27/11/2024

Nga tập trận rầm rộ khắp nước

Quân đội Nga tập trận với quy mô rầm rộ hiếm thấy trên cả nước nhằm kiểm tra năng lực sẵn sàng chiến đấu cũng như phô trương sức mạnh quân sự.

 

Nga tập trận rầm rộ khắp nước

 

 

Quân đội Nga tập trận với quy mô rầm rộ hiếm thấy trên cả nước nhằm kiểm tra năng lực sẵn sàng chiến đấu cũng như phô trương sức mạnh quân sự.

 

 

DANH TOẠI  Quân đội Nga tập trận với quy mô rầm rộ hiếm thấy trên cả nước nhằm kiểm tra năng lực sẵn sàng chiến đấu cũng như phô trương sức mạnh quân sự.  Các cuộc tập trận tiến hành ở Bắc Cực và nhiều vùng khác từ ngày 16.3 theo lệnh của Tổng thống Vladimir Putin, trong bối cảnh căng thẳng giữa Moscow với phương Tây leo thang.  Vươn tới Bắc Cực Theo AFP, cuộc tập trận tại Bắc Cực kéo dài 5 ngày với sự tham gia của khoảng 40.000 quân, 41 tàu chiến, 15 tàu ngầm và 110 máy bay, nhằm kiểm tra khả năng sẵn sàng chiến đấu của Hạm đội phương Bắc cũng như năng lực của quân đội trong việc triển khai thêm lực lượng từ miền trung nước Nga. “Những thách thức và đe dọa mới đối với an ninh quân sự của Nga đòi hỏi chúng tôi phải nâng cao hơn nữa khả năng quân sự của các lực lượng vũ trang”, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu nhấn mạnh. Theo thông báo của Bộ Quốc phòng Nga ngày 17.3, lực lượng đổ bộ của Hạm đội phương Bắc tại vùng biển Barents, bao gồm tàu tấn công đổ bộ lớn Kondopoga, đã rời căn cứ tại vịnh Kola. Năm tàu khác trong Hạm đội phương Bắc cũng đã tham gia các cuộc tập trận với kịch bản là tìm kiếm, đánh chìm tàu ngầm giả định của kẻ thù và mở một cuộc chiến phòng không tại vùng biển Barents. Tham gia cuộc tập trận còn có tàu chống tàu ngầm Đô đốc Levchenko, tàu khu trục lớp Sovremennyy Đô đốc Ushakov, hàng chục máy bay chống tàu ngầm cùng nhiều trực thăng  Mi-8, Mi-24 và Mi-26. Song song đó, Hạm đội Baltic, Quân khu miền Nam và các lực lượng nhảy dù cũng đã được đặt trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu cao nhất và đã bắt đầu di chuyển sang các khu vực được chỉ định ở Bắc Cực. Có tới 10 máy bay vận tải Il-76 tham gia chở các đơn vị lính dù từ vùng Ivanovo (miền trung Nga) và vùng Pskov (miền tây bắc Nga) đến Bắc Cực. Các đơn vị khác tại vùng Thái Bình Dương, phía nam Siberia và tây nam Nga cũng được lệnh tiến hành tập trận.  Áp sát NATO Cũng nằm trong kế hoạch tập trận, Bộ Quốc phòng thông báo Moscow sẽ triển khai nhiều máy bay ném bom hạt nhân tầm xa Tupolev 22-M3 đến vùng Crimea. Động thái này diễn ra trong bối cảnh bán đảo Crimea đang tổ chức lễ kỷ niệm 1 năm sáp nhập vào Nga. Hệ thống tên lửa Iskander cũng sẽ được đưa đến khu vực Kaliningrad giáp biên giới với hai nước thành viên của NATO, Ba Lan và Lithuania, theo AFP. Hệ thống tên lửa Iskander, có khả năng đánh trúng mục tiêu của đối phương ở khoảng cách lên đến 500 km với độ chính xác cao, có thể được trang bị đầu đạn hạt nhân hoặc đầu đạn thông thường. Một khi được triển khai ở vùng Kaliningrad, nó có thể đặt một số quốc gia thành viên NATO vào tầm ngắm của mình. Vì vậy, giới phân tích cho rằng việc Nga triển khai hệ thống tên lửa Iskander phản ánh sự sẵn sàng nâng cao khả năng phản ứng của Moscow trước các động thái của NATO liên tục triển khai lực lượng đến gần biên giới Nga.  D.TTên lửa chiến thuật Iskander ở vùng Kaliningrad có thể uy hiếp các nước NATO – Ảnh: Sputnik
Các cuộc tập trận tiến hành ở Bắc Cực và nhiều vùng khác từ ngày 16.3 theo lệnh của Tổng thống Vladimir Putin, trong bối cảnh căng thẳng giữa Moscow với phương Tây leo thang.
Vươn tới Bắc Cực
Theo AFP, cuộc tập trận tại Bắc Cực kéo dài 5 ngày với sự tham gia của khoảng 40.000 quân, 41 tàu chiến, 15 tàu ngầm và 110 máy bay, nhằm kiểm tra khả năng sẵn sàng chiến đấu của Hạm đội phương Bắc cũng như năng lực của quân đội trong việc triển khai thêm lực lượng từ miền trung nước Nga. “Những thách thức và đe doạ mới đối với an ninh quân sự của Nga đòi hỏi chúng tôi phải nâng cao hơn nữa khả năng quân sự của các lực lượng vũ trang”, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu nhấn mạnh.
Theo thông báo của Bộ Quốc phòng Nga ngày 17.3, lực lượng đổ bộ của Hạm đội phương Bắc tại vùng biển Barents, bao gồm tàu tấn công đổ bộ lớn Kondopoga, đã rời căn cứ tại vịnh Kola. Năm tàu khác trong Hạm đội phương Bắc cũng đã tham gia các cuộc tập trận với kịch bản là tìm kiếm, đánh chìm tàu ngầm giả định của kẻ thù và mở một cuộc chiến phòng không tại vùng biển Barents. Tham gia cuộc tập trận còn có tàu chống tàu ngầm Đô đốc Levchenko, tàu khu trục lớp Sovremennyy Đô đốc Ushakov, hàng chục máy bay chống tàu ngầm cùng nhiều trực thăng Mi-8, Mi-24 và Mi-26.
Song song đó, Hạm đội Baltic, Quân khu miền Nam và các lực lượng nhảy dù cũng đã được đặt trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu cao nhất và đã bắt đầu di chuyển sang các khu vực được chỉ định ở Bắc Cực. Có tới 10 máy bay vận tải Il-76 tham gia chở các đơn vị lính dù từ vùng Ivanovo (miền trung Nga) và vùng Pskov (miền tây bắc Nga) đến Bắc Cực. Các đơn vị khác tại vùng Thái Bình Dương, phía nam Siberia và tây nam Nga cũng được lệnh tiến hành tập trận.
Áp sát NATO
Cũng nằm trong kế hoạch tập trận, Bộ Quốc phòng thông báo Moscow sẽ triển khai nhiều máy bay ném bom hạt nhân tầm xa Tupolev 22-M3 đến vùng Crimea. Động thái này diễn ra trong bối cảnh bán đảo Crimea đang tổ chức lễ kỷ niệm 1 năm sáp nhập vào Nga. Hệ thống tên lửa Iskander cũng sẽ được đưa đến khu vực Kaliningrad giáp biên giới với hai nước thành viên của NATO, Ba Lan và Lithuania, theo AFP.
Hệ thống tên lửa Iskander, có khả năng đánh trúng mục tiêu của đối phương ở khoảng cách lên đến 500 km với độ chính xác cao, có thể được trang bị đầu đạn hạt nhân hoặc đầu đạn thông thường. Một khi được triển khai ở vùng Kaliningrad, nó có thể đặt một số quốc gia thành viên NATO vào tầm ngắm của mình. Vì vậy, giới phân tích cho rằng việc Nga triển khai hệ thống tên lửa Iskander phản ánh sự sẵn sàng nâng cao khả năng phản ứng của Moscow trước các động thái của NATO liên tục triển khai lực lượng đến gần biên giới Nga.

Danh Toại