28/11/2024

Giảng đường gần gũi

Có rất nhiều chương trình, hoạt động kỹ năng được triển khai miễn phí dành cho tân sinh viên nhằm giúp các bạn sớm hoà nhập, gần gũi với môi trường đại học.

 

Giảng đường gần gũi

 

 

Có rất nhiều chương trình, hoạt động kỹ năng được triển khai miễn phí dành cho tân sinh viên nhằm giúp các bạn sớm hoà nhập, gần gũi với môi trường đại học.



Các chuyến dã ngoại ngắn ngày giúp tân sinh viên có thêm bạn bè thân thiết Các chuyến dã ngoại ngắn ngày giúp tân sinh viên có thêm bạn bè thân thiết

Có rất nhiều chương trình, hoạt động kỹ năng được triển khai miễn phí dành cho tân sinh viên nhằm giúp các bạn sớm hòa nhập, gần gũi với môi trường đại học.

Nhiều lớp kỹ năng miễn phí
 
 
Giảng đường gần gũi - ảnh 2
Nếu tân SV còn giữ cách học cũ như thời học phổ thông thì hãy mạnh dạn thay đổi ngay vì nó không còn phù hợp với cách học ĐH
Giảng đường gần gũi - ảnh 3
 
NGUYỄN THU CÚC, SV Trường ĐH Sư phạm TP.HCM
 

Ông Quách Hải Đạt, Giám đốc Trung tâm hỗ trợ học sinh, sinh viên (SV) TP.HCM, cho biết: “Chúng tôi đang triển khai nhiều hoạt động đồng hành cùng tân SV, đặc biệt chú trọng các chuyên đề kỹ năng thực hành xã hội cho các bạn như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sống tự lập, kỹ năng xác lập mục tiêu và tạo động lực học tập, kỹ năng thiết lập các mối quan hệ, kỹ năng tự học, kỹ năng hội nhập – thích nghi và sớm hòa nhập với cuộc sống ở môi trường ĐH”.

Theo ông Đạt, bên cạnh việc trang bị kỹ năng thực hành xã hội, trung tâm còn có những hoạt động hỗ trợ nâng cao trình độ tiếng Anh, bằng cách đẩy mạnh hoạt động các CLB Anh văn trong trường ĐH và phối hợp với các đơn vị đào tạo Anh văn có uy tín để trao các suất học bổng học tiếng Anh cho SV.
Trong khi đó, Nhà văn hóa SV TP.HCM cũng triển khai 2 chương trình: “Hành trang cuộc sống dành cho tân SV” và “Đồng hành cùng SV đến giảng đường”. Chương trình sẽ có những buổi tập huấn cho SV thích nghi từ môi trường học phổ thông sang môi trường học ĐH để SV không bị bỡ ngỡ. Không những thế, tại đây còn có những lớp dạy kỹ năng miễn phí cho SV như: kỹ năng thoát hiểm, kỹ năng nói chuyện trước đám đông, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng làm việc nhóm – quản lý nhóm, kỹ năng thích ứng với cuộc sống cá nhân, học tập hiệu quả trong môi trường ĐH…
Ông Dương Trọng Phúc, Phó giám đốc Nhà văn hoá SV TP.HCM, nói: “Khi dạy đến kỹ năng gì, chúng tôi thường giúp SV trải nghiệm với thực tế và áp dụng ngay. Chẳng hạn, khi dạy về kỹ năng thích ứng với cuộc sống cá nhân thì chúng tôi sẽ cho SV đi tham quan các địa điểm như: nhà sách, công viên, cách làm quen với các tuyến xe buýt để các bạn có thể áp dụng dễ dàng trong việc đi lại hằng ngày. Bên cạnh đó, chúng tôi sẽ tổ chức các chuyến sinh hoạt dã ngoại để SV trải nghiệm thực tế, đồng thời biết cách làm việc nhóm sao cho thật hiệu quả”.
Ngoài ra, nơi đây cũng có những lớp kỹ năng dành riêng cho SV đang học năm 2, năm 3 như: trình bày và viết email để thuyết phục đối tác, tìm kiếm thông tin hay trên mạng, viết hồ sơ thực tập – xin việc, trả lời phỏng vấn trước nhà tuyển dụng nhằm giúp SV biết cách tiếp cận, kết nối với doanh nghiệp sau khi ra trường.
Nếu SV muốn giải trí thì nơi đây cũng có nhiều lớp năng khiếu để lựa chọn như: nhảy hiện đại, võ tự vệ, khiêu vũ, đàn, thanh nhạc, thể dục thẩm mỹ… với mức học phí cực kỳ rẻ. “Nói chung ở đây có rất nhiều sân chơi và cuộc thi phù hợp cho tất cả SV tham gia tuỳ khả năng, sở thích, sở trường của mình”, ông Phúc thông tin thêm.
Giảng đường gần gũi - ảnh 4Tân sinh viên tham gia khóa học kỹ năng để nhanh hoà nhập với môi trường mới – Ảnh: Lê Thanh
Chủ động làm quen bạn bè
 
 
Quản lý thời gian
Nguyễn Minh Hiếu, SV Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, cho biết: Việc quản lý thời gian cũng rất quan trọng vì nó sẽ giúp bạn có sự phân bố hợp lý giữa thời gian học ở nhà và ở trường; giúp bạn phân bổ hợp lý về các môn học, đồng thời kết hợp nghỉ ngơi thư giãn thì chất lượng tiếp thu bài và khả năng ghi nhớ kiến thức sẽ đạt hiệu quả tốt hơn. 
 

Trần Ngọc Anh, SV Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, cho rằng: “Thông thường, tân SV dễ bị ngợp khi xa nhà và sống trong môi trường tập thể, vì ở đó mỗi người mỗi cá tính và cách suy nghĩ rất khác nhau. Để thích nghi, buộc SV phải chủ động thích ứng để tạo dựng những mối quan hệ ban đầu. Cách tốt nhất để làm điều này là hãy chủ động bắt chuyện và làm quen với những người xung quanh, bạn trong lớp, trong ký túc xá, ở phòng trọ. Nếu bạn là người nhút nhát, rụt rè thì nên thay đổi ngay lập tức bằng cách thường xuyên đến những CLB – đội – nhóm để sinh hoạt hoặc tham gia vào các hoạt động ngoại khoá. Đơn giản hơn, hãy nhanh chóng tìm cho mình một người bạn thân nhằm chia sẻ những chuyện vui buồn trong học tập và đời sống để giúp bạn vơi nỗi nhớ nhà, đồng thời cảm thấy không bị hụt hẫng khi xa gia đình”.

Không chỉ bị thay đổi về cuộc sống, cách học ĐH cũng khác so với bậc phổ thông, vì vậy SV cần phải có phương pháp phù hợp, đó là tự nghiên cứu, chủ động và sáng tạo trong từng môn học chứ không phụ thuộc quá nhiều vào thầy cô.
Nguyễn Thu Cúc, SV Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, khuyên: “Nếu tân SV còn giữ cách học cũ như thời học phổ thông thì hãy mạnh dạn thay đổi ngay vì nó không còn phù hợp với cách học ĐH. Nên nhớ, thầy cô ở bậc ĐH chỉ đóng vai trò là người hướng dẫn, giải đáp thắc mắc, giới thiệu tài liệu tham khảo cho SV. Muốn mở rộng và thu thập được nhiều kiến thức thì hãy chủ động tìm kiếm cho mình một nhóm học tập phù hợp để hỗ trợ nhau trong học tập là điều rất cần thiết, vì trước mặt bạn là cả một lượng kiến thức khổng lồ, do đó cho dù bạn có phát huy hết quỹ thời gian và năng lực của bản thân cũng khó tiếp cận đầy đủ lượng kiến thức. Cho nên, vai trò của nhóm học tập sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc chia sẻ những kiến thức, giúp bạn tăng thêm hứng thú trong quá trình học tập, cùng học cùng thảo luận, đặt vấn đề và giải quyết vấn đề sẽ giúp bạn khám phá được nhiều thứ thú vị”.

Lê Thanh