02/11/2024

Chàng trai H’Mông làm giàu từ chưng cất tinh dầu

Nghề chưng cất tinh dầu không chỉ mang lại cho chàng trai người H’Mông Má A Nủ doanh thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm, mà còn giúp nhiều thanh niên có việc làm, thu nhập ổn định khi nhận trồng thảo dược cung cấp nguyên liệu sản xuất tinh dầu.

 

Chàng trai H’Mông làm giàu từ chưng cất tinh dầu

Nghề chưng cất tinh dầu không chỉ mang lại cho chàng trai người H’Mông Má A Nủ doanh thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm, mà còn giúp nhiều thanh niên có việc làm, thu nhập ổn định khi nhận trồng thảo dược cung cấp nguyên liệu sản xuất tinh dầu.




Má A Nủ giới thiệu sản phẩm tinh dầu tại hội chợ ở Hà Nội đầu tháng 4.2016	 /// Ảnh: Phan Hậu

 

Má A Nủ giới thiệu sản phẩm tinh dầu tại hội chợ ở Hà Nội đầu tháng 4.2016ẢNH: PHAN HẬU

Sinh ra trong gia đình nghèo, mồ côi cha và chỉ học hết lớp 9, Má A Nủ (22 tuổi, Chủ nhiệm Hợp tác xã H’Mông Cát Cát), là tấm gương nỗ lực vượt khó làm giàu khi có trong tay xưởng chưng cất tinh dầu lớn nhất xã San Sả Hồ, H.Sa Pa, tỉnh Lào Cai.
Bán sản phẩm trên mạng xã hội
Nghề chưng kết tinh dầu đến với Má A Nủ như một cơ duyên, từ lần tới chơi nhà bạn ở xã Bản Khoang (H.Sa Pa) cách đây hơn 3 năm. Khi đó, hàng chục hộ dân ở đây đang tham gia dự án học nghề chưng kết tinh dầu từ thảo dược. Sau thời gian thí điểm, người dân không còn được hỗ trợ nữa, phần lớn quay trở lại mưu sinh với nghề đi nương làm rẫy. Nghe bạn chia sẻ và tò mò trước một công việc chưa từng biết đến, Má A Nủ tìm đến nhiều hộ gia đình ở Bản Khoang học chưng cất tinh dầu. “Càng học càng mê vì nếu thành công mình sẽ có nghề nghiệp ổn định, không còn phải đi khắp nơi tìm việc làm thuê làm mướn như trước nữa”, anh nói.
Gần một năm rưỡi học chưng cất tinh dầu và thử nghiệm sản xuất, Má A Nủ nhận thấy nếu không đầu tư ở quy mô công nghiệp sẽ khó kiểm soát chất lượng, sản phẩm không thể có thương hiệu. Quyết tâm khởi nghiệp, chàng trai trẻ lập dự án thành lập Hợp tác xã H’Mông Cát Cát, thuyết phục các hộ gia đình từng học nghề chưng cất tinh dầu làm hội viên, còn mình nhận trách nhiệm tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm. “Khi ấy chẳng ai tin mình, phần vì mình còn trẻ, kinh nghiệm sản xuất chưa nhiều”, A Nủ kể lại. Chứng minh ý tưởng phát triển nghề chưng cất tinh dầu là dự án nghiêm túc, anh thuyết phục anh em họ hàng góp vốn, thế chấp tài sản vay ngân hàng đầu tư gần 300 triệu đồng xây nhà xưởng, mua sắm dây chuyền chưng cất tinh dầu.
Năm đầu tiên đi vào sản xuất, Má A Nủ cảm nhận áp lực luôn đè nặng trên vai mỗi ngày. Sản phẩm làm ra chỉ bán lẻ cho khách du lịch, cung cấp loanh quanh cho vài cơ sở kinh doanh dịch vụ nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe ở Sa Pa… nên sản xuất cầm chừng. Sau đó, anh tìm mọi cách tiếp thị sản phẩm đến khách du lịch trong và ngoài nước đến Sa Pa, gửi bán tại các điểm du lịch và còn đưa lên mạng xã hội nhờ bạn bè giới thiệu. A Nủ bất ngờ khi sản lượng tiêu thụ không ngừng tăng lên và đến năm thứ hai đã có chi nhánh phân phối ở ngoài địa bàn Lào Cai. “Ngoài hệ thống bán lẻ tại Sa Pa và 5 chi nhánh phân phối tinh dầu tại Hà Nội và TP.HCM, chúng tôi luôn có hợp đồng sản xuất cho gần 10 đơn vị nên các hội viên luôn có nguồn việc làm dồi dào”, anh tiết lộ.
Chàng trai H’Mông làm giàu từ chưng cất tinh dầu


Phát triển nghề trồng dược liệu
Gây dựng xưởng chưng cất tinh dầu đầu tiên ở bản Cát Cát, Má A Nủ có công lớn góp phần phát triển nghề trồng cây dược liệu tại xã San Sả Hồ, đặc biệt là khai thác nhiều loại cây dược liệu mới. Điển hình nhất là cây màn tang, chùa dù trước đây mọc nhiều như cây dại. Khi A Nủ nghiên cứu thành công quy trình chưng cất hai loại tinh dầu màn tang và chùa dù thì nó trở thành cây dược liệu có giá trị kinh tế cao.
Trên thị trường, cây chùa dù đang được thu mua với giá 5.500 đồng/kg, màn tang có giá trị cao hơn, khoảng 10.000 đồng/kg. Người dân từ chỗ khai thác chùa dù, màn tang sẵn có trong tự nhiên nay đã chủ động nhân giống đưa về trồng ở vườn nhà, nương rẫy.
Chàng trai H’Mông làm giàu từ chưng cất tinh dầu - ảnh 3
Nước thanh long sạch của hai chàng trai

Lớn lên cùng những vụ mùa thanh long, Mai Văn Tự và Nguyễn Nam Sơn (quê ở Bình Thuận) thấu hiểu được lý do vì sao có lúc người dân không bán được thanh long. Chính vì thế, họ đã cùng nhau nghiên cứu và tìm đầu ra cho loại trái cây này.
Trong năm đầu tiên mở xưởng chưng cất tinh dầu, Má A Nủ nhận thu mua dược liệu cho 5 hộ và đến nay đã tăng lên 12 hộ gia đình có liên kết trồng nguyên liệu theo các đơn hàng sản phẩm. Bên cạnh đó, anh chủ nhiệm hợp tác xã trẻ này tự mày mò nghiên cứu thành công quy trình trồng chăm sóc các loài cây thảo dược, có quy chuẩn về kích cỡ khi thu hoạch giúp quá trình chưng cất thu được nhiều tinh dầu hơn và cho chất lượng cao nhất. Có nhiều tinh dầu độc đáo nhờ chưng cất từ các loài dược liệu chỉ có ở Sa Pa, sản phẩm do Má A Nủ nghiên cứu sáng chế được Sở Công thương tỉnh Lào Cai lựa chọn là sản phẩm đặc trưng của tỉnh mang đi giới thiệu tại nhiều hội chợ, triển lãm giới thiệu hàng hóa sản phẩm trên toàn quốc.
“Nhìn lại sau hơn 3 năm khởi nghiệp, nghề chưng cất tinh dầu cho mình có cơ hội làm giàu và giúp nhiều hộ gia đình có sinh kế ổn định khi tham gia trồng dược liệu có thu nhập cao hơn so với cây trồng truyền thống. Sản phẩm tinh dầu dùng chăm sóc sức khỏe, chữa bệnh và làm đẹp có thị trường tiêu thụ rộng lớn. Nhưng để sản phẩm có giá trị cao, nghề sản xuất tinh dầu phát triển bền vững, chúng tôi chỉ tập trung phát triển sản phẩm được sản xuất từ nguyên liệu thiên nhiên”, A Nủ chia sẻ. Bạn đọc có thể chia sẻ, trao đổi cách phát triển nghề trồng dược liệu và chưng cất tinh dầu với Má A Nủ qua số điện thoại: 01646532302.

 

Phan Hậu