Nhà nước cần giúp doanh nghiệp ‘xung trận’
Ngày doanh nhân năm nay đúng vào thời điểm Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) vừa chính thức hoàn tất đàm phán nên hầu hết các hội họp, gặp gỡ của doanh nghiệp, doanh nhân đều xoay quanh chủ đề này.
Nhà nước cần giúp doanh nghiệp ‘xung trận’
Ngày doanh nhân năm nay đúng vào thời điểm Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) vừa chính thức hoàn tất đàm phán nên hầu hết các hội họp, gặp gỡ của doanh nghiệp, doanh nhân đều xoay quanh chủ đề này.
* Hầu hết các ý kiến chuyên gia, tổ chức trong và ngoài nước đều cho rằng VN hưởng lợi nhiều nhất trong TPP, sao ông lại nói thách thức lớn hơn?
|
* Vậy các DN phải làm gì hậu TPP?
Góc nhìn doanh nhân:
Không có gì phải hoảng hốt
Vào TPP, cái tốt nhất là có lợi cho người tiêu dùng. Riêng với mặt hàng sữa, người dân có cơ hội uống được sữa Úc, New Zealand, Ireland chất lượng cao với giá rẻ. Đây cũng là cơ hội để loại khỏi cuộc chơi những ai không muốn thay đổi, hoặc không có khả năng thay đổi. Vấn đề của sữa VN lúc này là gì? Giá nguyên liệu đầu vào quá cao, chi phí vận chuyển, kho bãi… tất cả đều cao hơn các quốc gia có lợi thế ngành sữa trong các quốc gia TPP. Muốn vẫn sống sót và vượt qua được “ải” này, DN và ngành phải thay đổi và tôi cho đây là cuộc chơi sòng phẳng, không có gì phải hoảng hốt. Nhà nước làm chính sách nhưng chính DN phải biết tính toán lại bài toán chi phí thế nào lợi nhất và tốt nhất cho mình, đó là nghệ thuật của sự khác biệt, vượt trội. Ông Trần Bảo Minh, Tổng giám đốc Công ty CP sữa quốc tế IDP
Bất động sản hưởng lợi lớn
Bất động sản cũng sẽ được hưởng lợi rất nhiều, nhất là ở các phân khúc bất động sản công nghiệp, nhà xưởng và kho vận khi mà các công ty sản xuất sẽ đổ bộ vào VN để thuê đất làm nhà máy, nhà xưởng sản xuất. Kéo theo đó là nhu cầu văn phòng cho thuê, nhà ở và mặt bằng bán lẻ cũng sẽ trở nên nhộn nhịp hơn. Trong đó, phân khúc căn hộ cao cấp sẽ được hưởng lợi nhiều nhất khi mà việc các DN đến VN mở rộng, xây mới nhà máy sẽ kéo theo một đội ngũ chuyên gia nước ngoài, Việt kiều vào VN làm việc. Trong bối cảnh luật đã rộng cửa cho người nước ngoài, Việt kiều mua nhà tại VN thì việc ký kết Hiệp định TPP sẽ vô cùng thuận lợi, tạo động lực để nguồn vốn ngoại đổ vào thị trường bất động sản. Tuy nhiên, TPP cũng mang lại sức ép cạnh tranh không nhỏ và trong cuộc đua này, các DN phải thực sự chuyên nghiệp mới có thể tham gia. Ông Nguyễn Bá Sáng, Chủ tịch HĐQT Công ty An Gia Investment
Tiếp cận vốn ủy thác từ nước ngoài với chi phí thấp
Tôi mừng nhiều hơn lo. TPP sẽ tác động và tạo cơ hội nhiều hơn cho DN giao thương mà DN là khách hàng của ngân hàng. Điều này đòi hỏi ngân hàng luôn luôn phải đi trước cung cấp các sản phẩm dịch vụ giải quyết các vấn đề của DN về thanh toán toàn cầu, cho vay thông qua tài trợ thương mại… Quy mô DN lớn cũng là cơ hội cho ngân hàng phát triển các sản phẩm, dịch vụ. Đồng thời luồng vốn đầu tư quốc tế vào VN tăng trưởng mạnh tạo thuận lợi cho hệ thống ngân hàng tăng cường thanh khoản và gia tăng cơ hội kinh doanh. Ngân hàng có điều kiện tiếp cận nguồn vốn uỷ thác từ nước ngoài với chi phí thấp. Ông Lê Quang Trung, Phó tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB)
Ưu đãi xây dựng vùng nguyên phụ liệu dệt may
Ngành dệt may gặp khó khăn lớn nhất là không có đủ nguồn nguyên vật liệu trong nội khối có giá tốt để hưởng lợi 0% thuế xuất một cách trọn vẹn. Nếu mua nguyên vật liệu của Nhật, Mỹ cũng là các quốc gia nội khối TPP nhưng giá rất cao, làm sao cạnh tranh nổi. Hiện tại, DN VN chỉ mới khai thác được 20% lợi thế khi vào TPP. Có nghĩa là 80% đang đứng ngoài cuộc chơi này mà nguyên nhân chính vẫn là do “án” xuất xứ. Tuy nhiên, tôi vẫn thấy nhiều cơ hội để nâng tỷ lệ này lên khá lạc quan. Theo dự báo khoảng năm 2018 TPP sẽ có hiệu lực, hy vọng nhà nước sẽ chú trọng đề xuất ưu đãi cho nhà đầu tư trong nước để xây dựng trung tâm nguyên phụ liệu của cả nước. Về phía DN, đầu tư về trang thiết bị, cải tiến bộ máy quản lý, nhân lực… phải làm nhiều hơn nữa mới có cơ hội và sức khoẻ tốt để ra khơi một lần nữa. Ông Phạm Xuân Hồng, Tổng giám đốc Công ty CP may SG3
Liên kết chuỗi để cạnh tranh
Theo tôi được biết sản phẩm thịt không phải là mặt hàng sẽ giảm thuế về 0% ngay mà có lộ trình. Đó chính là khoảng thời gian quý báu cho chúng ta thay đổi để tồn tại. Với năng lực hạn chế của chúng ta chỉ có con đường liên kết với nhau theo chuỗi giá trị giữa nông dân và DN. Đó cũng chính là cách mà chúng tôi đang thực hiện. Hiện chúng tôi đã liên kết 646 hộ chăn nuôi heo ở Củ Chi và Hóc Môn theo tiêu chuẩn VietGAP với sự hỗ trợ của dự án Cạnh tranh ngành chăn nuôi và An toàn thực phẩm (Lifsap) thuộc Sở NN-PTNT TP.HCM. Tổng đàn hiện đạt hơn 41.000 con, mỗi ngày có thể cung cấp khoảng 250 con heo sạch ra thị trường. Sản phẩm của chúng tôi được kiểm soát từ trang trại đến bàn ăn và giảm bớt các khâu trung gian nên giảm được chi phí do đó giá bán bằng với giá thịt heo thường ngoài thị trường. Thịt ngoại đông lạnh giá rẻ chỉ có thể vào các bếp ăn công nghiệp, cơ sở chế biến vì thói quen của người VN là sử dụng thịt tươi sống, thói quen đi chợ vẫn còn rất lớn. Tôi tin rằng nếu ngành chăn nuôi tổ chức lại sản xuất tạo được chuỗi liên kết giữa nông dân và DN thì vẫn có thể tồn tại và phát triển.
Bà Nguyễn Hồng Thắm, Giám đốc Công ty TNHH dịch vụ An Hạ
Thanh Niên
|
N.Trần Tâm
(thực hiện)