28/11/2024

Vẫn có thể đậu… đại học, cao đẳng

Theo số liệu thống kê từ Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục Bộ GD-ĐT, tổng số thí sinh đăng ký dự kỳ thi THPT quốc gia để dùng kết quả xét tuyển ĐH, CĐ là hơn 725.000 thí sinh.

 

Vẫn có thể đậu… đại học, cao đẳng

 

Theo số liệu thống kê từ Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục Bộ GD-ĐT, tổng số thí sinh đăng ký dự kỳ thi THPT quốc gia để dùng kết quả xét tuyển ĐH, CĐ là hơn 725.000 thí sinh. 


 

 

Đông đảo phụ huynh và thí sinh nộp hồ sơ đăng ký dự thi THPT quốc gia năm 2015 tại văn phòng đại diện - Ảnh: Như Hùng
Đông đảo phụ huynh và thí sinh nộp hồ sơ đăng ký dự thi THPT quốc gia năm 2015 tại văn phòng đại diện – Ảnh: Như Hùng

Trong khi đó ở các kỳ tuyển sinh “ba chung” những năm trước, số hồ sơ đăng ký dự thi ĐH, CĐ thường lên đến mức xấp xỉ 2 triệu hồ sơ.

Phải chăng lượng thí sinh có nguyện vọng vào ĐH, CĐ năm nay sụt giảm mạnh so với trước đây? Hay nhiều thí sinh vì lo ngại khả năng đỗ tốt nghiệp thấp nên chỉ đăng ký thi với mục đích duy nhất công nhận tốt nghiệp THPT để được dự thi ở cụm địa phương cho đỡ áp lực?

Thí sinh xét tuyển vào ĐH, CĐ: giảm hay không?

Trong khi mọi năm tỉ lệ học sinh phổ thông không thi ĐH, CĐ chỉ ở mức 20 , thì năm nay số liệu chính thức từ Bộ GD-ĐT cho thấy số thí sinh dự thi kỳ thi THPT quốc gia chỉ với một mục đích xét công nhận tốt nghiệp chiếm đến 28 tổng số thí sinh dự thi.

Thậm chí, nếu trong tương quan so sánh riêng với học sinh đang học lớp 12 (không kể thí sinh tự do đã tốt nghiệp THPT các năm trước, năm nay chỉ thi để xét tuyển ĐH, CĐ) thì tỉ lệ học sinh lớp 12 không đăng ký xét tuyển vào ĐH, CĐ bằng kết quả thi THPT quốc gia chiếm đến 1/3.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Trần Văn Nghĩa – phó cục trưởng Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục Bộ GD-ĐT – cho biết mọi năm số hồ sơ đăng ký dự thi ĐH, CĐ khoảng 2 triệu hồ sơ, nhưng trong đó có khoảng 30 hồ sơ ảo và số lượng lượt thí sinh dự thi thực tế là 1,4 triệu người.

Tuy nhiên, số thí sinh đăng ký xét tuyển vào ĐH, CĐ năm nay cũng không quá giảm so với lượng hồ sơ đăng ký dự thi ĐH, CĐ các năm trước. Ông Nghĩa lý giải mọi năm do thí sinh đăng ký thi ba đợt (hai đợt thi ĐH và một đợt thi CĐ) nên rất khó thống kê chính xác được tỉ lệ học sinh tốt nghiệp THPT không dự thi ĐH, CĐ.

“Các năm trước ước tính trung bình cả nước có hơn 20 thí sinh tốt nghiệp THPT không dự thi ĐH, CĐ mà đi học nghề hay học các khóa đào tạo kỹ năng ngắn hạn khác để tham gia thị trường lao động. Năm nay số liệu rõ ràng hơn nên có thể thống kê chính xác qua thông tin đăng ký của thí sinh. Năm nay thí sinh thi ở cụm thi địa phương chiếm tỉ lệ 28 là đối tượng lấy kết quả xét tốt nghiệp THPT để có thể đi học nghề hay tham gia xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ có đề án tự chủ tuyển sinh” – ông Nghĩa nói.

Ông Nghĩa cũng khẳng định quy trình tổ chức cụm thi dù do ĐH chủ trì hay Sở GD-ĐT chủ trì đều tương đương nhau, loại cụm thi nào cũng có sự tham gia của trường ĐH. Hiện tại trên cả nước có ba địa phương là TP.HCM, Bình Dương và Đà Nẵng không có cụm thi địa phương.

Theo đó, những thí sinh ở các địa phương này dù chỉ có mục tiêu thi để xét tốt nghiệp cũng sẽ phải thi ở cụm thi do ĐH chủ trì.

Thi ở cụm địa phương: 
cơ hội vào gần 200 trường ĐH, CĐ

Trong thống kê chung của cả nước, các địa phương có tỉ lệ thí sinh đăng ký dự thi chỉ để tốt nghiệp THPT cao chủ yếu nằm ở địa phương có mặt bằng học lực chung của học sinh hạn chế.

Trong khi các thành phố lớn như TP.HCM, Đà Nẵng số học sinh chỉ thi để xét tốt nghiệp THPT chiếm chưa đầy 10 thì ở nhiều địa phương, tỉ lệ này lên đến 40-50 .

Tại Đắk Nông, theo số liệu thống kê ban đầu, trong tổng số hơn 6.500 thí sinh đăng ký dự thi có 1.800 thí sinh chỉ có nguyện vọng thi để xét tốt nghiệp THPT, chiếm khoảng 28. Tại Điện Biên, trong hơn 6.300 thí sinh đăng ký dự thi, số thí sinh chỉ có nguyện vọng thi để xét tốt nghiệp THPT chiếm khoảng 45.

Tại Lạng Sơn, ngoài gần 1.600 thí sinh tự do, trong hơn 8.600 học sinh lớp 12, có đến hơn 50 học sinh đang học lớp 12 trong tỉnh chỉ đăng ký để thi tốt nghiệp THPT.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga khẳng định thí sinh cũng đã biết nếu thi ở cụm thi địa phương thì các em chỉ sử dụng kết quả để xét tốt nghiệp THPT, và nếu có nguyện vọng xét tuyển vào ĐH, CĐ thì chỉ được xét tuyển vào các trường có đề án tự chủ tuyển sinh, sử dụng kết quả học tập và tốt nghiệp THPT.

Như vậy, thí sinh chỉ thi tốt nghiệp THPT vẫn có cơ hội vào ĐH. “Năm nay có gần 200 trường ĐH, CĐ – tức gần 50 tổng số trường ĐH, CĐ trong cả nước – có đề án tự chủ tuyển sinh phù hợp với quy chế đã được bộ xác nhận (so với năm 2014 chỉ có khoảng 60 trường). Phần lớn các đề án tự chủ tuyển sinh đều dành một phần chỉ tiêu toàn trường hoặc dành một phần chỉ tiêu của một số ngành để xét theo kết quả học tập ở THPT. Điều kiện xét tuyển, thời gian, hồ sơ đăng ký xét tuyển đều được quy định trong các đề án tự chủ tuyển sinh của các trường. Các em phải theo dõi thông tin tuyển sinh trên trang thông tin điện tử của trường và của Bộ GD-ĐT để đăng ký xét tuyển” – ông Ga nói.

Theo PGS.TS Lê Hữu Lập – nguyên phó giám đốc Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông, đây không chỉ là cơ hội của thí sinh mà còn là cơ hội với các trường khó tuyển sinh, khi được bổ sung một nguồn tuyển tương đối dồi dào từ học sinh chỉ đăng ký thi để xét tốt nghiệp THPT.

Tuy nhiên, không chỉ có gần 200 trường ĐH, CĐ có đề án tuyển sinh riêng – mà chủ yếu qua xét tuyển kết quả học tập – sẵn sàng đón nhận thí sinh chỉ đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT. Cơ hội vào ĐH còn mở ra với những học sinh này nếu những học sinh này thuộc đối tượng ưu tiên huyện nghèo theo quy chế tuyển sinh 
ĐH, CĐ chính quy.

Hơn 1 triệu thí sinh đăng ký dự thi THPT quốc gia

Theo thông tin từ Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục Bộ GD-ĐT, số liệu thống kê trên toàn quốc cho thấy tổng số thí sinh đăng ký dự kỳ thi THPT quốc gia là 1.004.484 thí sinh.

Trong đó, tổng số thí sinh đăng ký dự thi chỉ để xét tốt nghiệp: 279.001 thí sinh, tổng số thí sinh dự thi với hai mục đích vừa xét tốt nghiệp vừa xét tuyển vào ĐH, CĐ là 592.934.

Còn lại, tổng số thí sinh tự do, đã tốt nghiệp THPT các năm trước, chỉ đăng ký dự thi để sử dụng kết quả xét tuyển vào ĐH là 132.552 thí sinh.

Số liệu cụ thể thí sinh đăng ký dự thi THPT quốc gia theo môn thi như sau: toán: 959.299 (95,5 thí sinh dự thi); văn: 937.304 (93,3 ); ngoại ngữ: 743.067 (74 ); lý: 470.867 (46,9 ); hoá: 459.310 (45,7 ); sinh: 283.033 (28,2 ); sử: 153.688 (15,3 ); địa: 386.941 (38,5 ).

NGỌC HÀ – VĨNH HÀ

Đà Nẵng: thí sinh đăng ký xét tốt nghiệp thường có học lực yếu!

Tại Đà Nẵng, Trường THPT Phạm Phú Thứ (Hoà Vang, Đà Nẵng) là trường có nhiều thí sinh nhất chọn đăng ký dự thi THPT quốc gia chỉ để xét tốt nghiệp.

Trong kỳ thi này, Trường THPT Phạm Phú Thứ có 476 thí sinh dự thi, trong đó có 119 thí sinh đăng ký thi để xét tốt nghiệp.

Theo thầy Nguyễn Bá Hảo – hiệu trưởng Trường THPT Phạm Phú Thứ, các học sinh đăng ký thi để xét tốt nghiệp chủ yếu rơi vào đối tượng học sinh dân tộc thiểu số, học sinh có học lực hơi yếu.

“Số học sinh này đều có định hướng sau khi tốt nghiệp sẽ đi học nghề hoặc học trung cấp để về làm việc tại khu công nghiệp cho gần nhà” – thầy Hảo cho biết. Cũng theo thầy Hảo, từ tháng 3-2015 nhà trường đã tổ chức ôn thi tốt nghiệp cho học sinh lớp 12.

Còn tại Trường THPT Thanh Khê (Đà Nẵng), thầy Nguyễn Duy Thảo – hiệu trưởng nhà trường – cho biết: “Trường có 418 học sinh dự thi THPT quốc gia, trong đó có 100 học sinh dự thi chỉ để xét tốt nghiệp. Các em chọn phương án này đã có định hướng chọn học trung cấp, CĐ từ đầu thay vì vào ĐH do học lực của các em ở tầm yếu”.

Đ.CƯỜNG

Đắk Lắk: ưu tiên thi tốt nghiệp THPT trước, xét ĐH sau

Theo Sở GD-ĐT tỉnh Đắk Lắk, có hơn 24,5 học sinh tại tỉnh này chỉ đăng ký dự thi xét công nhận tốt nghiệp THPT năm 2015.

Trong đó có những trường có tỉ lệ học sinh chỉ đăng ký thi xét tốt nghiệp THPT lên đến hơn 60 như Trường THPT Hùng Vương (huyện Krông Ana) hơn 63 , THPT Nguyễn Trãi (huyện Cư M’Gar) gần 62.

Ở một số trường tỉ lệ này cũng đạt gần 50 như Trường THPT huyện Lắk 44,2 , THPT Lý Tự Trọng (Krông Năng) 49 , THPT Phú Xuân (TP Buôn Ma Thuột) với 48,2…

Nhận xét về điều này, cô Ngô Thị Loan – hiệu trưởng Trường THPT Phú Xuân (TP Buôn Ma Thuột) – cho biết: “Tỉ lệ học sinh có học lực khá, giỏi không nhiều nên ưu tiên hàng đầu của trường là đậu tốt nghiệp để các em có thể đi học trung cấp, học nghề. Hơn nữa, học sinh cũng đã tìm hiểu là năm nay một số trường ĐH, CĐ có xét tuyển dựa vào học bạ, điểm thi tốt nghiệp. Vì vậy thay vì ôn thi dàn trải, áp lực ở khối thi “hai trong một”, các em tự đánh giá và đăng ký chỉ thi xét 
tốt nghiệp THPT”.

Thầy Dương Trọng Chinh, phó hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Trãi (Cư M’Gar), cho biết sở dĩ trường có tỉ lệ học sinh chỉ đăng ký thi xét tốt nghiệp cao (gần 62 ) vì gần 70 học sinh của trường là con em các dân tộc tại chỗ.

“Đa số các em cuộc sống còn vất vả nên học lực chỉ trung bình, yếu. Vì vậy nhà trường khuyến khích các em đăng ký dự thi tốt nghiệp, đảm bảo các em được công nhận tốt nghiệp THPT để tiếp tục học nghề hoặc xét tuyển các trường ĐH, CĐ có mức điểm phù hợp với học lực” – 
thầy Chinh tâm sự.

TRUNG TÂN

Cần Thơ: “phòng thủ” cho an toàn

Bà Lê Thị Thùy Dung, trưởng phòng khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục Sở GD-ĐT TP Cần Thơ, cho biết có 3.851 / 9.619 em đăng ký nguyện vọng xét công nhận tốt nghiệp THPT do Sở GD-ĐT TP Cần Thơ tổ chức.

Trường có số lượng thí sinh đăng ký nguyện vọng xét công nhận tốt nghiệp THPT nhiều nhất là Trường THPT Giai Xuân (xã Giai Xuân, huyện Phong Điền) với 165 / 215 thí sinh.

Ông Nguyễn Hồng Bảo, hiệu trưởng Trường THPT Giai Xuân, cho biết trường đã khảo sát năng lực học sinh rồi họp phụ huynh tư vấn và đi đến thống nhất chọn phương án “thủ” tốt nghiệp THPT rồi chọn trường ĐH, CĐ sau.

Ông Bảo tâm sự vì là trường vùng ven, nếu chọn cụm thi liên tỉnh các em sẽ chịu nhiều áp lực – đậu tốt nghiệp và đậu ĐH.

MINH TÂM

NGỌC HÀ