02/11/2024

Lãng phí đất giữa Hà Nội

Tính riêng 4 quận Hai Bà Trưng, Tây Hồ, Cầu Giấy, Nam Từ Liêm từ năm 2009 đến nay có khoảng 2 triệu m2 đất bị bỏ hoang. Không chỉ lãng phí đất, những dự án này còn gây nhiều hệ luỵ cho người dân bị ảnh hưởng.

 

Lãng phí đất giữa Hà Nội

 

Tính riêng 4 quận Hai Bà Trưng, Tây Hồ, Cầu Giấy, Nam Từ Liêm từ năm 2009 đến nay có khoảng 2 triệu m2 đất bị bỏ hoang. Không chỉ lãng phí đất, những dự án này còn gây nhiều hệ luỵ cho người dân bị ảnh hưởng.




Dự án cụm trường trung học chuyên nghiệp sau hơn 10 năm vẫn đang là bãi đất hoang

 

Dự án cụm trường trung học chuyên nghiệp sau hơn 10 năm vẫn đang là bãi đất hoang

 


Để hoang hơn 10 năm

 
 
Lãng phí đất giữa Hà Nội - ảnh 1 Công ty đã giao tiền cho TP 26 năm nay, chúng tôi nhiều lần kiến nghị dự án sai ở đâu thì TP chỉ rõ để xử lý, nếu không vướng thì cho triển khai tiếp, còn nếu không thì chúng tôi trả lại dự án và đề nghị được bồi thường kinh phí đã chi trả cho dự án cộng cả trượt giá
Lãng phí đất giữa Hà Nội - ảnh 2
 
Ông Lê Quốc Khánh, Giám đốc Công ty IDC
 

Kéo dài hơn 11 năm từ lúc có quyết định phê duyệt quy hoạch, dự án cụm trường trung học chuyên nghiệp dạy nghề quy mô lớn của Hà Nội đến nay vẫn đang là bãi đất trống và những dãy nhà dân phần lớn là lụp xụp, tạm bợ.

Năm 2004, Chủ tịch UBND TP ký quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết cụm trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề (tỷ lệ 1/2.000) tại xã Tây Mỗ, H.Từ Liêm (cũ), nay là P.Tây Mỗ, Q.Nam Từ Liêm, trong đó có phần đất dành để xây dựng cụm trường trung học chuyên nghiệp dạy nghề quy mô lớn, hạ tầng giao thông, bãi đỗ xe, công trình công cộng… Năm 2006, TP ban hành quyết định quy hoạch chi tiết dự án này (tỷ lệ 1/500) với tổng diện tích khoảng 113 ha, trong đó quỹ đất dành cho xây dựng trường khoảng 37,6 ha, giao Trung tâm phát triển quỹ đất TP làm chủ đầu tư dự án giải phóng mặt bằng (GPMB) và san nền sơ bộ khu đất cụm trường vào năm 2008.
Đại diện P.Tây Mỗ cho biết tới nay việc GPMB mới tiến hành được với khoảng 100 hộ dân trên diện tích đất hơn 30 ha. Vẫn còn hơn 300 hộ dân có diện tích đất ở và hơn 300 hộ dân khác sở hữu đất nông nghiệp chưa được thu hồi. “Người dân rất bức xúc và nhiều lần kiến nghị lên TP. Nhà cửa xuống cấp nhưng không được phép xây dựng mới vì đất nằm trong quy hoạch”, ông này cho biết.
Lãng phí đất giữa Hà Nội - ảnh 3

Dự án HH1 của Công ty tu tạo và phát triển nhà Hà Nội kéo dài 7 năm nay – Ảnh: M.Hà

Theo ông Nguyễn Huy Cường, Trưởng phòng Quản lý đô thị Q.Nam Từ Liêm, quận cũng đã nhiều lần báo cáo lên TP những bất cập khi dự án đã có quyết định thu hồi đất gần 10 năm nay, trong khi đó người dân có “sổ đỏ” nhưng không được xây dựng, không có quyết định đền bù, GPMB. Nhà dân đều là nhà cấp 4, muốn nâng cấp cải tạo nhưng không được. Mới đây, UBND Q.Nam Từ Liêm đã đề xuất đưa dự án vào kế hoạch sử dụng đất của TP năm 2016.
Là dự án xã hội hoá, Bệnh viện đa khoa tư nhân An Sinh do Công ty TNHH Bệnh viện đa khoa tư nhân An Sinh dự kiến xây dựng tại P.Phú Đô, Q.Nam Từ Liêm với quy mô 25.000 m2 đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư từ tháng 5.2008. Theo báo cáo của UBND TP tháng 5.2015, dự án đã hoàn thành GPMB, đang làm thủ tục cấp phép xây dựng để chuẩn bị khởi công vào tháng 8.2015. Tuy nhiên, cuối tháng 10.2015 dự án vẫn trong tình trạng im ắng, không có hoạt động xây dựng, một phần đất bỏ trống được sử dụng như bãi đậu xe cho các xe khách đường dài. Còn chủ đầu tư dự án đang xin điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư tại Sở KH-ĐT.
Dự án “treo” qua 2 thế kỷ
Lãng phí đất giữa Hà Nội - ảnh 4

Dự án Bệnh viện An Sinh trở thành nơi tập kết xe khách đường dài

Dự án xây dựng nhà ở và văn phòng làm việc do Công ty TNHH IDC làm chủ đầu tư thậm chí đã “treo” qua 2 thế kỷ, nhưng vẫn chưa có hướng giải quyết.
Năm 1999, UBND TP có quyết định cấp phép đầu tư xây dựng khu nhà ở để bán tại hồ An Dương, Q.Tây Hồ cho Công ty TNHH xây dựng IDC. Thủ tướng cũng có quyết định giao 13.970 m2 đất tại đây cho Công ty IDC sử dụng để xây dựng khu nhà ở, hạ tầng kỹ thuật, công trình công cộng kinh doanh và văn phòng làm việc. Năm 2003, Q.Tây Hồ và Công ty IDC tiến hành GPMB giai đoạn 1 được hơn 7.140 m2 để làm nhà, làm đường và một phần dịch vụ công cộng, 30 hộ dân trong diện GPMB được tái định cư tại chỗ và một khu dân cư mới đã được xây dựng tại khu đô thị An Dương. Tuy nhiên, dự án phải tạm dừng 7 năm theo luật Đê điều sửa đổi. Ngoài ra, do UBND Q.Tây Hồ chưa bố trí đất, nên công ty chưa làm nhà tái định cư cho các hộ dân thuộc diện GPMB còn lại.
Theo UBND TP, diện tích đất còn lại do 72 hộ dân đang sử dụng hiện chưa bồi thường dẫn đến dự án chậm triển khai. Tháng 7.2014, TP đã giao Sở TN-MT xử lý việc GPMB và Sở QH-KT xem xét điều chỉnh quy hoạch mặt bằng một phần khu đất thuộc phạm vi dự án. Tuy nhiên, ông Lê Quốc Khánh, Giám đốc Công ty IDC, cho biết đến nay dự án vẫn giậm chân tại chỗ, các ngành liên quan cũng chưa có động thái hỗ trợ nào để dự án có thể tiếp tục triển khai. Trong khi đó, để được giao đất, Công ty IDC đã tự bỏ tiền san lấp hồ An Dương từ những năm 1989, đã tuân thủ đầy đủ các nghĩa vụ tài chính như nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất. “Công ty đã giao tiền cho TP 26 năm nay, chúng tôi nhiều lần kiến nghị dự án sai ở đâu thì TP chỉ rõ để xử lý, nếu không vướng thì cho triển khai tiếp, còn nếu không thì chúng tôi trả lại dự án và đề nghị được bồi thường kinh phí đã chi trả cho dự án cộng cả trượt giá”, ông Khánh nói.
Đáng nói, những vướng mắc giữa chủ đầu tư và UBND TP kéo dài, chậm được giải quyết hàng chục năm nay đang để lại hệ lụy cho hơn 70 hộ dân nằm trong quy hoạch. Không được phép xây dựng, cải tạo, không được cấp sổ đỏ… nhiều hộ dân tại ngõ 210 Nghi Tàm, phố An Dương đang phải sinh sống tạm bợ trong những ngôi nhà cấp 4 xập xệ, hoặc buộc phải lén lút xây dựng, cải tạo cơi nới thêm tầng trái phép .
Không ai ngờ đằng sau dãy nhà biệt thự quy mô nằm trên mặt đường Nghi Tàm đã được quy hoạch, xây dựng mới là những khu nhà cấp bốn, nhà lá, mái pro xi măng, thậm chí là bãi tập kết phế liệu đồng nát.
Hơn 50% dự án kiểm tra có vi phạm
Kết quả giám sát quản lý đất đai của HĐND TP.Hà Nội vào giữa năm 2015 cho thấy, chỉ tính riêng Q.Nam Từ Liêm trong khoảng 100 dự án đang thực hiện tại địa bàn đã có 58 dự án vi phạm, gồm 21 dự án đã GPMB xong nhưng chủ đầu tư không thực hiện, để hoang hoá. Điển hình là dự án xây dựng ô đất CXTT và ô đất NT trong khu đô thị Mễ Trì Hạ, do Công ty tu tạo và phát triển nhà Hà Nội (gọi tắt là Công ty tu tạo) làm chủ đầu tư, dù được giao đất từ năm 2002. Một dự án khác cũng do Công ty tu tạo làm chủ là toà nhà HH1 tại P.Mễ Trì cũng kéo dài 7 năm nay. Năm 2008, UBND TP cho phép công ty chuyển mục đích sử dụng 2.349 m2 đất tại lô HH1 khu đô thị Mễ Trì Hạ để xây dựng tổ hợp văn phòng, khách sạn và căn hộ cao cấp. Năm 2011, công ty này khởi công dự án và hứa hẹn quý 2/2014 sẽ bàn giao cho khách hàng. Còn tấm biển mới nhất cho biết dự án đã khởi công vào quý 4/2014 và dự kiến hoàn thành vào quý 4/2017. Trong khi theo quan sát của PV, ở thời điểm quý 4/2015, công trường dự án vẫn đang quây tôn kín mít, chỉ lác đác vài công nhân và chưa xây xong móng.

Mai Hà