Có những người thầy thay đổi cách dạy và xây dựng mối quan hệ thân thiết với học trò. Họ còn tận dụng lợi thế của mạng xã hội, công nghệ để giúp học trò chăm chú học hành…
Giáo viên thời mạng xã hội
Có những người thầy thay đổi cách dạy và xây dựng mối quan hệ thân thiết với học trò. Họ còn tận dụng lợi thế của mạng xã hội, công nghệ để giúp học trò chăm chú học hành…
Chế nhạc cổ vũ tinh thần học sinh
Chỉ với 10 đoạn phim ngắn chế theo phiên bản những bài hát đang thu hút học sinh, giáo viên tiếng Anh Huỳnh Ngô Phú Đức (24 tuổi, Trường THPT Lê Minh Xuân, H.Bình Chánh, TP.HCM) khiến học sinh phát sốt với vẻ “bảnh trai” cùng mái tóc ngố “siêu dễ thương”.
Xuất phát từ việc muốn cổ vũ tinh thần học sinh trước kỳ kiểm tra học kỳ căng thẳng, thầy giáo Phú Đức nảy ra ý tưởng thực hiện phiên bản chế bài hát. Thế là sau 2 tiết học, thầy trò lớp 10C9 dùng điện thoại ghi lại những hình ảnh và ca từ, như :“Trai xinh, gái đẹp, tự tin, quyết thắng, thi đạt điểm cao” và thầy không ngần ngại “mím môi, mắt mở to” như bất kỳ người trẻ nào. “Thầy yêu mấy đứa” – đoạn phim ngắn được thầy Đức đưa lên mạng xã hội ngay lập tức lan toả với hàng triệu lượt xem và hàng chục ngàn cư dân mạng biểu lộ sự yêu thích, chia sẻ.
Hôm qua 24.11, trên mạng xã hội xuất hiện video clip một học sinh Trường THCS Nguyễn Hiền (Q.7, TP.HCM) bị nhân viên đánh tại trường. Ngay sau khi được chia sẻ trên mạng xã hội, clip này đã khiến nhiều người bức xúc.
Trước mỗi bài giảng, thầy Phú Đức luôn cập nhật những trào lưu, hiện tượng trên mạng vào bài giảng để tạo hứng thú cho học sinh. Chẳng hạn khi bài hát và điệu nhảy PPAP I have a pen. I have an apple “làm mưa làm gió” trên internet thì thầy Đức liền cho học sinh thực hiện yêu cầu đặt câu với cấu trúc ngữ pháp “both… and…”. Tương tự, khi dạy bài về chủ đề tình bạn, thầy Đức nhắc nhở: “Trong lớp bạn bè nên đoàn kết lẫn nhau, có chuyện nên giải quyết trong ôn hòa, đừng làm lớn mọi chuyện hoặc đưa lên Facebook, đừng để cái tôi cao quá”…
Không chỉ học trò “mê mẩn” mà nhiều phụ huynh khi xem những đoạn nhạc chế của thầy giáo trẻ cũng thích thú và cho rằng hành xử và suy nghĩ về công việc của một thầy giáo trẻ như vậy là quá đúng với tính cách của lớp trẻ. “Hoà hợp với học trò, giúp học trò học được cách giao tiếp, chơi đùa lành mạnh, đồng thời khi học đạt hiệu suất cao nhất thì còn gì bằng nữa”, một phụ huynh cho biết. Có phụ huynh còn nói: “Cuối clip là câu “Thầy yêu mấy đứa”, thấy thương gì đâu, chứ không phải giáo điều khô khan”.
Táo bạo trong cách nghĩ, cách làm, một cô giáo đã vực dậy một ngôi trường mầm non xốc xếch, xuống cấp, không ai dám gửi con trở thành một ngôi trường điểm trên địa bàn.
Người bạn lớn của trò
Còn thầy Trần Văn Hùng (59 tuổi), giáo viên môn địa lý Trường THCS Trần Văn Ơn (Q.1, TP.HCM), thì thoát khỏi hình ảnh “thầy giáo già, khó tính”.
Có những khi ở sân trường giờ ra chơi, bất chợt học trò chạy tới ôm thầy và nói: “Bụng thầy dạo này phát tướng quá, thầy phải tập thể dục đi nhé”. Có lúc bất ngờ trong “inbox” trên Facebook của thầy có học trò bỏ nhỏ: “Thầy bớt hút thuốc nhé, hơi thở của thầy hơi khó chịu”… Vì vậy không có gì ngạc nhiên khi cuối bài kiểm tra, có học sinh viết: “Thầy Hùng đẹp trai, con muốn 10 điểm. Con yêu thầy nhiều. Thầy Hùng is the best. Con cảm ơn thầy đã đọc”. Khi chấm bài học trò 9,5 điểm, thầy gửi lại lời phê: “Dù con có p/s (tái bút) nhưng sai kết một câu nên chỉ còn vậy thôi, con yêu!”.
Hiện đang có xu hướng một bộ phận giới trẻ VN sang Philippines học các khóa tiếng Anh ngắn hạn.
Có một số ý kiến cho rằng cư xử như vậy khiến học sinh “nhờn mặt” nhưng “thầy giáo già” Trường Trần Văn Ơn lại cởi mở: “Cần tôn trọng những thể hiện của học sinh. Các em đã phải rất tự tin với bài làm của mình chứ không phải học yếu mới viết những dòng chữ như vậy để xin điểm”. Từ đó, thầy Hùng chia sẻ: “Không nên xây dựng cho mình hình ảnh khiến học trò mỗi khi gặp đều tỏ ra khép nép, sợ sệt. Đừng sợ mình dễ dãi, quan trọng là cách mình cư xử với các em. Giờ đây các em đã gặp quá nhiều áp lực rồi, hãy giúp các em có cảm giác thoải mái trong việc học”.
Thầy Trần Văn Hùng cho biết: “Chỉ dạy những kiến thức học sinh cần vì hiện nay thế giới mạng quá rộng lớn, nhiều kiến thức trong sách giáo khoa quá lỗi thời, không giúp gì được cho học trò nữa rồi”. Tự nhận mình dạy môn phụ, học sinh ít quan tâm, nhưng thầy Hùng cho rằng đừng nên tự ái mà gây khó khăn với học trò.