27/12/2024

Trung Quốc đổ tiền vào Campuchia, Bangladesh

Giới quan sát cho rằng với những cam kết tài chính mạnh tay, Trung Quốc hướng tới nâng tầm ảnh hưởng tại Campuchia và Bangladesh.

 

Trung Quốc đổ tiền vào Campuchia, Bangladesh

Giới quan sát cho rằng với những cam kết tài chính mạnh tay, Trung Quốc hướng tới nâng tầm ảnh hưởng tại Campuchia và Bangladesh.


 

 

 



Tổng thống Bangladesh Abdul Hamid đón Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 14.10	 ///  AFP

 

 

Tổng thống Bangladesh Abdul Hamid đón Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 14.10AFP

 

 

Sáng 14.10, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình rời Campuchia, kết thúc chuyến thăm nước này 2 ngày. Theo tờ The Phnom Penh Post, ông Tập đã có buổi hội đàm kéo dài gần 3 giờ đồng hồ với Thủ tướng Hun Sen vào tối 13.10. “Hai bên thảo luận về việc đẩy mạnh hợp tác như những người bạn thân nhất và đối tác chiến lược toàn diện”, ông Eang Sophalleth, phụ tá của Thủ tướng Hun Sen, tuyên bố và nhấn mạnh quan hệ Campuchia – Trung Quốc đang phát triển mạnh hơn bao giờ hết.
Trong 31 thỏa thuận được ký kết giữa hai bên có thoả thuận Trung Quốc cho Campuchia vay 237 triệu USD, xoá khoản nợ 89 triệu USD và cung cấp viện trợ quân sự trị giá 14 triệu USD, đồng thời nhập khẩu gạo từ 100.000 tấn/năm lên 200.000 tấn/năm.
Đáng chú ý, tuyên bố chung sau cuộc hội đàm đăng trên website của Bộ Ngoại giao Trung Quốc còn nhấn mạnh tranh chấp Biển Đông “không phải là vấn đề giữa Trung Quốc và ASEAN và nên được giải quyết thông qua đàm phán giữa các bên liên quan trực tiếp”. Thời gian qua, Campuchia bị cho là cố gắng ngăn cản ASEAN công kích Trung Quốc về Biển Đông cũng như phản đối hiệp hội đưa ra tuyên bố đề cập về phán quyết của Tòa trọng tài ở Hà Lan bác bỏ yêu sách “đường lưỡi bò” phi lý. Ngày 14.10, The Phnom Penh Post dẫn lời một số nhà quan sát cảnh báo rằng Campuchia đang có nguy cơ “trở thành quốc gia phụ thuộc”.
Sau khi rời Campuchia, ông Tập đến Bangladesh và trở thành vị chủ tịch Trung Quốc đầu tiên đến nước này trong 30 năm qua. Reuters dẫn lời giới chức nước chủ nhà cho biết chương trình nghị sự của chuyến thăm bao gồm Trung Quốc dự định tài trợ khoảng 25 dự án hạ tầng và xây dựng một cảng nước sâu tại Bangladesh. “Chuyến thăm của ông Tập sẽ lập mốc lịch sử mới. Một lượng thoả thuận kỷ lục trị giá khoảng 24 tỉ USD sẽ được ký kết”, một quan chức Bangladesh cho hay.
Theo giới quan sát, chuyến công du của ông Tập nằm trong nỗ lực của Trung Quốc gây dựng ảnh hưởng tới Bangladesh, quốc gia láng giềng có vị trí quan trọng đối với Ấn Độ. Tình hình này có thể sẽ khiến New Delhi lo ngại giữa lúc Bắc Kinh cũng tăng cường hiện diện ở một số nước trong khu vực như Nepal và Sri Lanka.
Kết thúc chuyến thăm Bangladesh 2 ngày vào hôm nay 15.10, ông Tập sẽ đến bang Goa, miền tây Ấn Độ để dự Hội nghị thượng đỉnh BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi).
Nga sẽ bán S-400 cho Ấn Độ
Ngày 14.10, báo The Times of India đưa tin Ấn Độ và Nga dự kiến ký kết 18 thoả thuận hợp tác nhân cuộc hội đàm giữa Thủ tướng Narendra Modi và Tổng thống Nga Vladimir Putin tại bang Goa vào hôm nay 15.10. Đáng chú ý nhất là việc Nga bán hệ thống tên lửa phòng không tối tân S-400 cho Ấn Độ với tổng trị giá gần 6 tỉ USD và thỏa thuận thành lập liên doanh sản xuất trực thăng đa nhiệm hạng nhẹ. Nếu không có gì thay đổi, Ấn Độ sẽ trở thành nước thứ hai mua S-400 của Nga sau Trung Quốc. Cuộc hội đàm diễn ra bên lề Hội nghị thượng đỉnh BRICS. AFP dẫn thông báo từ Điện Kremlin cho hay 2 nhà lãnh đạo sẽ tập trung thảo luận nhiều vấn đề trong quan hệ song phương, đặc biệt về kinh tế và thương mại.


 

Văn Khoa