29/11/2024

Dạy văn đừng ‘bệnh thành tích’

Rất nhiều bạn đọc phản hồi về bài viết Học văn như robot thì lớn lên dễ vô cảm trên Thanh Niên ngày 4.10, trong đó phân tích thêm nguyên nhân và nêu giải pháp cho thực trạng này.

 

Dạy văn đừng ‘bệnh thành tích’

 

 

Rất nhiều bạn đọc phản hồi về bài viết Học văn như robot thì lớn lên dễ vô cảm trên Thanh Niên ngày 4.10, trong đó phân tích thêm nguyên nhân và nêu giải pháp cho thực trạng này.


 


Dạy văn đừng 'bệnh thành tích' - ảnh 1
Tâm huyết người thầy
Muốn các em học, làm văn chân thật, mang tính thời sự, biểu lộ được cảm xúc của mình, đòi hỏi người dạy văn phải thật sự có tâm huyết, không bị bệnh thành tích. Người thầy phải vì học trò, hướng đến sự giáo dục nhân cách, nâng đỡ, nuôi dưỡng tâm hồn của học trò, bỏ và từ chối hẳn những bài văn mẫu.
Võ Thị Ý Nhi ([email protected])
Phải có tác phẩm hay
Để người trẻ bồi dưỡng nhân cách, sống biết yêu thương con người thì những người sáng tác văn học phải có những tác phẩm hay, giá trị, giàu tính nhân văn, phù hợp, hấp dẫn với giới trẻ. Thông qua các tác phẩm đó, các bạn trẻ sẽ học hỏi những điều hay, lẽ phải, hoàn thiện bản thân. Nếu không có tác phẩm hay thì làm sao văn học thực hiện được sứ mệnh của mình là giáo dục nhân cách con người?
Nguyễn Minh Nhiên ([email protected])
Thiếu và yếu
Có những thế hệ họ sống chết với lý tưởng của mình như lý tưởng của nhân vật trong một cuốn truyện hay, được nhiều người đón đọc. Và phải thừa nhận rằng văn học VN thời gian gần đây không có nhiều tác phẩm làm điên đảo người đọc. Không thu hút được người đọc thì làm sao truyền tải, giáo dục, định hướng nhân cách con người?
Đỗ Tấn Huy ([email protected])
Mất dần thói quen đọc sách
Từ trẻ con, thiếu niên đến thanh niên, việc sử dụng các sản phẩm công nghệ trở nên thường xuyên hơn là đọc sách. Đành rằng sách điện tử có trong các sản phẩm công nghệ nhưng rất ít người đọc. Đây là thực trạng đáng báo động. Không đọc sách thì tâm hồn con người sẽ nhạt nhẽo, những bài học làm người từ sách bị bỏ quên, cảm xúc dạt dào từ đọc sách cũng dần mất đi. Như thế thì con người không vô cảm sao được.
Hồ Văn Toàn ([email protected])
       
Thời gian gần đây các đề văn đã có tính thời sự, không còn rập khuôn ở các bài văn mẫu. Đó là một tín hiệu vui. Tuy vậy, cái chúng tôi chờ đợi là những đề văn gắn với những tác phẩm văn học hay trong nước, được nhiều bạn trẻ tìm đọc. Được như thế thì nhân cách con người không đáng lo nữa.
Ninh Thị Lan Chi (Q.7, TP.HCM)
Dạy văn đừng 'bệnh thành tích' - ảnh 3
       

Nhìn đời sống, sự phát triển của văn học, nghệ thuật của một đất nước sẽ suy ra được nhân cách con người của đất nước ấy. Ca nhạc, điện ảnh, chương trình giải trí trên truyền hình ở ta đã rất nản, văn học lại chẳng có gì đáng đọc thì thử hỏi sự vô cảm, thói côn đồ, hung hăng trong xã hội sao không gia tăng?

Võ Ngô Minh Thư (Q.8, TP.HCM)
T.T – Duy Khang (thực hiện)

 

Ban CTBĐ (tổng hợp)