Chiến lược an ninh hàng hải của Mỹ ở châu Á – Thái Bình Dương
Cuối tháng 8, quốc hội Mỹ nhận báo cáo “Chiến lược an ninh hàng hải đối với châu Á – Thái Bình Dương” do Lầu Năm Góc đệ trình để vạch rõ chiến lược hành động trong thời gian tới.
Chiến lược an ninh hàng hải của Mỹ ở châu Á – Thái Bình Dương
Cuối tháng 8, quốc hội Mỹ nhận báo cáo “Chiến lược an ninh hàng hải đối với châu Á – Thái Bình Dương” do Lầu Năm Góc đệ trình để vạch rõ chiến lược hành động trong thời gian tới.
Phần đầu tiên của báo cáo đã đánh giá tổng quan tình hình khu vực cũng như các mối nguy cơ đối với an ninh hàng hải tại đây. Trong đó, vấn đề tranh chấp chủ quyền tại biển Hoa Đông và Biển Đông bị cho là ảnh hưởng mạnh mẽ đến các sự ổn định trong khu vực.
|
Năm nay, Washington đã triển khai tàu sân bay USS Ronald Reagan thay thế tàu USS George Washington đến đồn trú tại Nhật Bản. Đến năm 2020, tàu đổ bộ USS America cũng sẽ đến Nhật Bản để hoạt động tại khu vực này. Với chiều dài 257 m và độ choán nước 45.000 tấn, ngang ngửa tàu sân bay nhiều nước khác, tàu đổ bộ USS America thực chất là một tàu sân bay đủ sức mang theo chiến đấu cơ F35-B và nhiều loại máy bay khác. Chính vì thế, sự hiện diện của USS America đồng nghĩa với việc Washington triển khai 2 hàng không mẫu hạm túc trực tại châu Á – Thái Bình Dương.
Vị thế cực kỳ quan trọngTheo Lầu Năm Góc, châu Á – Thái Bình Dương là khu vực có đến 8 trong số 10 cảng container nhộn nhịp nhất thế giới. Trong đó, riêng khu vực Biển Đông là nơi qua lại của 30% lượng hàng hoá di chuyển trên biển toàn cầu. Ước chừng 2/3 lượng dầu mỏ vận chuyển đường biển toàn cầu đi qua Ấn Độ Dương vào Thái Bình Dương qua eo biển Malacca. Chỉ riêng năm 2014, mỗi ngày có trung bình 15 triệu thùng dầu đi qua Malacca. Washington có lợi ích to lớn tại vùng biển này, bởi hằng năm số lượng hàng hóa vận chuyển cho Mỹ di chuyển qua Biển Đông có giá trị lên đến 1.200 tỉ USD.
Không chỉ là tuyến hàng hải quan trọng, Biển Đông còn được đánh giá cao về trữ lượng hải sản lẫn dầu mỏ và khí đốt. Cụ thể, một báo cáo của LHQ chỉ ra vùng biển này chiếm đến 10% lượng hải sản được đánh bắt trên cả thế giới. Cơ quan thông tin năng lượng của Mỹ ước tính trữ lượng dầu mỏ trên Biển Đông lên đến 11 tỉ thùng và có khoảng 3 tỉ m3 khí đốt. Trong khi đó, biển Hoa Đông được ước tính có trữ lượng 200 triệu thùng dầu.
|
Từ năm 2016 – 2020, Mỹ sẽ bổ sung 48 chiến hạmTháng trước, Vụ Khảo cứu quốc hội Mỹ (CRS) vừa có báo cáo cập nhật về “Cấu trúc lực lượng hải quân và kế hoạch đóng tàu chiến” của nước này. Theo báo cáo, hải quân Mỹ vào năm 2016 sẽ bổ sung 9 tàu mới gồm: 2 tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia, 2 tàu khu trục lớp Arleigh Burke trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis, 3 tàu chiến cận bờ, 1 tàu đổ bộ cỡ lớn thuộc lớp San Antonio và 1 tàu chở dầu cỡ lớn phụ trách hậu cần.
Như vậy, với kế hoạch vừa được cập nhật, giai đoạn từ năm 2016 – 2020, Lầu Năm Góc sẽ trang bị mới tổng cộng 48 tàu. Với kế hoạch mới, đến năm 2020, Mỹ sẽ bổ sung 1 hàng không mẫu hạm lớp Ford. Bên cạnh đó, về tàu ngầm, lớp Virginia tiếp tục giữ vị trí chủ lực như những năm gần đây và sẽ bổ sung 10 chiếc. Tương tự, tàu khu trục lớp Arleigh Burke cũng giữ vị trí chủ lực của lực lượng tàu khu trục Mỹ và sẽ được bổ sung 10 chiếc.
Lâu nay, với vai trò là lực lượng chủ chốt để Mỹ giữ vững ảnh hưởng trên mặt biển khắp thế giới, Washington luôn thường xuyên cập nhật kế hoạch phát triển, trang bị tàu hải quân được đóng mới cho 30 năm tiếp theo. Vào tháng 7.2014, Lầu Năm Góc từng đề ra kế hoạch bổ sung tàu từ năm 2015 – 2044 để đảm bảo có khoảng 308 chiếc hoạt động trong lực lượng hải quân Mỹ. Với kế hoạch này, trong giai đoạn 10 năm đầu tiên thì Mỹ đầu tư trung bình 15,7 tỉ USD hằng năm để đóng tàu, giai đoạn 10 năm tiếp theo ngốn khoảng 19,7 tỉ USD mỗi năm và giai đoạn cuối khoảng 14,6 tỉ USD mỗi năm. Tất nhiên, các con số này có thể thay đổi theo thực tế hằng năm, dựa vào kết quả cập nhật kế hoạch của Lầu Năm Góc.
|
Ngô Minh Trí