Người Singapore quan tâm gì trước bầu cử?
Giới quan sát chính trị nhận định những vấn đề như nhập cư, chi phí cuộc sống đắt đỏ, giao thông, nhà đất, việc làm là những vấn đề hàng đầu mà cử tri Singapore quan tâm trước thềm tổng tuyển cử sắp tới.
Người Singapore quan tâm gì trước bầu cử?
Giới quan sát chính trị nhận định những vấn đề như nhập cư, chi phí cuộc sống đắt đỏ, giao thông, nhà đất, việc làm là những vấn đề hàng đầu mà cử tri Singapore quan tâm trước thềm tổng tuyển cử sắp tới.
Người dân Singapore trong lễ hội nhân kỷ niệm 50 năm ngày độc lập – Ảnh: Reuters |
Ngày 25-8, Chính phủ Singapore thông báo sẽ tổ chức tổng tuyển cử sớm vào ngày 11-9.
Chuẩn bị tương lai cho 50 năm sau
Thủ tướng Lý cho rằng cử tri Singapore sẽ không chỉ chọn ra ai là người lãnh đạo đất nước trong vòng năm năm tới mà còn đề ra phương hướng cho đất nước trong 50 năm tiếp theo. Tương lai của đất nước, theo ông, vẫn còn bất định.
“Tương lai của Singapore sẽ ra sao? Liệu Singapore có trở thành một nước bình thường, với những vấn đề khó chữa, phát triển chậm hay thậm chí là phát triển âm, có những gánh nặng đối với con em chúng ta?” – ông Lý phát biểu.
Đảng Hành động nhân dân (PAP) đương quyền đang đứng trước sức ép phải cải thiện vị thế so với cuộc bầu cử năm 2011, khi họ chỉ thắng 60% số phiếu, được coi là mức thấp kỷ lục mặc dù vẫn giành được 80 trong số 87 ghế trong quốc hội.
Mọi con mắt cũng đổ dồn vào phe đối lập xem họ có giành được hơn bảy ghế mà họ đang có hay không.
Straits Times dẫn lời nhà khoa học chính trị Reuben Wong thuộc Trường đại học Quốc gia Singapore cho rằng: “Vấn đề lao động nước ngoài vẫn tồn tại, nhất là khi những đối tượng như chuyên gia, nhà quản lý, giám đốc điều hành và các nhà kỹ thuật muốn giảm mạnh tỉ lệ lao động nước ngoài”.
Ông nói thêm rằng đảng cầm quyền cũng sẽ đối mặt với các vấn đề mà cử tri quan tâm như cơ sở hạ tầng giao thông. “Tôi tin chắc phe đối lập sẽ nêu lên điều này trong chiến dịch tranh cử” – ông nói.
Thủ tướng Lý thừa nhận trong bài diễn văn mới đây rằng sự hiện diện của lao động nước ngoài vẫn là một vấn đề nhạy cảm và không có giải pháp nào không đau đớn đối với thách thức về nhập cư.
Singapore vẫn cần lao động nước ngoài để giữ cho nền kinh tế phát triển, nhưng cũng cần quản lý dòng chảy lao động cẩn trọng để giải tỏa sự bất an của người dân về vấn đề này.
Người nhập cư và lao động nước ngoài cũng là những chủ đề nóng trong cuộc tổng tuyển cử lần trước. Nhiều người Singapore than phiền người nhập cư lấy hết việc của người bản địa và khiến xe buýt, tàu điện trở nên đông đúc.
Phó giáo sư Eugene Tan thuộc Trường đại học Quản lý Singapore nói vấn đề này vẫn là điểm yếu của PAP.
Cử tri quan tâm những vấn đề sát sườn
Nhiều bộ trưởng cũng nói rằng cuộc bầu cử sắp tới là để chọn ra đúng các nhà lãnh đạo đưa Singapore tiến lên. Tuy nhiên, chính đảng đối lập lớn nhất Singapore là Đảng Lao động đáp trả bằng cách kêu gọi cử tri bầu nhiều nghị sĩ đối lập hơn để đảm bảo chính phủ cầm quyền có trách nhiệm hơn.
Các chuyên gia lại cho rằng những vấn đề này không phải là yếu tố thay đổi cuộc chơi như cả hai bên kỳ vọng. Phó giáo sư Eugene Tan cho rằng vấn đề đổi mới giới lãnh đạo có thể không được ưu tiên trong tâm trí cử tri.
Nhiều cử tri khi được hỏi cũng không ngạc nhiên về chuyện bầu cử sớm. TheoStraits Times, nhiều người hi vọng những vấn đề như giao thông, chi phí cuộc sống sẽ được nêu lên trong đợt vận động tranh cử bắt đầu ngày 1-9.
Đối với vấn đề nhà ở, sau các biện pháp hạ nhiệt thị trường thì những lời phàn nàn về nhà ở đắt đỏ đã ít hơn rất nhiều so với năm năm trước đây. Tuy nhiên, Bộ trưởng Phát triển quốc gia Khaw Boon Wan nói trong một cuộc phỏng vấn gần đây rằng sứ mệnh của ông trong việc điều chỉnh tình hình nhà đất vẫn chưa hoàn thành.
Theo Straits Times, nhiều người Singapore vẫn lo lắng không thể mua được một căn hộ, trong khi nhiều người khác quan ngại các biện pháp hạ nhiệt có thể ảnh hưởng giá trị bất động sản của họ trong thời gian dài.
Ngoài ra, lo ngại về những mối đe dọa bên ngoài cũng được cử tri quan tâm. Đó là những lo lắng về ảnh hưởng ngày càng tăng của nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng cũng như bất ổn chính trị ở nước láng giềng Malaysia.
“Tôi muốn chính phủ xử lý các vấn đề đi lại như chuyện tàu điện bị trục trặc hay quá tải giờ cao điểm |
Cử tri Robin Tan |