29/11/2024

Môn Sử có bị khai tử – học sao cho khỏi ngán?

Câu chuyện môn học 
lịch sử nên tồn tại độc lập hay tích hợp tiếp tục làm dấy lên nhiều mối quan tâm về cách dạy sử và học sử sao cho hiệu quả. 
Tuổi Trẻ tiếp tục giới thiệu ý kiến của phụ huynh, 
học sinh và các nhà chuyên môn.

 

Môn Sử có bị khai tử - học sao cho khỏi ngán?

 

Câu chuyện môn học 
lịch sử nên tồn tại độc lập hay tích hợp tiếp tục làm dấy lên nhiều mối quan tâm về cách dạy sử và học sử sao cho hiệu quả. 
Tuổi Trẻ tiếp tục giới thiệu ý kiến của phụ huynh, 
học sinh và các nhà chuyên môn.




Học sinh Trường THPT Trần Khai Nguyên, Q.5, TP.HCM chọn mua sách sử - Ảnh: Như Hùng
Học sinh Trường THPT Trần Khai Nguyên, Q.5, TP.HCM chọn mua sách sử – Ảnh: Như Hùng

“Tôi nghĩ môn sử sẽ rất hấp dẫn học sinh nếu các thầy cô giáo giảng dạy bằng nhiều hình thức khác nhau, cho học sinh thấy được những cái hay, cái thú vị của sử chứ không chỉ những ngày, tháng, năm… của sự kiện này hay sự kiện kia. Môn sử sẽ còn hấp dẫn hơn nếu chúng tôi được làm bài kiểm tra hay thi cử bằng cách viết tiểu luận, thuyết trình, đóng kịch… chứ không phải học thuộc lòng rồi viết ra giấy như hiện nay 

Nguyễn Hồng Vy (học sinh lớp 12 Trường THPT Gia Định, 
TP.HCM)

* GS Phan Huy Lê (chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam):

Không nên giới hạn trong bốn bức tường

Tôi có xem sách giáo khoa lịch sử đang sử dụng cho vài nước như Pháp, Trung Quốc, thấy họ không viết sách giáo khoa theo lối dàn trải, nặng nề như ta. Mỗi thời kỳ, tuỳ theo yêu cầu của lứa tuổi học sinh, học chọn một số sự kiện, thành tựu tiêu biểu nhất để khắc hoạ sâu vào nhận thức của học sinh, còn tính hệ thống của lịch sử thì giới thiệu nhẹ nhàng bằng sơ đồ… rất dễ hiểu có tính minh hoạ cao. Nội dung đến hình thức đều tạo nên sự hấp dẫn, yêu thích của thế hệ trẻ.

Còn ở ta, như nhận xét của nhiều nhà sử học, sách giáo khoa lịch sử phổ thông gần như tóm tắt sách sử của người lớn để bắt học sinh học. Sách giáo khoa vẫn trình bày dàn trải, la liệt các sự kiện, rất nặng nề, nhàm chán. Xét về mặt kiến thức, sách giáo khoa lịch sử vừa thừa lại vừa thiếu, thừa những cái không cần thiết, thiếu một số nội dung cơ bản, tiêu biểu.

Yêu cầu giáo dục lịch sử không dừng lại ở kiến thức mà làm sao để kiến thức thấm sâu vào nhận thức của học sinh, biến thành hiểu biết của chính các em một cách có hứng thú. Mỗi sự kiện lịch sử không còn là một mảng của quá khứ khô cứng với những niên đại, con số, diễn biến nặng nề mà là một bộ phận của lịch sử sống động qua bài giảng của thầy cô, qua giao lưu với học sinh.

Dạy lịch sử không giới hạn trong sách giáo khoa và bốn bức tường của lớp học mà cần mở rộng các hình thức như tham quan bảo tàng, nhà lưu niệm, du khảo, dã ngoại… Giáo dục lịch sử trong trường phổ thông cần sự kết hợp với cả môi trường giáo dục của gia đình, xã hội, của các phương tiện thông tin đại chúng…

Để việc giáo dục lịch sử ở cấp phổ thông có vị thế xứng đáng, đó phải là môn học độc lập bên cạnh các môn toán, ngữ văn… Cùng với đó, Bộ GD-ĐT cần rà soát để đổi mới nội dung chương trình sách giáo khoa, đổi mới phương pháp dạy học, bồi dưỡng giáo viên… để có định hướng cho môn học này.

VĨNH HÀ ghi

* Ông Cao Huy Thảo (nguyên hiệu trưởng Trường THPT quốc tế Việt – Úc):

Không phải là độc lập hay tích hợp

Tôi cho rằng bản chất vấn đề hiện nay không phải tranh luận để môn sử độc lập hay tích hợp vào với môn khác. Cái chính – quan trọng hơn là cần xem lại nội dung chương trình và cách dạy sử trong trường phổ thông hiện nay. Ví dụ: Tại sao môn sử làm cho học sinh chán? Tại sao việc giảng dạy môn sử chỉ tập trung vào mục tiêu kiểm tra, thi cử? Tại sao môn sử không tạo được sự hứng khởi cho người học?…

Ai cũng hiểu mục tiêu của giáo dục là xây dựng kiến thức, tri thức, kỹ năng để người học có thể sống trong thời đại hôm nay. Thế thì môn sử cũng phải đáp ứng những yêu cầu đó chứ không thể chỉ dạy cho học sinh những sự kiện và ý nghĩa của thời quá khứ.

Chúng ta đang tham khảo và học hỏi nước ngoài về cách dạy sử. Thế thì chúng ta cũng nên học tập họ về cách thiết kế môn học này. Ví dụ như ở Úc, bậc tiểu học họ dạy sử cho học sinh bằng những vấn đề rất gần gũi và thiết thực, vừa tầm tri thức của trẻ như lịch sử gia đình: cha mẹ là người sinh ra con, ông bà là người sinh ra cha mẹ…

Lên cấp cao hơn thì họ yêu cầu học sinh phải tự tìm hiểu vấn đề trước khi giáo viên môn sử truyền tải kiến thức bài mới. Tức là họ yêu cầu học sinh học sử một cách chủ động chứ không áp đặt các em phải học thuộc lòng trong sách giáo khoa..

HOÀNG HƯƠNG gh