28/11/2024

172.000 tàu dân sự Trung Quốc sẽ thành tàu chiến ra sao?

Tờ Nhân Dân Nhật Báo Trung Quốc khẳng định rằng trong trường hợp có “chiến tranh trên biển” thì Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) có thể sử dụng chúng ngay lập tức. Trên thế giới, việc trưng dụng các tài sản dân sự cho mục đích quân sự không hiếm. Song, tuyên bố gần đây của PLA là một dấu hiệu cho thấy những tham vọng bành trướng của Bắc Kinh trong việc phát triển khả năng tiến hành một cuộc chiến tranh ở các vùng biển xa của hải quân nước này.

 

172.000 tàu dân sự Trung Quốc sẽ thành tàu chiến ra sao?

Tờ Nhân Dân Nhật Báo Trung Quốc khẳng định rằng trong trường hợp có “chiến tranh trên biển” thì Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) có thể sử dụng chúng ngay lập tức.

Một tàu hải giám của Trung Quốc hoạt động trên biển Đông - Ảnh: China Daily
Một tàu hải giám của Trung Quốc hoạt động trên biển Đông – Ảnh: China Daily

Nhân Dân Nhật Báo cho biết Bắc Kinh đã thông qua một loạt chỉ thị về mặt kỹ thuật cho các doanh nghiệp đóng tàu dân sự và thương mại.

Trong đó chỉ thị “Tiêu chuẩn kỹ thuật đối với tàu dân sự đóng mới thực thi những yêu cầu quốc phòng” có nội dung yêu cầu các doanh nghiệp trên phải đảm bảo các tàu đóng mới có thể chuyển đổi chức năng từ phục vụ nhu cầu dân sự sang mục đích quân sự trong trường hợp khẩn cấp.

Chỉ thị này áp dụng cho các loại tàu: chở hàng, bốc dỡ hàng hoá, đa mục đích và tàu chở hàng rời.

Trên thế giới, việc trưng dụng các tài sản dân sự cho mục đích quân sự không hiếm. Song, tuyên bố gần đây của PLA là một dấu hiệu cho thấy những tham vọng bành trướng của Bắc Kinh trong việc phát triển khả năng tiến hành một cuộc chiến tranh ở các vùng biển xa của hải quân nước này.

Báo Diplomat của Singapore nhận định đây là dấu hiệu cho thấy căng thẳng có khả năng sẽ leo thang giữa Trung Quốc và các nước xung quanh, cũng như thêm căng thẳng giữa Bắc Kinh và Washington.

Giải thích về quyết định cải tiến tàu thương mại bằng kỹ thuật quân sự, chuyên gia nghiên cứu của PLA Tào Vĩ Đông cho rằng xuất phát từ nhu cầu chiến tranh hải quân hiện đại thường yêu cầu cơ động và triển khai một lượng lớn tàu, trong khi tàu hải quân hiện nay của Trung Quốc có chi phí đóng rất cao. Xét về mặt kinh tế, không cơ động bằng việc chuyển đổi mục đích tàu dân sự.

“Cần số lượng lớn các tàu lưu động được triển khai khi chiến tranh trên biển xảy ra. Và việc các đơn vị đóng tàu chuẩn bị trước hạ tầng trên tàu dân dụng để có thể trưng dụng chuyển đổi thành tàu hải quân là cần thiết” - Nhân Dân Nhật Báo dẫn lời ông Tào cho biết.

Trong một diễn biến khác, bốn tàu chiến INS Ranvir, INS Kamorta, INS Satpura và INS Shakti của Ấn Độ đã đến cảng Sattahip của Thái Lan và Sihanoukville của Campuchia hôm 24-6. Theo AFP, các tàu này thuộc hạm đội miền đông của hải quân Ấn Độ, đang được triển khai đến khu vực Biển Đông trong hai tháng theo chính sách “Hành động hướng Đông” của nước này.

Dưới sự chỉ huy của chuẩn đô đốc Ajendra Bahadur Singh, hai tàu INS Ranvir và INS Kamorta sẽ tham gia diễn tập tìm kiếm và cứu nạn cùng hải quân Campuchia trước khi tiếp tục chuyến hành trình. Các tàu này đã đến Singapore, Indonesia, Úc và Malaysia trước đó.