sách giáo khoa!
Thiếu sách, thiếu thời gian, thiếu sự khuyến khích… đó là những lý do khiến văn hoá đọc của giới trẻ đang trở thành vấn đề đáng lo ngại ở VN.
Ngày 9.12, hội thảo Phát triển văn hoá đọc trong nhà trường và cộng đồng, do Bộ GD-ĐT phối hợp Bộ VH-TT-DL tổ chức lần đầu tiên, đã xới lên nhiều vấn đề xung quanh việc đọc sách của học sinh (HS) hiện nay. Trong đó, nổi lên đề nghị cần coi trọng và dành thời gian cho trẻ đọc sách như việc học để thi.
|
Tiến sĩ Nguyễn Thụy Anh, người sáng lập CLB Đọc sách cùng con ở Hà Nội, cũng cho rằng trẻ em hiện không có thời gian dành cho việc đọc. Theo bà Thuỵ Anh, dù hô hào cho văn hóa đọc nhưng còn hiếm nhà trường hay phụ huynh chấp nhận một khoảng thời gian trong ngày cho phép trẻ đọc sách.
Bà Thuỵ Anh đề nghị: “Việc đọc cũng phải được tôn trọng như việc học và việc thi. Cần phải đưa vào chương trình như một môn học, nhưng không phải một môn văn thứ hai mà là một hoạt động riêng được xây dựng phương pháp và quy trình riêng để hướng dẫn các em tự đọc, tự khám phá”. Bà Thuỵ Anh cho rằng đọc sách sẽ khiến đứa trẻ tham gia vào quá trình tự học, tự đào tạo một cách tự nhiên nhất. Trước hết là mở rộng vốn từ, sử dụng các cấu trúc ngữ pháp nhuần nhuyễn.
Đồng quan điểm, ông Đỗ Hoàng Sơn, thành viên Hội đồng tư vấn giáo dục Stem của tổ chức EduSpec, cho rằng cần đưa việc đọc sách vào trường học như một giờ học bắt buộc và giao việc thúc đẩy việc đọc sách của HS cho từng giáo viên.
Mô hình tủ sách phụ huynh
Từ thực tế đó, ông Nguyễn Quang Thạch đã có sáng kiến lập Tủ sách phụ huynh đặt tại các lớp học. Tủ sách được nghiên cứu thiết kế từ 2002 – 2007, áp dụng thực địa vào tháng 5.2010 tại Trường THCS An Dục (Quỳnh Phụ, Thái Bình).
Khi chưa có Tủ sách phụ huynh đặt trong lớp học, năm học 2009 – 2010, HS trường này đọc bình quân 0,4 cuốn sách từ thư viện nhà trường. Sau 5 tháng hoạt động, trong đó có 2 tháng hè, HS lớp 7A3 đã đọc 5 đầu sách/HS, do đó phụ huynh 8 lớp còn lại đã cùng nhà trường xây dựng 8 tủ sách cho con của mình. Hiện Trường THCS An Dục có 9 tủ sách với hơn 2.000 đầu sách khác nhau. Sau 5 năm hoạt động, bình quân mỗi HS đọc 30 đầu sách/năm.
Từ hiệu quả Tủ sách phụ huynh ở Trường THCS An Dục, vào tháng 12.2011, Phòng GD-ĐT H.Quỳnh Phụ đã ra quyết định nhân rộng tủ sách phụ huynh đến tất cả các lớp học tiểu học và THCS trên toàn huyện. 12 tháng sau, cùng với sự hỗ trợ của chương trình Sách hoá nông thôn, phụ huynh và các nhà trường đã xây dựng được 905 tủ sách. Tháng 1.2014, Sở GD-ĐT Thái Bình có quyết định nhân rộng Tủ sách phụ huynh ra toàn tỉnh.
Tuệ Nguyễn