26/12/2024

Thổ Nhĩ Kỳ bao vây căn cứ NATO

Hàng ngàn cảnh sát vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ bất ngờ đến “canh chừng” một căn cứ của NATO, gây ra đồn đoán có âm mưu đảo chính mới.

 

Thổ Nhĩ Kỳ bao vây căn cứ NATO

Hàng ngàn cảnh sát vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ bất ngờ đến “canh chừng” một căn cứ của NATO, gây ra đồn đoán có âm mưu đảo chính mới.




Chiến đấu cơ F-16 của Mỹ trong một lần xuất hiện tại căn cứ không quân Incirlik /// Reuters

Chiến đấu cơ F-16 của Mỹ trong một lần xuất hiện tại căn cứ không quân IncirlikREUTERS


Ngày 31.7, Sputnik đưa tin khoảng 7.000 cảnh sát vũ trang cùng nhiều xe hạng nặng đã được huy động đến bao vây, chặn các lối ra vào của căn cứ không quân Incirlik ở tỉnh Adana thuộc miền nam Thổ Nhĩ Kỳ.
Không có vấn đề gì?
Incirlik là căn cứ chính của NATO ở Thổ Nhĩ Kỳ, được lực lượng Mỹ sử dụng cho cuộc chiến chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS). Tại đó, Mỹ còn để từ 50 – 90 vũ khí hạt nhân chiến thuật, theo Sputnik.
Căn cứ Incirlik được truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ “chú ý” kể từ sau cuộc đảo chính bất thành ngày 15 – 16.7 của một nhóm binh sĩ, khiến 237 người thiệt mạng và hơn 2.100 người bị thương. Dù vụ đảo chính chủ yếu xảy ra ở thủ đô Ankara và TP.Istanbul, không phận xung quanh căn cứ Incirlik vẫn bị đóng cửa trong vài ngày và điện bị cắt một tuần, buộc binh sĩ Mỹ phải dùng máy phát điện dự phòng.
Bộ trưởng phụ trách vấn đề châu Âu của Thổ Nhĩ Kỳ Omer Celik hôm qua 31.7 khẳng định có “việc kiểm tra an ninh tổng thể” và “không có vấn đề gì” ở căn cứ Incirlik, theo Sputnik. Một phát ngôn viên quân đội Mỹ tại Incirlik cho hay không thấy có sự gia tăng hiện diện của cảnh sát xung quanh căn cứ. Còn một số nguồn tin từ Thổ Nhĩ Kỳ tiết lộ với Reuters rằng an ninh tại Incirlik được thắt chặt trước khi Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ Joseph Dunford đến thăm vào ngày 31.7 (giờ địa phương), vài ngày sau khi nhiều người ủng hộ Tổng thống Tayyip Erdogan xuống đường biểu tình chống Mỹ và kêu gọi đóng cửa căn cứ.
 
Trong khi đó, việc thắt chặt an ninh tại Incirlik dẫn đến nhiều tin đồn xuất hiện trên các trang mạng xã hội rằng có âm mưu đảo chính mới. Tờ Hurriyet còn loan tin cảnh sát chống khủng bố Thổ Nhĩ Kỳ đã nhận tin báo tín đồ của giáo sĩ Fethullah Gulen, người đang sống lưu vong ở Mỹ, đã lập mưu đảo chính lần 2, buộc họ phải đặt trong tình trạng báo động. Ông Gulen trước đó đã lên tiếng bác bỏ cáo buộc đứng sau vụ đảo chính.
Chính quyền “thanh lọc”
Tuy nhiên, chiến dịch “thanh lọc” của chính quyền Ankara sau đảo chính vẫn tập trung vào những đối tượng bị cho có liên quan đến giáo sĩ Gulen.
Ngày 31.7, Hãng thông tấn Anadolu loan tin giới chức đã sa thải 1.389 người trong các lực lượng vũ trang bị tình nghi có mối liên hệ với ông Gulen. Cùng ngày, Ankara ban hành 3 nghị định cải tổ quân đội nhằm đưa lực lượng này nằm dưới sự kiểm soát chặt chẽ của chính phủ. Theo đó, lục quân, không quân và hải quân sẽ báo cáo trực tiếp với Bộ Quốc phòng, thay vì tổng tham mưu trưởng quân đội như trước. Ngoài ra, tất cả trường, học viện quân sự bị đóng cửa và một trường đại học quốc phòng vừa được thành lập dưới sự quản lý của Bộ Quốc phòng, theo Anadolu.
Tính đến nay đã có trên 18.000 người bị bắt giam vì liên quan đến đảo chính, trong đó có hơn 10.000 người trong quân đội, gồm cả 178 vị tướng, theo CNN. Ngoài ra còn có 1.700 quân nhân, 40% tướng, đô đốc và 66.000 nhân viên thuộc các ngành khác bị cho nghỉ việc hoặc mất chức. Trước tình trạng chính quyền Ankara mạnh tay “thanh lọc” như trên, nhiều đồng minh phương Tây của Thổ Nhĩ Kỳ đã bày tỏ quan ngại, dù họ lên án vụ đảo chính, theo Reuters.

 

Văn Khoa