28/11/2024

Doanh nghiệp ‘kêu trời’ vì hàng giả, hàng nhái

Cấp quyền bảo hộ nhãn hiệu tuỳ tiện, thiếu căn cứ; xử lý hành vi vi phạm sở hữu công nghiệp quá nhẹ tay… khiến hàng giả, hàng nhái vẫn tràn ngập thị trường.

 

Doanh nghiệp ‘kêu trời’ vì hàng giả, hàng nhái

 

 

Cấp quyền bảo hộ nhãn hiệu tuỳ tiện, thiếu căn cứ; xử lý hành vi vi phạm sở hữu công nghiệp quá nhẹ tay… khiến hàng giả, hàng nhái vẫn tràn ngập thị trường.

 

 

 

Chanel, Hermes... giá chỉ vài chục đến vài trăm nghìn đồng bày bán công khai trên phố Hàng Ngang (Hà Nội) - Ảnh: Ngọc Thắng

Chanel, Hermes… giá chỉ vài chục đến vài trăm nghìn đồng bày bán công khai 
trên phố Hàng Ngang (Hà Nội) – Ảnh: Ngọc Thắng

Đó là nỗi khổ khiến doanh nghiệp kêu trời tại buổi Tọa đàm về thực thi quyền sở hữu trí tuệ, do Bộ KH-CN tổ chức ngày 14.4 tại Hà Nội.

“Cấp cứ cấp, kiện cứ kiện”
Ông Hoàng Minh Châu, Giám đốc Công ty Nam Dược, cho biết trong hơn chục năm qua công ty ông “dính” phải hàng chục vụ hàng giả, hàng nhái thương hiệu. Đơn cử năm 2014, Nam Dược nhờ Cục Cảnh sát kinh tế (Bộ Công an) bắt giữ được vụ hàng giả với khối lượng lớn tại Khánh Hoà, nhưng chỉ bắt được các đối tượng phân phối, không bắt được tận gốc đối tượng sản xuất.
 
 
Doanh nghiệp 'kêu trời' vì hàng giả, hàng nhái - ảnh 2

 

Hiện nhiều cơ quan đã cấp phép cho sản phẩm có nhãn hiệu bảo hộ rồi, nhưng sau đó ông khác nộp lên vẫn cấp. Các doanh nghiệp kiện thì cứ kiện, cơ quan quản lý cấp thì cứ cấp

 

Doanh nghiệp 'kêu trời' vì hàng giả, hàng nhái - ảnh 3
 

 

Ông Hoàng Minh Châu
Giám đốc Công ty Nam Dược

 

 

Vụ việc sau đó kéo dài mà không giải quyết được dứt điểm. Gần đây, công ty tung ra một loại thực phẩm chức năng dưới dạng viên nén. Sản phẩm được đăng ký bảo hộ vào nhóm 5 (nhóm gồm có chế phẩm dược) nhưng khi vừa có chỗ đứng trên thị trường thì xuất hiện hàng nhái nguyên xi kiểu dáng, hình ảnh, nhãn hiệu, chỉ khác là được chế biến dưới dạng kem, chứ không phải dạng viên nén.

Điều đáng nói, sản phẩm này cũng được đăng ký bảo hộ tại Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT), nhưng lại ở nhóm 3 (nhóm gồm có nước hoa, tinh dầu, mỹ phẩm…). “Khi chúng tôi làm đơn khiếu kiện nộp lên thì Cục nói vì khác nhóm nên vẫn bảo hộ cho các sản phẩm kia. Chúng tôi phải nhờ tới Viện Khoa học SHTT và Thanh tra bộ vào cuộc mới giải quyết được”, ông Châu cho biết và đề nghị khi cấp phép bảo hộ nhãn hiệu, cơ quan quản lý ngoài hồ sơ cần phải có giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá hoặc bằng sở hữu, sáng chế. “Hiện nhiều cơ quan đã cấp phép cho sản phẩm có nhãn hiệu bảo hộ rồi, nhưng sau đó ông khác nộp lên vẫn cấp. Các doanh nghiệp (DN) kiện thì cứ kiện, cơ quan quản lý cấp thì cứ cấp”, ông Châu bức xúc.
Nhưng vấn đề khiến DN đau đầu và khó xử lý hơn cả là hành vi “ăn cắp” thương hiệu. Năm 2011, Nam Dược có đăng ký thương hiệu tại Sở KH-ĐT Hà Nội nhưng khi tìm kiếm trên mạng xuất hiện một loạt Nam Dược ở các tỉnh khác.
200 triệu trở lên phải xử lý hình sự
Ông Nguyễn Thanh Bình, Phó phòng Luật – phụ trách chống hàng giả của Công ty Honda VN, cho biết trong mười mấy năm Honda phát hiện, đeo đuổi xử lý hàng nghìn vụ hàng giả, hàng nhái.
Riêng trong năm 2014, công ty phải xử lý hơn 100 vụ. Trong đó, các sản phẩm đơn giản bị làm giả từ thị trường nội địa, còn các linh kiện đòi hỏi kỹ thuật xuất phát từ thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên, hiện thẩm quyền chi cục trưởng chi cục Quản lý thị trường chỉ được ra quyết định xử phạt đến 50 triệu đồng, trong khi khung phạt tối đa là 500 triệu đồng, khiến hầu hết các vụ phát hiện phải chuyển lên chủ tịch tỉnh, làm mất thời gian, lại không có tác dụng tức thời.
Bên cạnh đó, nhiều cơ quan thực thi chống hàng giả, hàng nhái lại né tránh các cửa hàng quen biết. Rồi cùng một hành vi, hàng giả nhưng cách xử lý mỗi cơ quan khác nhau, xử phạt quá nhẹ nên không có tính răn đe. Ông Bình đề nghị cần tăng quyền xử phạt cho chi cục trưởng.
Ông Trần Đức Viện, Phó trưởng phòng 8 Cục Cảnh sát kinh tế, cho rằng hiện quy định của luật còn quá chung chung khiến lực lượng chức năng khi phát hiện, bắt giữ hàng giả, hàng nhái không xử lý được. Đơn cử, luật hình sự quy định bắt giữ hàng giả, hàng nhái khối lượng lớn, đặc biệt nghiêm trọng nhưng lớn bao nhiêu thì không nói cụ thể.
Theo ông Viện, luật phải rõ ràng như trường hợp buôn lậu có tổng giá trị hàng hóa từ 100 triệu đồng trở lên phải bị xử lý hình sự. Còn để như hiện nay, chủ yếu xử lý hành chính, có vụ bắt giữ giá trị cả tỉ đồng nhưng có chuyển cơ quan điều tra hay không thì tuỳ vào quan điểm của lực lượng thanh tra, quản lý thị trường. Có vụ vi phạm 10 tỉ cũng chỉ xử phạt hành chính. “Lẽ ra phải quy định 200 triệu trở lên là phải xử lý hình sự. Còn hiện tại anh thích thì chuyển, không chuyển thì thôi. Quy định thiếu rõ ràng, chồng chéo quá”, ông Viện nói.
Thời gian qua, theo ông Viện, lực lượng công an có xử lý hình sự nhóm hàng giả, hàng nhái như thuốc chữa bệnh, rượu bia, thực phẩm… “Ra toà cãi nhau với luật sư nhiều lúc cũng đuối vì luật không hướng dẫn, họ vặn cũng chịu thôi. Chỉ đưa ra được cái tình là ảnh hưởng đến sức khoẻ, còn lý chưa chắc đã đạt”, ông Viện nói.
Theo báo cáo về công tác thanh, kiểm tra năm 2014, thanh tra ngành KH-CN tiếp nhận và xử lý 113 vụ vi phạm sở hữu công nghiệp. Trong đó, phạt cảnh cáo 10 vụ, phạt tiền 66 vụ với tổng số 2,1 tỉ đồng; ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính 42 cơ sở vi phạm sáng chế, kiểu dáng, nhãn hiệu. Tịch thu tiêu huỷ hàng trăm sản phẩm thời trang giả nhãn hiệu Hermes, Harley, Escada… Cục Cảnh sát kinh tế phát hiện 655 vụ xâm phạm SHTT, khởi tố 122 vụ/196 bị can. Phạt tiền 467 vụ, thu ngân sách 11,769 tỉ đồng, tịch thu tiêu huỷ trên 500.000 sản phẩm. Hải quan bắt giữ 1.272 đèn sưởi xâm phạm nhãn hiệu Braun, 37.020 bộ quần áo nhái Adidas, Puma, Nike…

Xử lý xâm phạm SHTT như “bắt cóc bỏ đĩa”
Đó là nhận xét của ông Lê Ngọc Lâm, Phó cục trưởng Cục SHTT, trong buổi toạ đàm dành cho phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí, do Cục SHTT tổ chức tại TP.HCM hôm qua 14.4.
Theo ông Lâm, khác với các nước trên thế giới, những vụ vi phạm quyền SHTT được xử lý tận gốc, tận nơi nhà sản xuất hoặc những nơi chứa hàng hoá lớn, khi xử lý thì gần như là “tiệt nọc”; hình thức xử phạt ở VN giống như “bắt cóc bỏ đĩa”, xử lý ở địa phương này thì ở địa phương khác vẫn còn.
Nhiều hình thức chế tài, xử phạt khác nhau, nhưng chủ yếu vẫn là xử phạt hành chính, không đủ để răn đe. Do vậy, một đơn vị khi bị xử phạt sẽ ngưng vi phạm ở địa phương này, nhưng có thể vi phạm tiếp ở địa phương khác.
Mai Vọng

Anh Vũ