28/11/2024

Giá USD kịch trần

Giá USD tại các ngân hàng thương mại liên tục tăng trong những ngày qua và đụng mức kịch trần cho phép 21.673 đồng/USD. Ngân hàng Nhà nước cho rằng USD tăng giá do yếu tố tâm lý và chưa cần thiết phải can thiệp.

 

Giá USD kịch trần

 

 

Giá USD tại các ngân hàng thương mại liên tục tăng trong những ngày qua và đụng mức kịch trần cho phép 21.673 đồng/USD. Ngân hàng Nhà nước cho rằng USD tăng giá do yếu tố tâm lý và chưa cần thiết phải can thiệp.

 

 

Ngân hàng Nhà nước nhận định tỷ giá tăng trong các ngày qua là do yếu tố tâm lý Ngân hàng Nhà nước nhận định tỷ giá tăng trong các ngày qua là do yếu tố tâm lý – Ảnh: Đ.N.Thạch

Sau khi giá bán USD đụng mức kịch trần cho phép, giá mua USD của các ngân hàng (NH) ngày 6.5 tiếp tục tăng thêm 10 – 30 đồng/USD so với ngày 5.5. Giá mua USD tiền mặt – mua USD chuyển khoản và giá bán USD tại Vietcombank lên 21.620 – 21.620 – 21.670 đồng/USD; ACB lên 21.623 – 21.643 – 21.673 đồng/USD; BIDV lên 21.630 – 21.630 – 21.670 đồng/USD…

Giá USD trên thị trường tự do TP.HCM không biến động nhiều, dao động quanh mức 21.670 – 21.680 đồng/USD. Còn giá giao dịch USD tại một số cửa hàng thu đổi ngoại tệ trên phố Hà Trung (Hà Nội) quanh mức 21.660 đồng/USD (mua vào) và 21.680 đồng/USD (bán ra).

“Tỷ giá tăng là do yếu tố tâm lý”

Theo trưởng phòng kinh doanh ngoại tệ một NH cổ phần lớn, nhu cầu mua ngoại tệ hiện vẫn cao. Tuy nhiên, một điểm lạ trên thị trường là giá USD tự do mấy ngày qua không “tăng hỗn” như mọi khi mà lại có xu hướng “chạy” theo giá USD NH và “chảy” vào NH (bán cho NH).

 
 
Giá USD kịch trần - ảnh 2

Nhu cầu mua ngoại tệ của khách hàng sau dịp lễ tăng gần gấp đôi so với mức trung bình các ngày trước đó đều được đáp ứng đầy đủ, tỷ giá vẫn quanh mức 21.600 đồng/USD. Trong hai ngày vừa qua, nhu cầu mua, bán ngoại tệ không có gì đột biến, tỷ giá tăng là do yếu tố tâm lý

Giá USD kịch trần - ảnh 3
 

Đại diện Vụ Chính sách tiền tệ – NHNN

 

Ông Nguyễn Ngọc Trọng, Giám đốc Công ty kinh doanh nữ trang New Partners Jewelry, nhận xét: “Nhu cầu thanh toán của các doanh nghiệp thường tập trung vào quý 3 nhiều hơn quý 2. Nguồn USD trên thị trường tự do hiện nay dư thừa nên chủ yếu là thị trường đang nghe ngóng xem Ngân hàng Nhà nước (NHNN) điều chỉnh tỷ giá hay không”.

Đại diện Vụ Chính sách tiền tệ – NHNN cho rằng: “Nhu cầu mua ngoại tệ của khách hàng sau dịp lễ tăng gần gấp đôi so với mức trung bình các ngày trước đó đều được đáp ứng đầy đủ, tỷ giá vẫn quanh mức 21.600 đồng/USD. Trong hai ngày vừa qua, nhu cầu mua, bán ngoại tệ không có gì đột biến, tỷ giá tăng là do yếu tố tâm lý”.

Theo Vụ Chính sách tiền tệ, trong tháng 4, các tổ chức tín dụng mua ròng ngoại tệ, trạng thái ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được cải thiện đáng kể so với cuối tháng 3.

Neo hay thả ?

Chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu lại cho rằng tỷ giá USD biến động không hẳn do yếu tố tâm lý. “Yếu tố kinh tế mới là yếu tố mấu chốt. Trong những tháng đầu năm, nhập siêu, nhu cầu nhập khẩu các thiết bị, máy móc thiết bị tăng lên kéo theo nhu cầu tăng ngoại tệ”, ông Hiếu phân tích.

Cũng theo chuyên gia này, các nhà xuất khẩu được hưởng lợi nhiều nhất khi tỷ giá USD tăng trong khi lại bất lợi cho Chính phủ khi nợ công và các chi phí tính bằng USD đều tăng lên. Tuy nhiên NHNN cần xem xét điều chỉnh tỷ giá thời điểm này ở mức 0,5% trong 2 tuần nữa vì việc tiếp tục neo tỷ giá càng tạo ra tâm lý găm giữ USD. Ngay cả những người trước đây không đầu cơ chuyên nghiệp cũng sẽ mua USD, nhất là những nhà nhập khẩu vì nhu cầu thanh toán họ sẽ mua vào. Áp lực kéo dài sẽ gây bất lợi cho nền kinh tế, tạo cơ hội cho giới đầu cơ mua USD. Với tình hình biến động như hiện nay, ông Hiếu nhận định: “NHNN khó có thể giữ vững mục tiêu điều hành tỷ giá USD không vượt quá biên độ 2%/năm, có thể biên độ sẽ lên 3%/năm”.

Tuy nhiên ông Võ Chí Thành, Phó viện trưởng Viện Quản lý kinh tế T.Ư, đánh giá NHNN vẫn đủ sức giữ biên độ điều chỉnh tỷ giá không quá 2% ít nhất trong năm nay như đã cam kết bởi dự trữ ngoại hối thời điểm hiện tại tăng cao so với những năm trước, cán cân thanh toán thặng dư quý 1 hơn 3 tỉ USD. Lãnh đạo một NH thương mại có trụ sở tại Hà Nội cũng phân tích: “Nếu tăng biên độ rất có thể sẽ ảnh hưởng tới nợ công. Còn nếu giữ như hiện tại lại có lợi cho các nhà nhập khẩu, trong khi VN rất cần đẩy mạnh xuất khẩu. Việc dung hòa như thế nào là bài toán mà NHNN cần phải cân nhắc trong thời điểm này để điều tiết nhịp độ cho phù hợp”.

Đến cuối giờ chiều qua, đại diện NHNN cho biết vẫn chưa có động thái điều chỉnh tỷ giá. Trước đó, tại Diễn đàn kinh tế mùa xuân 2015 tổ chức tại Nghệ An ngày 21.4, bà Nguyễn Thị Hồng, Phó thống đốc NHNN khẳng định tỷ giá vẫn còn trong tầm kiểm soát. Điều chỉnh tỷ giá sẽ ảnh hưởng lớn đến nợ công của nhà nước, và nợ nước ngoài của doanh nghiệp. Quan điểm của NHNN là việc điều hành tỷ giá cần đứng trên bình diện toàn nền kinh tế, không thể chỉ xem xét xuất khẩu hay nhập khẩu.

Giảm giá đồng VND?

Trong một báo cáo kinh tế vĩ mô đưa ra gần đây, NH HSBC cho rằng cần giảm giá đồng VND hay cắt giảm lãi suất để hỗ trợ xuất khẩu VN cạnh tranh hơn và không khuyến khích nhập khẩu. Các ngành sản xuất nội địa truyền thống như dệt may và giày dép cũng đã xuất khẩu chậm lại do tính cạnh tranh từ giá cả ngày càng giảm đi khi tỷ giá tăng trên cả cơ sở thực tế lẫn danh nghĩa. Tiền đồng VND tăng giá không chỉ so với đồng EUR và yen mà còn cả các đồng tiền của đối thủ cạnh tranh chính. Hàng hóa VN xuất đi các nước đắt hơn hàng hóa các đối thủ cạnh tranh khi đồng VND tăng giá.

Tính đến cuối tháng 3, so với đồng EUR thì đồng VND đã tăng giá 20,4% so với cùng kỳ năm ngoái; so với đồng yen là 12,1%; đồng IDR là 11,1%; đồng MYR là 10,1%… Chẳng hạn, cùng một tour du lịch của VN năm ngoái và năm nay có giá bằng nhau nhưng do đồng VND tăng giá hơn so với EUR nên du khách châu Âu phải bỏ nhiều EUR hơn mới mua được tour. HSBC cho rằng việc giảm giá đồng VND sẽ giúp VN ngăn chặn không bị thâm hụt kép (vừa tài chính lẫn thương mại) trong khi vẫn thúc đẩy năng lực cạnh tranh tăng cùng lúc.

Thanh Xuân – Thu Hằng