24/01/2025

Học văn bằng… Pokémon

Mới đây, cô Trịnh Thị Minh Hương, giáo viên dạy văn Trường THPT Phú Nhuận (TP.HCM), đã đưa phần mềm học văn qua game của mình vào giảng dạy.

 

Học văn bằng… Pokémon

Mới đây, cô Trịnh Thị Minh Hương, giáo viên dạy văn Trường THPT Phú Nhuận (TP.HCM), đã đưa phần mềm học văn qua game của mình vào giảng dạy.




Cô Hương hướng dẫn học trò sử dụng phần mềm học văn qua game

 /// Ảnh: N.V

Cô Hương hướng dẫn học trò sử dụng phần mềm học văn qua gameẢNH: N.V

Sáng kiến độc đáo
 
 
Học văn bằng… Pokémon - ảnh 1
Dạy văn không chỉ là dạy kiến thức mà còn bồi dưỡng nhân cách con người, rèn luyện những kỹ năng cần thiết, đồng thời các em còn phải tự nhận ra việc học không chỉ bó hẹp 
ở nhà trường mà còn trong cuộc sống
Học văn bằng… Pokémon - ảnh 2
 
Cô Trịnh Thị Minh Hương, giáo viên dạy văn Trường THPT Phú Nhuận
 

“Trong một lần dạy học trên lớp, tôi bắt gặp học sinh đang chơi game và chơi rất say sưa. Từ đấy, tôi nghĩ ra ý tưởng là làm sao để đưa niềm đam mê game của các em vào môn học của mình, và biến đam mê game sang một khuynh hướng giải trí lành mạnh hơn. Tôi bắt đầu nghiên cứu việc dùng game để viết một chương trình về văn học”, cô Hương lý giải nguyên nhân cho ra đời phần mềm giảng dạy độc đáo này.

Theo cô Hương, trong môn văn học cũng có những phần kiến thức khô khan, như những bài trong phân môn tiếng Việt của chương trình ngữ văn lớp 10. Chính vì thế, cô đã mạnh dạn biên soạn bài giảng Khái quát lịch sử tiếng Việt (sách ngữ văn lớp 10) dựa trên lối chơi và đồ họa của game Pokémon.
Trong game, các học sinh đóng vai một thí sinh đang “dùi mài kinh sử” để chuẩn bị cho kỳ thi trạng nguyên. Điểm xuất phát là phòng học bài, nơi cung cấp những dữ kiện bài học ban đầu để các thí sinh học và ghi nhớ. Các chướng ngại vật trong game là những nội dung phải ôn tập. Khi gặp chướng ngại vật, nhấn enter thì câu hỏi hiện ra. Trả lời đúng sẽ được đi tiếp, còn nếu sai thì phải quay lại phòng học để học lại.
Thông tin bài học được đưa vào khá linh hoạt. Các câu hỏi được cô đọng giúp học sinh nắm được ý chính một cách dễ dàng nhất. Trước mỗi tiết dạy, cô Hương cho học trò tải phần mềm về nhà để chơi (học và ôn tập kiến thức của bài học). Lên lớp, cô đặt ra những câu hỏi để kiểm tra xem các em nắm được bài đến đâu và giải đáp những thắc mắc từ phía các em.
Học văn bằng… Pokémon - ảnh 3

TIN LIÊN QUAN

Giảm áp lực cho giáo viên

Đánh giá học sinh theo các mức A, B, C; trao quyền chủ động cho giáo viên khi nhận xét… là những thay đổi đáng chú ý trong nội dung sửa đổi Thông tư 30 (đánh giá học sinh tiểu học) bắt đầu áp dụng từ năm học mới.


Học sinh hào hứng
“Như vậy tiết học sẽ không còn nặng nề nữa. Cũng không còn thấy các em ngáp ngủ vì ngao ngán. Mỗi tiết học bây giờ như một cuộc trò chuyện của cô và trò, cô hỏi trò đáp, trò thắc mắc cô trả lời”, cô Hương chia sẻ.
Để làm được ứng dụng này, trước tiên cô Hương tổ chức một cuộc khảo sát. Cô đã đặt ra 3 câu hỏi cho học sinh: “Các em có thích chơi game không?”, “Các em có muốn học bài lịch sử phát triển tiếng Việt theo kiểu truyền thống?”, “Các em có muốn học nội dung trên bằng game?”. Qua đó, có 90,4% học sinh đồng ý học văn qua game.
Học văn bằng… Pokémon - ảnh 4

TIN LIÊN QUAN

Cô gái thủ khoa khối A chia sẻ bí quyết học tập

“Sau khi kết thúc kỳ thi, em tham khảo đáp án của Bộ GD-ĐT và ước tính điểm số khoảng 28-29. Nhưng em không thể ngờ mình có thể trở thành thủ khoa khối A kỳ thi THPT quốc gia năm nay”, Trần Quỳnh Trang nói.


Cô Hương cũng cho hay hiện nay nhiều phụ huynh còn có định kiến về game, nếu thấy con chơi game thì sẽ không ủng hộ nên cô đã thăm dò ý kiến của phụ huynh trước khi áp dụng cách dạy này. Đa phần phụ huynh đồng ý vì cho rằng đây là cách dạy và học có hiệu quả.
Điểm cộng của cách dạy này không chỉ giúp học sinh hứng thú để học tốt hơn môn văn mà thêm vào đó cô Hương đã lồng ghép vào nhiều kỹ năng sống cần thiết cho các em, như kỹ năng ứng phó và vượt qua khó khăn, kỹ năng giao tiếp bằng cách lồng ghép vào các đoạn hội thoại… Bên cạnh đó là không gian của thư viện, nơi mà trên đường đi ôn luyện, các “sĩ tử” trong game phải ghé vào tìm và tra cứu tài liệu để vượt qua chướng ngại vật. Đưa bối cảnh này vào, cô Hương muốn nhắc nhở học trò về thói quen đọc sách ở thư viện.


“Dạy văn không chỉ là dạy kiến thức mà còn bồi dưỡng nhân cách con người, rèn luyện những kỹ năng cần thiết, đồng thời các em còn phải tự nhận ra việc học không chỉ bó hẹp ở nhà trường mà còn trong cuộc sống”, cô Hương tâm sự.
Là một giáo viên dạy văn nên để làm được phần mềm game này, cô Hương gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, bằng đam mê và nhiệt huyết luôn muốn thay đổi cách dạy của bản thân, giờ đây ứng dụng dạy văn qua game của cô Hương đã nhận được nhiều hiệu ứng tích cực từ phía học trò.
“Học như thế này tụi em rất dễ nhớ. Học mà như chơi nên chẳng phải căng thẳng mà lại nhớ lâu nữa. Cứ mỗi lần cô Hương hỏi bài là trong đầu em lại hình dung đến những chướng ngại vật mình đã vượt qua trong game. Đấy cũng là những nội dung chính của bài học. Nếu môn nào cũng được học như thế này thì tốt biết nhường nào”, Phan Vy Khánh Loan, học sinh lớp 10A10 Trường THPT Phú Nhuận, hồ hởi chia sẻ.


“Tôi đánh giá rất cao những sáng tạo của cô Hương. Đặc biệt là phần mềm học văn qua game, bởi cô đã dám mạnh dạn đưa chính đam mê của các em học sinh, mà nhiều người vẫn hay định kiến để áp dụng vào việc dạy của mình. Năm tới, trường sẽ áp dụng mô hình này cho toàn trường và cho tất cả các bộ môn”, cô Đặng Thị Yến, Hiệu trưởng Trường THPT Phú Nhuận, nhìn nhận.
Tái hiện đoạn văn bằng tranh vẽ
Trước đây, cô Hương cũng đã được nhiều học trò yêu mến với những sáng tạo hữu ích của mình. Trong đó có dự án “Vẽ để học văn”, đây là dự án đánh dấu bước thành công ban đầu của cô giáo trẻ. Học sinh tái hiện một đoạn văn tâm đắc nhất từ những tác phẩm văn học dân gian bằng tranh vẽ.
“Một phần giúp phát huy năng khiếu cá nhân của học sinh, một phần muốn vẽ được một tác phẩm tranh mà có thể lột tả hết thần thái của nhân vật cũng như diễn biến câu chuyện thì buộc các em phải nắm thật vững, hiểu thật sâu tác phẩm văn học đó. Chính vì thế, hoàn thành một tác phẩm tranh cũng đồng nghĩa với việc các em đã hiểu được tác phẩm văn học đó”, cô Hương cho hay.
Bên cạnh đó, cô Hương còn lập trang Facebook “Văn học là nhân học” để hỗ trợ việc học văn cho học sinh ngoài giờ lên lớp.


 

Nữ Vương