25/12/2024

Đồng bằng sông Cửu Long mất mùa nước nổi

Các chuyên gia dự báo ĐBSCL lại thêm một năm “mất” mùa nước nổi và có nguy cơ đối mặt với tình trạng hạn mặn gay gắt khi mùa khô đang đến gần.

 

Đồng bằng sông Cửu Long mất mùa nước nổi

Các chuyên gia dự báo ĐBSCL lại thêm một năm “mất” mùa nước nổi và có nguy cơ đối mặt với tình trạng hạn mặn gay gắt khi mùa khô đang đến gần.




Đồng bằng sông Cửu Long mất mùa nước nổi

Chuyên gia khí tượng Lê Thị Xuân Lan cho biết bão số 4 vừa rồi gây mưa lớn ở khu vực nam Trung bộ – Tây nguyên (VN), nam Lào và Campuchia. Khu vực này gần ĐBSCL và chưa có đập thủy điện nên nước về được tới sông Tiền, Hậu.
Bên cạnh đó là đợt triều cường rằm tháng 7 (âm lịch) cao, đẩy nước từ biển vào các cửa sông, góp phần đẩy lượng nước sông ở khu vực đầu nguồn sông Tiền, Hậu tăng. Sau đó, triều rút dần và mực nước cũng hạ dần trở lại. So với năm 2015 thì mực nước năm nay có cao hơn một chút, nhưng so với trung bình nhiều năm thì vẫn còn thấp hơn rất nhiều.
 
 
Đồng bằng sông Cửu Long mất mùa nước nổi - ảnh 2
Hạn mặn tiếp tục như năm vừa rồi là điều 
gần như chắc chắn. Vì vậy, chính quyền phải tuyên truyền vận động người dân không được xuống giống để tránh thiệt hại do hạn mặn 
và thiệt hại nguồn lực đầu tư vào đó
Đồng bằng sông Cửu Long mất mùa nước nổi - ảnh 3
 
TS Dương Văn Ni (ĐH Cần Thơ)
 

Theo dự báo của các cơ quan chuyên môn, đỉnh lũ năm nay chỉ trên báo động (BĐ) 1 và dưới BĐ2, có khả năng xảy ra sau đợt triều cường rằm tháng 9 âm lịch. Thời điểm đó, ở khu vực nam Lào và Campuchia mùa mưa đã kết thúc, không còn nguồn cung nước cho ĐBSCL.

“Năm nay nước về trễ và lượng không nhiều, hay nói cách khác là năm nay ĐBSCL tiếp tục mất mùa nước nổi”, bà Lan nói.
PGS-TS Lê Anh Tuấn, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu (ĐH Cần Thơ), vừa trở về từ Lào cho biết mực nước trên sông Mê Kông Lào có tăng do cơn bão số 4 vừa rồi gây mưa lớn.
“Ở ĐBSCL trong vài ngày gần đây mực nước có tăng nhưng chưa đủ để tạo ra một mùa nước nổi theo quy luật thông thường. Đúng ra vào thời điểm này phải vào mùa lũ rồi”, ông Tuấn lo lắng.
Khẩn cấp chống hạn mặn
Bà Lan cũng cho biết thêm, lũ “đẹp” phải ở mức BĐ3 và trên BĐ3, có nghĩa là mực nước lũ phải trong khoảng 3,8 – 4 m, BĐ3 ở Tân Châu là 4,2 m. Khi đó nước về nhiều, mang theo phù sa bồi đắp cho đồng bằng, tôm cá tự nhiên nhiều tạo thêm sinh kế cho người dân mùa lũ. Mực nước về năm nay thấp, thuận lợi cho người dân trồng lúa ở vùng lúa không đê bao, nhưng đối với cả ĐBSCL sẽ là diễn biến bất lợi.
ĐBSCL sẽ phải tiếp tục đối mặt với tình trạng xâm nhập mặn và khô hạn gay gắt. “Tuy nhiên, do thời tiết đang chuyển dần sang phan lạnh – La Nina nên mùa mưa sẽ kết thúc muộn hơn năm ngoái. Trong tháng 11 – 12, Nam bộ có thể còn mưa trái mùa nên khô hạn sẽ không gay gắt như năm vừa rồi”, bà Lan nhận định.
Chuyên gia Nguyễn Hữu Thiện đồng tình với nhận định trên và cho rằng nước về trễ, ít, có nguyên nhân đầu tiên là mưa ít. Bên cạnh đó, các đập thuỷ điện cũng tác động cộng hưởng lớn. Nước ít nên họ phải tích nước để chuẩn bị phát điện vào mùa khô, nhất là khi mùa khô năm rồi quá gay gắt nên các đập ở thượng nguồn đã cạn nước.
TS Dương Văn Ni (ĐH Cần Thơ) cho rằng việc cần làm đầu tiên là đảm bảo nước ngọt phục vụ sinh hoạt của người dân, đặc biệt là các vùng ven biển. Các cấp chính quyền phải thông báo cho người dân tranh thủ hứng nước mưa dự trữ để phục vụ sinh hoạt mùa khô. Việc này phải làm sớm và nhanh, vì mùa mưa cũng sắp kết thúc. Việc thứ 2 là nước ngọt cho sản xuất.
“Hạn mặn tiếp tục như năm vừa rồi là điều gần như chắc chắn. Vì vậy, chính quyền phải tuyên truyền vận động người dân không được xuống giống để tránh thiệt hại do hạn mặn và thiệt hại nguồn lực đầu tư vào đó”, TS Ni khuyến cáo.
Theo TS Tuấn, các địa phương có thể lật lại “bản đồ” hạn mặn của năm ngoái ra tham khảo mức độ ảnh hưởng ra sao, nơi nào mặn, độ mặn bao nhiêu… để ứng phó tình trạng hạn mặn năm nay.
“Trên bản đồ đó, các địa phương có thể tăng giảm sai số khoảng 5 – 10%. Qua đó, cần lên kế hoạch ngay từ bây giờ để khuyến cáo người dân kế hoạch sản xuất, làm ngay chứ đừng trông chờ vào chỉ đạo hay kế hoạch từ trên xuống, nếu không sẽ không ứng phó kịp. Vừa rồi, tôi có đi thực tế và làm việc với lãnh đạo nhiều địa phương ở ĐBSCL, thấy hình như họ vẫn chưa rút ra được bài học kinh nghiệm gì sau đợt hạn mặn vừa qua, và đến thời điểm này vẫn chưa có kế hoạch ứng phó gì cho nguy cơ sắp tới. Đây mới chính là điều đáng lo nhất”, TS Tuấn nói.
So sánh mực nước cao nhất tháng 8 – 9 – 10 trong năm 2014, 2015 và 2016 (đơn vị là cm)

Chí Nhân