27/11/2024

Điểm yếu chết người của Nhật Bản

Thanh Niên độc quyền giới thiệu quan điểm của cựu Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Yuriko Koike về điều mà bà cho là “hạn chế không thể chấp nhận” của nước này sau khi 2 con tin bị tổ chức Nhà nước Hồi giáo hành quyết.

 

Điểm yếu chết người của Nhật Bản

 

 

Thanh Niên độc quyền giới thiệu quan điểm của cựu Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Yuriko Koike về điều mà bà cho là “hạn chế không thể chấp nhận” của nước này sau khi 2 con tin bị tổ chức Nhà nước Hồi giáo hành quyết.

 

 

Giữa lúc Thủ tướng Shinzo Abe đang công du Trung Đông, tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tung ra đoạn phim với nội dung dọa giết 2 người Nhật là Haruna Yukawa và Kenji Goto nếu Tokyo không trả 200 triệu USD tiền chuộc. Và cũng như những cuộc khủng hoảng con tin Nhật ở nước ngoài trước nay, ông Abe đã không có được lựa chọn tốt khả dĩ nào.
 
 

Điểm yếu chết người của Nhật Bản  - ảnh 2 

Hạ nghị sĩ Yuriko Koike (ảnh), 63 tuổi, là chính trị gia kỳ cựu của Nhật Bản. Bà từng trải qua nhiều vị trí trong nội các của nhiều đời thủ tướng Nhật và vào năm 2007, trở thành nữ Bộ trưởng Quốc phòng đầu tiên của nước này dù sau đó từ chức trong cùng năm. Bà Koike được đánh giá theo đường lối an ninh – ngoại giao mang tính cứng rắn và ủng hộ mạnh mẽ Thủ tướng Shinzo Abe diễn giải lại hiến pháp theo hướng nới lỏng các ràng buộc cho Lực lượng phòng vệ.

 

Khi chính phủ Nhật không đáp ứng yêu cầu, IS tung đoạn phim thứ 2 tuyên bố đã chặt đầu Yukawa. Trước đó, vợ của Goto (người cũng vừa bị IS hành quyết – ND) từng nhận thư điện tử đòi tiền chuộc 17 triệu USD. Nhưng dường như chuyến công du Trung Đông của ông Abe đã cho IS cơ hội lợi dụng triệt để số phận của 2 con tin.

Mục tiêu của IS không phải là tiền mà nhằm phát đi một thông điệp đe dọa hung bạo. Chỉ 3 ngày trước khi yêu sách của IS được đưa ra, Thủ tướng Abe cam kết viện trợ phi quân sự 200 triệu USD cho công tác nhân đạo ở những nước đi đầu trong cuộc chiến chống IS, bao gồm Jordan, Syria, Iraq và Li Băng, những nước đang đón nhận dòng người tị nạn khổng lồ bởi IS. Rõ ràng là ý đồ của IS nhắm vào cả chính phủ lẫn công dân Nhật với hy vọng những người Nhật yêu chuộng hoà bình sẽ thúc giục các lãnh đạo nhượng bộ. Ở một mức độ nào đó, chúng đã đạt mục đích khi một số thành viên đối lập trong quốc hội Nhật tỏ ý muốn ông Abe huỷ cam kết viện trợ.
Sau đó, IS đã thay đổi cách tiếp cận khi đòi trao đổi Goto với Sajida al-Rishawi, người đang đối mặt án tử hình ở Jordan vì vai trò của bà ta trong các vụ đánh bom ở Amman năm 2005. Có thể IS tin rằng việc buộc Nhật và Jordan đàm phán về một cuộc trao đổi như thế có thể làm tổn hại quan hệ giữa 2 nước.
IS biết rằng Nhật luôn đặt sự an toàn của công dân lên trên tất cả các yếu tố khác, kể cả việc phải nhượng bộ. Khi nhóm vũ trang Nhật Japanese Red Army cướp chuyến bay của Hãng Japan Airlines đến phi trường Dhaka ở Bangladesh năm 1977, Thủ tướng Takeo Fukuda không chỉ trả tiền chuộc 6 triệu USD mà còn chấp nhận trả tự do cho các thành viên của nhóm đang bị giam giữ. “Sinh mạng con người nặng hơn cả trái đất”, ông nhấn mạnh khi đó.
Giải pháp của ông Fukuda hoàn toàn trái ngược với hành động táo bạo của Israel trước đó một năm, khi nhóm vũ trang Palestine PFLP cướp chuyến bay của Hãng Air France với 256 hành khách. Thay vì đáp ứng yêu cầu thả 53 tay súng bị giam ở Israel và 4 nước khác, lục quân Israel tiến hành Chiến dịch Thunderbolt để giải cứu các con tin tại sân bay Entebbe của Uganda. Chỉ có 3 con tin và một biệt kích Israel – Yonatan Netanyahu, anh trai đương kim Thủ tướng Benjamin Netanyahu – thiệt mạng.
Thật ra thì Thủ tướng Fukuda cũng không có lựa chọn nào khác. Theo Hiến pháp Nhật, cả Lực lượng phòng vệ lẫn cảnh sát đều không có cơ sở pháp lý cần thiết cho việc ra nước ngoài giải cứu công dân. Cả hai lực lượng này cũng không được huấn luyện để tiến hành những chiến dịch như Thunderbolt.
Qua vụ IS, có thể thấy nguy hiểm luôn rình rập người Nhật trong khi chính phủ vẫn thiếu những công cụ thích hợp để bảo vệ họ. May mắn là dường như Thủ tướng Abe đã nhận ra nhu cầu phải thay đổi. Từ sau Thế chiến 2, những giải pháp và cân nhắc quân sự hầu như không nằm trong các thảo luận chính sách của Nhật. Tuy nhiên, sau nhiều thập niên, năng lực xử lý khủng hoảng và ngoại giao của Nhật đã suy yếu nghiêm trọng.
Không thể chấp nhận một chính phủ không thể bảo vệ công dân của mình. Đó là lý do ông Abe quyết tâm sửa đổi, hoặc ít nhất là tái diễn giải, hiến pháp nhằm cho phép thực hiện những chiến dịch phòng vệ mà những nước khác, từ Isarel đến Ấn Độ, đều làm khi người dân bị đe doạ. Như Thẩm phán Toà án tối cao Mỹ Robert Jackson từng nhấn mạnh: Hiến pháp không phải là một hiệp ước tự sát.
Nhật cần đưa quân giải cứu công dân ở nước ngoài
Đó là tuyên bố của Thủ tướng Shinzo Abe hôm qua, 2 ngày sau khi IS chặt đầu nhà báo Kenji Goto, theo Reuters. Cụ thể, ông Abe tuyên bố muốn đưa ra thảo luận khả năng cho phép Lực lượng phòng vệ Nhật tiến hành giải cứu công dân nước này gặp nguy hiểm ở nước ngoài. Thủ tướng Abe còn nhấn mạnh Nhật sẽ hợp tác với cộng đồng quốc tế trong việc chống khủng bố. Cùng ngày, HĐBA LHQ yêu cầu IS thả ngay lập tức tất cả con tin mà nhóm này đang bắt giữ, theo AFP.
Minh Trung

(Văn Khoa chuyển ngữ)
© Project Syndicate

Yuriko Koike 
(Nghị sĩ, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản