26/12/2024

Minh bạch nợ xấu

Cơ quan quản lý khẳng định nợ xấu đang giảm nhưng không ít chuyên gia lại lo rằng nợ xấu đang xấu đi và cần minh bạch hơn nữa.

 

Minh bạch nợ xấu

Cơ quan quản lý khẳng định nợ xấu đang giảm nhưng không ít chuyên gia lại lo rằng nợ xấu đang xấu đi và cần minh bạch hơn nữa.


 


 


Minh bạch nợ xấu

Đó là vấn đề được thảo luận sôi nổi tại diễn đàn “Làm ăn gì trong năm 2016?”, tổ chức hôm qua (10.12) bởi tạp chí điện tử Bizlive. PGS Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý giá, cho rằng nợ xấu, nợ đọng và nợ công tiếp tục là vấn đề nhức nhối cho phát triển kinh tế năm 2017, đặc biệt khi mà nguồn lực của ngân sách ngày càng khó khăn.
Không phủ nhận nợ xấu vẫn còn và ngân hàng đang phải xử lý chúng trong bối cảnh nguồn lực cho vấn đề này đang bị giới hạn rất nhiều, song ông Nguyễn Tú Anh, Phó vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ (Ngân hàng Nhà nước), lại không đồng tình với nhận định “nợ xấu đang rất xấu”. Theo đại diện của ngành ngân hàng, cho đến nay tỷ lệ nợ xấu là 2,58% bao gồm cả tài sản ngoại bảng, trong Công ty quản lý tài sản các tổ chức tín dụng (VAMC) và điều quan trọng là không để nợ xấu tăng lên. “Nhiều người nói chúng ta đưa nợ xấu vào VAMC và để đấy nhưng không phải. Thực tế 50% đã được xử lý thông qua sử dụng trích lập dự phòng, khách hàng đã trả, hay bán tài sản phát mại”, ông Tú Anh nói và cho rằng đáng lẽ tỷ trọng bán tài sản phát mại đã lớn hơn, nhưng thực tế đang thấp vì vướng các vấn đề pháp lý cần giải quyết để cân bằng lợi ích người đi vay, bên cho vay…
Thông tin thêm về đề án tái cơ cấu ngân hàng giai đoạn 2, ông Nguyễn Đức Kiên, Phó chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội, tiết lộ đề án vừa trình Bộ Chính trị. Bộ Chính trị có yêu cầu Chính phủ giao Ban Cán sự Đảng Ngân hàng Nhà nước hoàn thiện thêm để sớm báo cáo lại trong tháng 1.2017.

Nguyên An