Nợ công đang gây áp lực lên nền kinh tế – Ảnh: Diệp Đức Minh
|
Chỉ tăng, không giảm
|
|
|
Muốn giảm nợ công, mỗi năm chúng ta phải tiết kiệm được 1% GDP thặng dư ngân sách. Nhưng đó là điều rất khó bởi 30 năm mở cửa, chưa năm nào VN có thặng dư ngân sách cả
|
|
|
TS Đỗ Thiên Anh Tuấn, giảng viên Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright
|
|
|
Bình luận con số nợ công tăng vọt này, TS Đỗ Thiên Anh Tuấn, giảng viên Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright nói: “110 tỉ USD nợ công là rất cao so với những con số về nợ công Bộ Tài chính báo cáo hay các tổ chức khác tính toán trước đây. Tuy nhiên, do cách định nghĩa nợ công khác nhau, nên việc chênh lệch là điều bình thường. Thực tế là nợ công VN đã rất cao từ lâu rồi và không có sự tăng đột biến ở đây. Điều lưu ý là theo báo cáo của Bộ Tài chính, tốc độ tăng nợ công lớn hơn tốc độ tăng GDP danh nghĩa, khiến cho tỷ lệ nợ công trên GDP tăng lên. Hiện nếu theo con số WB đưa ra, nợ công VN đang ở ngưỡng 59% GDP do GDP VN năm nay tăng hơn năm trước. Với hạn mức nợ nước ngoài của VN cho phép là 50% GDP, khoản nợ công chúng ta cũng đã vượt ngưỡng cho phép lâu rồi”.
Theo kịch bản nợ công được Bộ Tài chính trình Quốc hội trước đây, đến năm 2017, nợ công VN sẽ “đụng trần” 65% GDP, ngưỡng Quốc hội cho phép và sau đó Chính phủ sẽ cố điều chỉnh để “kéo” tỷ lệ nợ công xuống 60,2% vào năm 2020. Tuy nhiên, theo TS Tuấn, ông đã từng xây dựng nhiều kịch bản dự báo về nợ công VN trong tương lai gắn với các yếu tố như tăng trưởng kinh tế, lạm phát, lãi suất vay nợ… thì nợ công vẫn tăng mỗi năm, không có chuyện giảm. “Ngay cả kịch bản tốt nhất là kinh tế tăng trưởng và ổn định vĩ mô thì nợ công cũng tăng. Muốn giảm nợ công, mỗi năm chúng ta phải tiết kiệm được 1% GDP thặng dư ngân sách. Nhưng đó là điều rất khó bởi lâu nay, chưa năm nào VN có thặng dư ngân sách cả”, TS Tuấn nói.
Còn theo chuyên gia kinh tế, TS Võ Trí Thành, Phó viện trưởng Viện Quản lý kinh tế T.Ư: “Con số của nợ công không quan trọng bằng khả năng trả nợ của quốc gia đó đến đâu, sử dụng đồng tiền đi vay đó có hiệu quả không? Với tôi, VN đang có vấn đề ở khâu này”. TS Thành cho rằng, đầu tư công không nhất thiết gây lãi, bỏ 1 đồng, thu lại 1,1 đồng. Song sức lan toả của các dự án đầu tư công mới quan trọng. “Bởi nhờ đầu tư công nền kinh tế mới khởi sắc, môi trường kinh doanh đó thuận lợi, đầu tư công để phát triển tăng trưởng cao hơn… Nếu xét về góc độ đó, VN chưa sử dụng hiệu quả đồng nợ công như mục đích đề ra ban đầu. Cảnh báo nợ công của VN cũng đã được nói đến từ năm 2012, khi thâm thụt đầu tư công lớn xuất hiện ngày một nhiều hơn”, ông Thành cho biết.
Chuyên gia kinh tế tài chính, TS Nguyễn Trí Hiếu khuyến cáo, ngưỡng Quốc hội cho phép nợ công là 65% GDP, nhưng nên hiểu đó là mức nguy hiểm chứ không còn là mức cảnh báo. Với tình hình hiện tại, sang năm VN có thể chạm trần ngưỡng 65% này.
Ngoài ra, theo TS Võ Trí Thành: “Nếu quản lý đầu tư công không hiệu quả, tâm lý “thoái lui” của nhóm đầu tư tư nhân cũng sẽ rất lớn, chúng ta vô tình đánh mất chi phí cơ hội ở đây. Với hiện trạng gia tăng nợ công, lại không quản lý tốt khoản đầu tư đó, tôi nghĩ sẽ có nhiều rủi ro. Gia tăng đầu tư tư nhân là cần thiết”.
Cân nhắc trái phiếu đảo nợ
|
|
Theo WB, tỷ trọng nợ công so với GDP đang tăng nhanh, từ 50% năm 2011 lên 59,6% năm 2014; 79,6% trong số này là nợ Chính phủ, 19% là nợ được Chính phủ bảo lãnh và khoảng 1,4% là nợ của chính quyền địa phương.
Chỉ riêng trong năm nay, Chính phủ phải trả nợ trái phiếu số tiền lên đến 135.000 tỉ đồng trong bối cảnh khó phát hành thêm trái phiếu. Bên cạnh đó, năm 2013 bội chi ngân sách đã vọt lên tới 6,6% GDP, cao hơn rất nhiều so với mức trần là 5,3% GDP. Năm 2014, thu ngân sách vượt tới 80.000 tỉ đồng, song số tiền này cũng đã chi tiêu hết vào các khoản đầu tư công và trả nợ vay.
|
|
|
Phát hành trái phiếu quốc tế để đảo nợ là cách Hy Lạp đang làm và VN cũng đã thực hiện vào cuối năm 2014, với tổng trị giá 1 tỉ USD lãi suất 4,8%. Tuy nhiên, theo TS Thành phân tích: Nguyên tắc đảo nợ là tốt, nhưng đó chỉ là giải pháp tình thế, bản chất sâu xa của nó vẫn chứa đựng nhiều rủi ro. Tiền đảo nợ đầu tư sử dụng không hiệu quả, lòng tin người cho vay thấp, buộc phải vay thương mại với mức lãi cao, lòng tin càng giảm, tỷ lệ vay mới càng tăng…
TS Đỗ Thiên Anh Tuấn chỉ ra 5 lý do chưa ổn khi chọn phát hành trái phiếu quốc tế để đảo nợ. Đó là, việc phải tái cơ cấu kỳ hạn và lãi suất nợ cho thấy kế hoạch vay trước đó không được thiết kế cẩn thận. Hai là việc tái cơ cấu nợ cho thấy chính phủ đó đang có vấn đề về tài chính. Thứ ba, để tránh rủi ro, vay nợ quốc tế phải đảm bảo có nguồn thu ngoại tệ, trong khi nguồn thu ngoại tệ chỉ có từ xuất khẩu. Thứ tư, nên để DN tự đi vay thay vì Chính phủ đi vay rồi về phân bổ lại, gánh thêm nghĩa vụ nợ với quốc tế nữa và cuối cùng, việc Chính phủ đứng ra vay nợ rồi cho DN nhà nước vay lại tạo nên sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các thành phần kinh tế.
Tuy nhiên, trong ngắn hạn, theo TS Tuấn, phải chấp nhận đảo nợ bằng cách phát hành trái phiếu quốc tế, tăng cường kỷ luật tài khoá và áp đặt ràng buộc ngân sách cứng nhằm giảm gánh nợ lên ngân sách. Về dài hạn, giảm tối đa vai trò khu vực công, tăng cường đầu tư tư nhân. Đồng quan điểm này, TS Võ Trí Hiếu cũng khuyến nghị VN nên xã hội hoá những ngành DN nhà nước đang nắm chủ đạo, để tư nhân tham gia nhiều hơn nữa vào các lĩnh vực đầu tư công như sân bay, cảng, đường sắt. Bên cạnh đó, gia tăng làm hàng xuất khẩu có giá trị cao và điều chỉnh tỷ giá tốt theo hướng có lợi cho DN xuất khẩu.