26/12/2024

Tranh luận về việc xét tuyển chung

Đại diện các trường ĐH có những đề nghị, góp ý xây dựng quy chế xét tuyển kỳ thi THPT quốc gia nhằm tạo thuận lợi cho thí sinh và các trường tránh được tình trạng ảo như xảy ra trong năm 2016.

 

Tranh luận về việc xét tuyển chung

Đại diện các trường ĐH có những đề nghị, góp ý xây dựng quy chế xét tuyển kỳ thi THPT quốc gia nhằm tạo thuận lợi cho thí sinh và các trường tránh được tình trạng ảo như xảy ra trong năm 2016.



 

 

Thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển vào ĐH năm 2016ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH

Tương tự năm 2016, lần này nhiều trường lại tiếp tục không thống nhất khi Bộ GD-ĐT dự kiến các trường dùng kết quả kỳ thi THPT quốc gia để xét tuyển đều phải sử dụng phần mềm xét tuyển chung.
Có tránh ảo, mất quyền tự chủ ?
Cho rằng việc Bộ tìm cách giúp các trường hạn chế ảo là rất hay nhưng từ kinh nghiệm tuyển sinh theo nhóm của nhóm GX năm ngoái, PGS-TS Trần Văn Tớp, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, cho rằng sẽ lý tưởng nếu các trường sau khi đưa ra các tiêu chí tuyển sinh thì không được điều chỉnh và tất cả các trường quân đội, công an phải tham gia.
“Được như thế thì thí sinh (TS) đăng ký bao nhiêu nguyện vọng (NV) cũng không vấn đề gì, vì về kỹ thuật sẽ xử lý được hết, phần mềm nào cũng chạy được và chạy một lần là xong ngay”, ông Tớp nhận định.
Tranh luận về việc xét tuyển chung - ảnh 1

TIN LIÊN QUAN

Thí sinh có tối đa 10 nguyện vọng vào ĐH

Bài tự chọn nào điểm cao hơn thì sẽ được tính công nhận tốt nghiệp, sẽ có phòng thi riêng cho thí sinh tự do, thí sinh chỉ đăng ký xét tuyển một lần, thí sinh có tối đa 10 nguyện vọng vào ĐH…


Tuy nhiên, theo ông Tớp, Bộ nên xem lại việc tạo ra một nhóm lớn duy nhất vì trong quá trình chạy phần mềm các trường thành viên đều phải điều chỉnh các tiêu chí, điều kiện để tuyển sinh. Hơn nữa, giờ các trường đều có quyền tự chủ. Khi Bộ đứng ra thì ảnh hưởng tới quyền tự chủ của các trường? Trường không muốn tham gia thì sao? Đặc biệt, trong số các trường đó có khối các trường công an, quân đội, thì nhóm lớn của Bộ cũng chẳng giải quyết bao nhiêu chuyện ảo.
Tiến sĩ Vũ Tuấn Lâm, Phó giám đốc Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông, phân tích: “Với các trường lớn, cách này có thể tốt nhưng với các trường nhóm dưới thì chỉ mang đến cho họ sự bất lợi nếu như Bộ không làm ngặt chỉ tiêu. Vấn đề của bài toán nằm ở chỗ nguồn tuyển. Nguồn tuyển thì có hạn, trong khi các trường lại được phép gọi dôi ra để “vét” càng nhiều TS càng tốt, thành thử các trường dưới cứ phải xếp hàng, rốt cuộc là chẳng còn bao nhiêu để tuyển, nếu còn thì chất lượng cũng không cao”.


Thạc sĩ Cổ Tấn Anh Vũ, Trưởng phòng Tuyển sinh Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM, băn khoăn việc sử dụng phần mềm xét tuyển tập trung chỉ có giá trị nếu không có đề án tuyển sinh riêng, bởi phần mềm này khống chế các trường không được tuyển quá 105% chỉ tiêu. Trong khi đó, với đề án tuyển sinh riêng, TS vẫn được nộp hồ sơ vào nhiều trường nên tình trạng TS ảo vẫn xảy ra. Điều này rất khó khăn cho các trường vì khó đảm bảo việc tuyển đủ chỉ tiêu.
 
 
Lo ngại nếu được điều chỉnh chỉ tiêu ngành
Bộ cũng dự kiến cho phép các trường thực hiện điều chỉnh nội bộ chỉ tiêu trong khối ngành nhưng không trái với các thông tin tuyển sinh đã công bố công khai khi thực hiện xét tuyển chung.
Theo cán bộ đào tạo một trường ĐH tại TP.HCM, quy định này của Bộ nhằm linh động cho các trường tuyển đủ chỉ tiêu. Tuy nhiên, chỉ nên áp dụng trong một số trường hợp đặc biệt, chẳng hạn với những ngành nhiều năm không tuyển đủ thì có thể điều chỉnh theo hướng giảm chỉ tiêu, ngược lại những ngành TS nộp hồ sơ nhiều chỉ tiêu có thể tăng lên. Trong khi đó, một cán bộ tuyển sinh phản đối: “Một ngành ra đời và chỉ tiêu tuyển sinh được cấp cho ngành đó cần gắn liền với năng lực đào tạo, nhu cầu người học và nhu cầu việc làm. Nếu việc phân bổ chỉ tiêu chỉ theo nhu cầu người học mà không bám sát vào thị trường lao động thì chưa ổn. Điều này có thể dẫn đến “bi kịch” đầu ra của các trường là tình trạng thất nghiệp triền miên ở một số ngành. 
Hà Ánh

 

Trái lại, GS-TS Đinh Văn Sơn, Hiệu trưởng Trường ĐH Thương mại, nhận định phần mềm tuyển sinh mà Bộ chuẩn bị hạn chế được tình trạng TS trúng tuyển ảo. “Nếu giờ lo ngại quyền tự chủ của các trường, rồi để các trường tạo nhóm nọ nhóm kia thì mới tạo ra ảo. Vả lại Bộ cho các trường có quyền tham gia hoặc không. Các trường lại có quyền đưa ra phương án tuyển sinh riêng. Nếu là nhóm lớn và chỉ có một nhóm duy nhất thì mới không có ảo. Có thể để TS tùy ý số lượng NV, về mặt kỹ thuật thì hoàn toàn có thể xử lý được”, ông Sơn đề xuất.

Theo tiến sĩ Trần Đình Lý, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, việc sử dụng chung phần mềm nhưng không xét tuyển tập trung như năm nay dẫn đến nhiều trường không tuyển đủ chỉ tiêu mặc dù phải hạ điểm chuẩn. Với quy định xét tuyển tập trung và tự động này, mỗi TS chỉ trúng tuyển theo thứ tự từ cao đến thấp trong nguồn cơ sở dữ liệu công khai này và chắc chắn sẽ giảm tỷ lệ TS trúng tuyển ảo vào các trường. Quy định xét tuyển tuần tự theo điểm chuẩn từ cao xuống thấp sẽ tăng cơ hội trúng tuyển TS. Đặc biệt, sẽ không xảy ra tình trạng TS điểm cao bị loại trong khi các trường chưa tuyển đủ chỉ tiêu, gây bức xúc cho TS như năm trước.
Thạc sĩ Phạm Thái Sơn, Phó giám đốc Trung tâm tuyển sinh và quan hệ doanh nghiệp Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM, cũng cho rằng giải pháp kỹ thuật này sẽ giải quyết được vấn đề rất lớn trong xét tuyển của năm nay về tình trạng TS trúng tuyển ảo.
Bao nhiêu nguyện vọng là phù hợp ?
Bộ có ý tưởng mỗi TS chỉ đăng ký xét tuyển một lần với tối đa 10 NV theo thứ tự từ 1 đến 10 vào 5 trường (mỗi trường tối đa 2 ngành).
Thạc sĩ Phạm Thái Sơn nhận định: “Cơ hội xét tuyển dành cho TS nhiều hơn, cơ hội trúng tuyển cao hơn mà vẫn ưu tiên chọn ngành học theo định hướng nghề nghiệp. Vì nếu cho phép TS lựa chọn nhiều ngành trong một trường thì sẽ dẫn đến tình trạng TS xét tuyển chỉ để đậu ĐH nhưng ngành học không yêu thích”.


Thạc sĩ Cổ Tấn Anh Vũ cũng đồng tình việc tăng số lượng NV xét tuyển đồng nghĩa với tăng cơ hội trúng tuyển cho TS.
Còn theo tiến sĩ Trần Đình Lý, TS chỉ cần đăng ký xét tuyển tối đa 4 NV vào 4 ngành hoặc 4 trường là hợp lý đồng thời hài hoà giữa quyền lợi TS và nghiệp vụ của các trường. Qua thực tế xét tuyển nhiều năm thì đa số TS chỉ cần đăng ký xét tuyển ở NV 2 – 3, vì vậy việc cho phép TS đăng ký xét tuyển trên 4 NV là không còn ý nghĩa.
Tiến sĩ Vũ Tuấn Lâm cho rằng làm như năm 2015 và điều chỉnh một chút chỗ rút ra rút vào là hay nhất. Nghĩa là TS chỉ được nộp vào một trường duy nhất, nộp xong là chốt luôn, không được rút hồ sơ nữa. Nếu không trúng tuyển thì được dự tuyển các đợt sau.


 

Quý Hiên – Hà Ánh