27/11/2024

Không đưa quy định ‘giám sát Đảng’ vào luật Mặt trận Tổ quốc

Chiều 9.3 trong chương trình phiên họp lần thứ 36, UBTV QH đã cho ý kiến về dự thảo báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự án luật MTTQ VN (sửa đổi).

 

Không đưa quy định ‘giám sát Đảng’ vào luật Mặt trận Tổ quốc

 

 

Chiều 9.3 trong chương trình phiên họp lần thứ 36, UBTV QH đã cho ý kiến về dự thảo báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự án luật MTTQ VN (sửa đổi).

 

 

 

MTTQ là đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhân dân MTTQ là đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhân dân – Ảnh: Ngọc Thắng

Theo báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật MTTQ VN (sửa đổi) do Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý trình bày, có hai nhóm ý kiến khác nhau về đề nghị bổ sung việc MTTQ VN góp ý xây dựng Đảng, giám sát hoạt động của tổ chức Đảng, đảng viên và phản biện xã hội đối với đường lối, chính sách của Đảng.

Hai luồng ý kiến

Nhóm ý kiến thứ nhất cho rằng, cần thiết phải quy định vấn đề này vì Cương lĩnh của Đảng đã xác định MTTQ VN và các đoàn thể nhân dân có trách nhiệm “tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước” và Đảng, Nhà nước phải “có cơ chế, chính sách, tạo điều kiện để Mặt trận và các đoàn thể nhân dân hoạt động có hiệu quả, thực hiện vai trò giám sát và phản biện xã hội”.

 
 

Sáng cùng ngày, UBTV QH đã đánh giá tiến độ chuẩn bị Đại hội đồng Liên minh Nghị viện thế giới lần thứ 132 (IPU-132) dự kiến diễn ra tại Hà Nội vào cuối 3.2015. Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của QH Trần Văn Hằng cho biết đến nay đã có 126 đoàn đăng ký tham gia IPU-132, trong đó có 97 đoàn nghị viện thành viên, 17 đoàn quan sát viên, 4 đoàn là thành viên liên kết, 8 đoàn là khách mời của IPU.

 

 

Nhóm ý kiến thứ hai tán thành việc dự thảo luật không quy định vấn đề này, vì không phù hợp với nguyên tắc Đảng “lãnh đạo MTTQ VN” được quy định tại điều 4 của dự thảo luật, mặt khác vấn đề này đã được quy định trong các văn bản của Đảng.

Theo UBTV QH, việc MTTQ VN góp ý xây dựng Đảng, giám sát hoạt động của tổ chức Đảng… là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm bảo đảm phát huy dân chủ, sự tham gia của nhân dân đối với hoạt động của Đảng. Vấn đề này đã và đang triển khai thực hiện theo các Quyết định 217-QĐ/TW và 218-QĐ/TW ngày 12.12.2013 của Bộ Chính trị và cũng cần có thời gian để kiểm nghiệm thực tiễn, đúc kết, rút kinh nghiệm, tổng kết việc thực hiện mới thể chế hoá bằng pháp luật. Do đó, UBTV QH đề nghị QH chưa đưa quy định này vào dự luật.

Cần tránh chồng chéo

Phát biểu tại phiên họp, bà Trương Thị Mai – Chủ nhiệm Uỷ ban Về các vấn đề xã hội của QH, bày tỏ băn khoăn về việc dự luật xác định giám sát của Mặt trận là giám sát xã hội, mang tính nhân dân, nhằm hỗ trợ cho công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra của nhà nước. Theo bà Mai, dự luật xác định Mặt trận là đại diện bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của nhân dân, quan hệ giữa Mặt trận và nhà nước là quan hệ phối hợp, giám sát của Mặt trận mang tính nhân dân nhưng lại được xác định là hỗ trợ công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra của nhà nước là không hợp lý. Bà Mai đề nghị quy định giám sát của Mặt trận cũng như giám sát của QH phải mang tính độc lập, đại diện cho quyền lợi, lợi ích hợp pháp của nhân dân mới đảm bảo sự đồng bộ về mặt quan điểm.

Chủ tịch Hội đồng dân tộc QH K’sor Phước đề nghị bổ sung quy định về việc MTTQ các cấp sẽ tham gia góp ý cho Đảng và Nhà nước về công tác cán bộ trên cơ sở đề nghị của các cơ quan Đảng, Nhà nước. Cũng theo ông K’sor Phước cần có phạm vi, giới hạn trong hoạt động giám sát của MTTQ vì nếu không dễ dẫn đến chồng chéo.

Tham gia giải trình thêm về dự luật, Chủ tịch MTTQ VN Nguyễn Thiện Nhân cho biết quy định giám sát của Mặt trận “hỗ trợ công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra của nhà nước” là thể hiện đặc điểm chứ không phải là mục tiêu của giám sát Mặt trận. Liên quan đến đề nghị Mặt trận tham gia góp ý cho Đảng và Nhà nước về công tác cán bộ, ông Nguyễn Thiện Nhân cho biết vấn đề này phải theo chủ trương của Đảng. “Cho đến nay chưa có văn bản chủ trương nào giao Mặt trận làm riêng vấn đề này nên chưa đưa vào được”, ông Nhân cho biết.

Trường Sơn